Đặt mua cả đàn gà, vườn rau đưa về phố
Ám ảnh thực phẩm bẩn lọt vào bữa cơm gia đình, gần đây, chị em thành thị nhà có điều kiện rủ nhau về quê tìm những vườn sau, đàn gà sạch của các hộ gia đình trồng, chăn nuôi để đặt mua đem lên thành phố.
Nhiều người thay phiên nhau về quê gom thực phẩm sạch, đặc biệt có những gia đình còn đặt mua cả đàn gà, vườn rau.
Mùa nào thức ấy
Chị Nguyễn Thùy Linh ở Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) sau nhiều năm xây dựng gia đình và lập nghiệp ở thủ đô, chị ngày càng kinh hãi một số loại thực phẩm bẩn trà trộn, bày bán ngoài chợ. Vì thế, gần một năm nay, nhất là từ khi cho con ăn dặm – chị hạn chế mua đồ ngoài chợ. Thực phẩm hàng ngày dùng cho gia đình 10 phần thì có tới 9 phần được mua từ quê ra.
Chị cho biết, về quê ở Phú Thọ, nhà nào cũng có vườn rau, đàn gà tự nuôi theo cách rau sạch không phun thuốc trừ sâu, gà sạch không cám công nghiệp, chỉ ăn thóc gạo… để gia đình họ ăn.
“Nhiều nhà ăn không hết, đem ra chợ bán trong khi gia đình mình đang phải tìm kiếm nguồn thực phẩm sạch dùng hàng ngày. Thấy thế, mình ngỏ ý đặt mua cả đàn gà, còn rau sạch tại vườn lúc nào cần thì điện họ cắt và gửi cho. Giá cả tùy theo thị trường, nhưng để đảm bảo nguồn hàng mình thỏa thuận sẽ đặt cọc tiền và trả cao hơn 2 giá so với ngoài chợ bán”, chị Linh tiết lộ.
Video đang HOT
Bây giờ, chị không phải rau xanh hàng ngày. Mùa nào thức ấy, từ rau muống, rau dền, rau ngót cho tới bầu bí, quả chanh… đều mang từ quê ra, đủ cả. Vườn họ trồng rau gì họ gửi ra cho rau đó. Nhưng với đàn gà lại khác. Chị đặt cọc mua cả đàn, gà thịt lớn khoảng 2kg mới lấy còn trứng gà ta cứ được 2 chục quả gửi lên một lần.
“Thi thoảng họ gửi lên nhiều, dùng không hết mình lại chuyển qua chia cho anh chị bên nhà chồng cùng ăn”, chị Linh cho hay.
Chị Thu Thủy ở Đội Cấn (Ba Đình) cũng nói rằng gia đình chị cũng đang đặt mua cả đàn gà của hàng xóm sát vách với nhà bố mẹ chồng ở quê. Họ nuôi gối nhau, gà mái đẻ trứng cho ấp lấy giống gà con để nuôi lớn luôn. Nhờ đó, gia đình chị có gà ăn quanh năm không phải lo lắng.
“Rau xanh bố mẹ trồng đầy vườn, còn các loại thực phẩm khác như cá, thịt… nhờ mua hộ. Mọi thứ đều được chuyển lên hàng tuần vào chủ nhật, ở Hà Nội chỉ cần ra bến xe lấy. Tuy hơi mất công nhưng đây là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình”, chị Thủy nói.
Thay nhau về quê gom thực phẩm sạch
Không có điều kiện về tiền bạc để đặt mua cả vườn rau, đàn gà nhưng thời gian vào cuối tuần thì lại khá dư giả, nhiều bạn trẻ là sinh viên, người mới đi làm ở thành phố đã lên kế hoạch phân công thay phiên nhau về quê mỗi tuần để gom đủ các loại thực phẩm sạch làm ăn đủ trong một tuần.
Chị Kiều Liên ở Nhân Mỹ (Mỹ Đình) chia sẻ, vì đang chăm con nhỏ nên lúc nào cũng rất cần nguồn thực phẩm sạch để đảm bảo sức khỏe cho con. Nhưng cảnh đi ở trọ nhà chật, chị chẳng thể tận dụng được chỗ nào để trồng rau vào hộp xốp như mọi người bày nên cách duy nhất là nhờ bố mẹ ở quê cung cấp nguồn rau sạch hàng tuần.
“Hàng tuần, vào ngày thứ 5 hay thứ 6 mình hoặc chồng điện về cho gia đình ở quê cần những loại thực phẩm nào để nhà chuẩn bị, tới sáng chủ nhật thì ra bến xe lấy hàng ở quê gửi lên. Từ rau xanh đến quả chanh, củ tỏi chẳng thiếu thứ gì cả. Tuy nhiên rau củ không được phong phú như ngoài chợ ở đây bởi quê thì mùa nào thức ấy, không có các loại rau, quả trái mùa nhưng chất lượng thì hoàn toàn yên tâm”, chị Kiều Liên nói.
Tương tự, Lê Văn Quân – sinh viên năm 3 ĐH Quốc gia Hà Nội, kể rằng phòng trọ có ba anh em thuê chung nhau, mỗi người một quê. Hai anh ở cùng đi làm suốt ngày chỉ còn em trai, chuyện chợ búa không sành lắm, cộng với hàng hóa bán ngoài chợ giờ chẳng biết chất lượng thế nào. “Thế nên, mỗi lần về quê bọn em mua đủ thứ từ thịt, trứng, cá cho đến rau quả… không thiếu thứ gì, đem lên Hà Nội cất tủ lạnh ăn cả tuần”, Quân nói.
Quân còn cho hay: “Hiện các bạn cùng lớp em quê ở gần Hà Nội như Hòa Bình, Hưng Yên, Hà Nam… cũng thường xuyên về quê gom thực phẩm đem lên ăn dần”.
Theo Dantri
Hà Nội: Sắp có cầu cạn cao tốc nghìn tỷ dài 6 km
Tuyến cầu cạn trên cao dài 6km, có tốc độ thiết kế 100 km/h này sẽ kéo dài từ cầu vượt Mai Dịch đến Nam Thăng Long.
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải về việc thống nhất phương án thiết kế hướng tuyến Dự án xây dựng cầu cạn trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long.
Theo đó, cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long dài khoảng hơn 6km, được thiết kế theo hình thức đường cao tốc đô thị loại A, với tốc độ chạy xe theo thiết kế là 100km/h.
Tuyến đường có bề rộng mặt cắt ngang khoảng 24m, bao gồm: Phần đường cho xe chạy 4 làn rộng 4x3.75m; dải dừng xe khẩn cấp hai bên rộng 2x2,5m; dải phân cách trung tâm rộng 1,5m; dải an toàn rộng 2x0,75m...
Tuyến cầu cạn có điểm đầu tại nút giao Mai Dịch và điểm cuối nằm trên tim đường Phạm Văn Đồng hiện nay.
Hà Nội sắp xây cầu cạn trên cao dài hơn 6km từ Mai Dịch - Nam Thăng Long.
Theo đề xuất của Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông vận tải) để xây dựng tuyến cầu cạn cao tốc trên sẽ phải mất khoản kinh phí 6.000 tỷ đồng; trong đó chi phí xây dựng khoảng hơn 3.657 tỷ đồng, chi phí khác hơn 548 tỷ đồng...
Nguồn vốn đầu tư của dự án dự kiến sử dụng vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng trong nước.
Được biết, theo liên danh tư vấn cho dự án, đến tháng 3/2015 mới có thể lập và phê duyệt chi tiết dự án và đến tháng 7/2016 sẽ hoàn thành giai đoạn đấu thầu.
Sau đó, công trình sẽ được khởi công vào tháng 8/2016 và sẽ hoàn thành để đưa vào khai thác vào tháng 7/2019.
Theo vietbao
Nỗi tuyệt vọng của xóm bắp ngô sau tin luộc bằng pin Thông tin ngô (bắp) luộc bằng pin, muối diêm, bột nhừ gây hại cho sức khỏeđã khiến những vòng quay của hơn 300 chiếc xe ngô thường rong ruổi trên phố phường Hà Nội của xóm ngô khoai Đồng Bát (Mai Dịch, Hà Nội) có nguy cơ phải dừng lại. Những ngày này, xóm ngô luộc buồn thiu, không khí nặng nề do...