‘Đặt ga tàu điện ngầm sát hồ Gươm là không ổn’
Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, ga tàu điện không làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực hồ Gươm, trong khi nguyên lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội nói nhà ga sẽ ảnh hưởng tới không gian lễ hội của hồ.
Trao đổi với VnExpress, KTS Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết, sau khi xem đồ án quy hoạch tuyến tàu điện Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo do JICA nghiên cứu, ông thấy ga tàu điện ngầm trên phố Đinh Tiên Hoàng (phía trước EVN Hà Nội) không ảnh hưởng cảnh quan chung của hồ Gươm.
“Đường lên xuống tàu điện chỉ có một mái nhô lên khoảng 3 m không ảnh hưởng cảnh quan khu phố cổ. Mỗi lần có khoảng 300 người đi vào ga để lên tàu nên số lượng không lớn, không ảnh hưởng tới trật tự đô thị”, ông Vạn nói.
Dự kiến đường đi của tuyến metro chạy qua hồ Gươm. Ga C9 sẽ nằm cạnh ngã ba Trần Nguyên Hãn – Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: Google Maps.
Tuy nhiên, KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội lại cho rằng, hồ Gươm là khu đặc thù, được Thủ tướng phê duyệt là khu hành chính, chính trị của thủ đô Hà Nội. Không gian lễ hội, tâm linh, đất cây xanh không nhiều, do đó không nên đặt công trình giao thông vào. Còn nếu xây dựng thì phải nghiên cứu kiến trúc để hài hòa với cảnh quan.
Cũng theo ông Nghiêm, quy hoạch tại hồ Gươm hiện không có tàu điện nên các cơ quan có thẩm quyền phải điều chỉnh quy hoạch. Các trục đường quanh hồ như Đinh Tiên Hoàng, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Khay đều được xác định là tuyến phố đi bộ nên bố trí ga tàu điện tại đây có thuận lợi cho người đi bộ, song tương lai không thuận tiện cho những hành khách di chuyển bằng ôtô, xe máy.
“Rất nhiều công trình xây dựng quanh hồ Gươm đã không được dư luận đồng tình, chính quyền đã phải hủy bỏ. Theo tôi cần nghiên cứu đặt ga tàu điện ra khu vực phố Trần Hưng Đạo hoặc các tuyến phố khác rộng hơn”, ông Nghiêm nói.
Video đang HOT
Bên trong ga tàu điện ngầm ở Singapore. Ảnh: Khánh Chi.
Cùng chung quan điểm, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, xây dựng ga tàu điện ngầm phụ thuộc khả năng tiếp cận và đầu mối giao thông liên kết như các tuyến buýt, taxi, xe ôm… Và một chuyến tàu điện không chỉ chở nhiều người mà còn liên kết với các chuyến khác trong tương lai nên người đến đó rất đông. Trong tương lai, ga tàu điện còn được liên kết với hệ thống ngầm khác như bãi đỗ xe, siêu thị ngầm nên sẽ tập trung nhiều người.
Trong khi đó, khu vực quanh hồ Gươm hiện rất chật chội với nhiều công trình xây dựng nên không đủ không gian cho các phương tiện khác tiếp cận. “Nếu chỉ tìm một khu vực thuận tiện cho người đi ngắm bờ hồ thì không phải. Tôi thấy đặt ở sát hồ Gươm là không ổn, cần quy hoạch và tính toán lại các khu vực khác có không gian hơn như quảng trường Nhà hát lớn”, ông Liêm bày tỏ.
Chuyên gia này cũng lo ngại về tầm nhìn của các công trình hàng chục tỷ USD vì hiện nay các công trình của ngành nào đưa ra thường không liên kết với các ngành khác. Và ông Liêm nhấn mạnh: “Các công trình lớn đòi hỏi tư duy của lãnh đạo có tầm để sau này không lãng phí”.
Ngày 22/2, UBND TP Hà Nội chấp thuận đề xuất của Sở Quy hoạch Kiến trúc về việc đặt nhà ga C9 (tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo) phía trước Tổng công ty Điện lực Hà Nội trên phố Đinh Tiên Hoàng. UBND Hà Nội yêu cầu Sở này khẩn trương hoàn thiện quy hoạch mặt bằng phần đi ngầm để trình thành phố phê duyệt trong quý 1 năm 2013.
Điểm đầu của tuyến xuất phát tại Nam Thăng Long (khu đô thị Ciputra), theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài – Hoàng Quốc Việt – Hoàng Hoa Thám – Thụy Khuê – Phan Đình Phùng – Hàng Giấy – Hàng Đường – Hàng Ngang – Hàng Đào – Đinh Tiên Hoàng – Hàng Bài – điểm cuối giao với phố Trần Hưng Đạo. Toàn tuyến có 10 nhà ga (3 ga trên cao và 7 ga ngầm).
Theo VNE
Đề xuất phương án cho nghĩa trang an táng cán bộ cấp cao
Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội vừa có báo cáo UBND TP.Hà Nội về địa điểm nghĩa trang mới để an táng cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước khi từ trần và nhà tang lễ quốc gia trên địa bàn thành phố.
Theo đó, Sở đề xuất hai địa điểm xây dựng nghĩa trang quốc gia gắn với hai trục giao thông lớn nhất của thành phố: địa điểm 1 tại xã Yên Trung, H.Thạch Thất với hướng tiếp cận từ đại lộ Thăng Long; địa điểm 2 là nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng với hướng tiếp cận từ quốc lộ 32.
Về địa điểm xây dựng nhà tang lễ quốc gia, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đề xuất hai phương án, dựa trên quan điểm nhà tang lễ quốc gia phải gắn với nghĩa trang quốc gia thông qua các trục giao thông quan trọng của thành phố.
Địa điểm 1 dự kiến đặt tại khu vực Phú Diễn - Minh Khai, phía nam khu công nghệ cao sinh học Hà Nội để an táng tại nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng với hướng tiếp cận từ quốc lộ 32 hiện có, trục Hồ Tây - Ba Vì.
Địa điểm 2 dự kiến đặt tại khu đô thị mới Tây Mỗ - Đại Mỗ do liên doanh Vinaconex-Viettel làm chủ đầu tư, đang được Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, có vị trí tiếp giáp đường gom đại lộ Thăng Long, thuận lợi về mặt giao thông để đưa thi hài an táng tại nghĩa trang quốc gia dự kiến đặt tại xã Yên Trung, H.Thạch Thất.
Tuy nhiên, theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, địa điểm thứ 2 xét về quá trình vận hành tang lễ đặt tại vị trí phía nam là chưa phù hợp với hướng tiếp cận từ khu vực nội đô đi vào nghĩa trang Yên Trung, do đó, Sở đề nghị nghiên cứu xây dựng nhà tang lễ quốc gia tại phía Bắc để thuận tiện về mặt giao thông.
Về hai phương án cụ thể cho địa điểm xây dựng nghĩa trang quốc gia, Sở cũng có đánh giá thuận lợi, khó khăn cũng như ưu, nhược điểm. Tại địa điểm nghĩa trang Yên Kỳ, Sở đánh giá, đây là nơi có quỹ đất phù hợp khả năng, đáp ứng yêu cầu của nghĩa trang quốc gia, thuận lợi về giao thông, dễ đạt được sự đồng thuận của nhân dân trong khu vực triển khai.
Song, nhược điểm là việc an táng tại đây có lộ trình xa, di chuyển qua nhiều khu vực tập trung dân cư nên dễ xảy ra xung đột giao thông, đặc biệt khi có đám tang của nhân dân được thực hiện cùng thời điểm.
Còn địa điểm thứ hai tại khu vực xóm Hương, xã Yên Trung, Thạch Thất có địa hình thung lũng, một hướng mở, dễ kiểm soát những ảnh hưởng bất lợi đến cảnh quan và môi trường, hơn nữa lại nằm trong vùng dự kiến xây dựng nghĩa trang mới theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng phê duyệt.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc đánh giá, hai địa điểm được đề xuất nói trên phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt, đảm bảo khoảng cách cách ly và có tính khả thi cao, song cần phải đảm bảo chính xác về số liệu nên Sở đề nghị khảo sát kỹ hơn số hộ cần di dời trong phạm vi xây dựng và phạm vi ảnh hưởng.
Về địa điểm xây dựng nhà tang lễ quốc gia, có bốn đề xuất: một là vị trí với diện tích 5,5 ha tại xã Minh Khai, H.Từ Liêm, giáp đường Văn Tiến Dũng để kết nối với nghĩa trang Yên Kỳ theo quốc lộ 32 hoặc trục tây Thăng Long kết nối nghĩa trang Yên Trung theo trục Hồ Tây - Ba Vì; địa điểm 2 đề xuất tại khu Tây Mỗ, H.Từ Liêm, nằm ở phía Bắc đại lộ Thăng Long phía tây đường 70, quy mô quỹ đất có thể khai thác là 5,5 ha; địa điểm 3 đề xuất tại khu vực Đại Mỗ, H.Từ Liêm phía nam đại lộ Thăng Long với tổng quy mô quỹ đất có thể khai thác khoảng 3,5 ha nằm trong phạm vi ranh giới quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Tây Mỗ, Đại Mỗ; địa điểm 4 được đề xuất là xã Song Phương, H.Hoài Đức theo tuyến kết nối nghĩa trang tại xã Yên Trung với quy mô 5,5 ha.
Trong số này, địa điểm 1 phù hợp để an táng tại nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng, còn địa điểm 2 và 4 phù hợp để an táng tại nghĩa trang ở xã Yên Trung, H.Thạch Thất.
Tuy nhiên, theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, để tránh ảnh hưởng đến dự án đầu tư xây dựng đã được thành phố chấp thuận về chủ trương, địa điểm 4 là phù hợp nhất.
Theo TNO
Thiết kế tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội bị chê Đường tàu trên cao có thể phá vỡ không gian đô thị, kết cấu thân trụ đặc dạng chữ T sẽ bất lợi khi xảy ra động đất bởi Hà Nội nằm trong vùng động đất cấp 7. Tuyến tàu điện được thiết kế dài 12,5 km, đoạn trên cao dài 8,5 km bắt đầu từ Nhổn, chạy dọc quốc lộ 32 qua...