Đặt đầu đũa vừa rửa trong ống đũa hướng lên hay chúc xuống, tuổi thọ của đũa là bao lâu để không ảnh hưởng đến sức khỏe?
Vì đũa được sử dụng quá thường xuyên, mọi người cần chú ý đặc biệt đến việc sử dụng đũa. Sau khi làm sạch, chúng nên được đặt trong ống đũa như thế nào và dùng trong bao lâu thì tốt cho sức khỏe?
Đũa là một trong những dụng cụ ăn uống quan trọng nhất trong các bữa ăn hàng ngày đối với người Châu Á. Chính vì nó được sử dụng quá thường xuyên như vậy nên đó cũng có thể trở thành con đường để các loại bệnh tật xâm nhập vào cơ thể nếu chúng ta không có sự quan tâm hợp lý.
Sau khi rửa đũa, nhiều người có thói quen để đũa vào ống đũa một cách ngẫu nhiên, “chiếc chổng lên, chiếc chúc xuống”. Tuy nhiên, điều này thực chất lại là một thói quen không hề lành mạnh.
Trong khi đó, đũa gồ là loại đũa được sử dụng rất phổ biến ở mọi gia đình. Mọi người thường quan niệm rằng nếu đũa không bị gãy hay mốc thì có thể sử dụng nó cả đời. Và tất nhiên điều này cũng hoàn toàn sai.
Nên đặt đầu đũa vừa rửa vào ống đũa hướng lên hay chúc xuống?
Thông thường đũa được sử dụng có thể làm sạch bằng cách làm sạch vi khuẩn và thức ăn còn bám lại trên nó. Sau khi rửa xong, đũa nên được đặt ống đũa như một nơi vừa cất trữ đũa nhưng cũng có tác dụng giữ cho đũa khô, ráo nước.
Tuy nhiên, nhiều ống đũa rất bẩn, có rất nhiều vi khuẩn, nấm mốc và các bụi bẩn bếp bên trong đó. Nước còn đọng lại ở trên đũa trộn lẫn với các chất bẩn này sẽ làm cho ống đũa càng sản sinh nhiều vi khuẩn hơn. Lúc này, nếu bạn đặt đầu đũa mới rửa chúc xuống, đũa sẽ tiếp xúc trực tiếp với lượng lớn vi khuẩn này.
Sau khi đũa bị nhiễm bẩn sẽ có nấm mốc kèm theo đó là chất Aspergillus flavus, một trong những chất gây ung thư hàng đầu hiện nay. Nếu thường sử dụng đũa như vậy, nó sẽ gây hại cho cơ thể, đặc biệt là dạ dày, gan và thận.
Đũa sau khi rửa nên khử trùng, làm khô và đặt đầu đũa hướng lên trong ống đũa là tốt nhất.
Ngược lại, khi đũa mới rửa được đặt hướng lên trên trong ống đũa, nó có thể tránh bị nhiễm bẩn. Dù vậy, bạn cũng nên nhắc nhở mọi người thường xuyên vệ sinh ống đũa để loại bỏ bụi và vi khuẩn và giúp đũa sạch hơn.
Nếu điều kiện cho phép, tốt nhất là bạn nên khử trùng và làm khô đũa trước khi đặt chúng vào ống đũa. Việc này có thể giúp bạn loại bỏ vi khuẩn E. coli và nấm mốc bên trong.
Video đang HOT
Ngoài vấn đề đặt đũa trong ống sao cho lành mạnh, tuổi thọ của đũa cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe mà chúng ta cũng cần phải chú ý.
Tuổi thọ của các loại đũa?
Đũa không thể được sử dụng vĩnh viễn, chúng cũng có tuổi thọ nhất định, điều mà trước nay nhiều gia đình vẫn hiểu sai.
Đũa gỗ là loại phổ biến nhất, dễ sử dụng và bền. Tuy nhiên, trên thực tế, tuổi thọ của loại đũa này lại là ngắn nhất. Có nhiều người sử dụng một đôi đũa gỗ trong nhiều năm bởi thấy nó không hề bị gẫy, mũn hay mốc, nhưng đó là thói quen này không tốt.
Đũa gỗ được sử dụng mỗi ngày có tuổi thọ khoảng 3 tháng đến nửa năm, tức tuổi thọ dài nhất của nó không thể vượt quá 6 tháng. Đặc biệt, một số đũa đã bị hỏng, mốc thì tuyệt đối không thể sử dụng được nữa vì nó rất có hại cho sức khỏe.
Đũa inox không có khả năng cách nhiệt và rất dễ bị nóng khi ăn.
Đũa gỗ dễ bị nấm mốc nên có những người sẽ dùng đũa inox để thay thế. Tuy nhiên, những chiếc đũa này không có khả năng cách nhiệt và rất dễ bị nóng khi ăn, vì vậy hãy cẩn thận khi dùng nó. Ngoài ra còn có một số đũa bằng thép không gỉ rỗng, hãy chú ý khi sử dụng bởi nó có thể bị biến dạng, có những góc sắc nhọn làm xước khóe miệng. Khi mua đũa inox, chúng ta phải nhớ chọn đũa chất lượng cao, thép không gỉ sẽ an toàn hơn.
Đũa inox chất lượng cao có thể được sử dụng trong một thời gian dài. Miễn là đũa không tệ, chúng có thể được sử dụng mọi lúc. Nếu đũa thép không gỉ rỗng bị biến dạng, chúng không còn có thể được sử dụng và cần phải được thay thế.
Covid-19 rồi đây có "sống chung hiền lành" với con người như cúm mùa, cảm lạnh không?
TS Phạm Hùng Vân - Chủ tịch Hội Vi sinh lâm sàng TP.HCM cho rằng, virus gây ra bệnh Covid-19 không thể sống chung với chúng ta như cúm mùa hay cảm lạnh.
Covid-19 khác SARS
Chúng ta cũng biết tác nhân gây Covid-19 là một dòng coronavirus không phải có nguồn gốc từ người. Coronavirus có nguồn gốc từ động vật hoang dã là dơi rồi lây qua người một cách tình cờ rất giống tác nhân gây bệnh SARS vào năm 2003.
Nếu virus có nguồn gốc từ động vật hoang dã không phải gần người thì tác nhân gây bệnh sẽ không thể sử dụng người làm vật chủ mang mầm bệnh được.
Điểm chung của hai tác nhân gây Covid-19 và SARS là rất dễ lây lan từ người sang người, qua thụ thể là các ACE2 có nhiều trên tế bào biểu mô hô hấp, đặc biệt là hô hấp dưới.
SARS và Covid-19 điểm khác biệt rất lớn. Đó là đa số các trường hợp mắc SARS đều có biểu hiện lâm sàng phải nhập viện, có nhiều trường hợp nặng hay thậm chí nguy kịch. Không có trường hợp người mắc SARS không triệu chứng hay triệu chứng nhẹ ở ngoài cộng đồng làm nguồn lây bệnh. Sau khi dịch SARS bị cô lập thì đến tháng 7/2003 thì đã biến mất.
Dịch bệnh Covid-19 thì có đến trên 51% là không có triệu chứng, 30% là triệu chứng nhẹ, chỉ có 20% là cần phải nhập viện để được điều trị. Nếu không phát hiện được tất cả người mắc Covid-19 sẽ có 80% người nhiễm tác nhân SARS-CoV-2 trong cộng đồng làm dịch bệnh lây lan rất nhanh.
Nhiều quốc gia trong giai đoạn đầu của dịch Covid-19 đã lơ là không kiểm soát nguồn lây vì cho rằng Covid-19 là bệnh nhẹ như cúm mùa. Nhưng chỉ trong vòng 4 tháng, trên toàn thế giới đã có gần 3.8 triệu người nhiễm Covid-19 và tử vong trên 250 ngàn người. Nhiều quốc gia tiên tiến ở Châu Âu có tỷ lệ tử vong lên đến trên 15% như: ở Bỉ, nhiều quốc gia khác có tỷ lệ tử vong trên 10%.
Covid-19 lây lan nhanh nên đến nay chưa thấy được điểm dừng, đã làm cho nhiều người cho rằng, chúng ta đành phải sống chung dịch bệnh sẽ khó thể nào chấm dứt hẳn như SARS hay MERS.
Sự lây lan Covid-19 trong cộng đồng đòi hỏi phải có hai điều kiện:
Thứ nhất, phải có người mắc Covid-19 trong cộng đồng.
Thứ hai, môi trường trong cộng đồng phải thuận lợi cho tác nhân SARS-CoV-2 tồn tại được lâu dài trên các phương tiện lây nhiễm ở các nơi công cộng như: phương tiện chuyên chở công cộng, tay nắm cửa, nút bấm thang máy, tay cầu thang, sàn nhà, dụng cụ ăn uống tại các nhà hàng...vì đây là các nơi sẽ nhiễm virus từ người nhiễm ở cộng đồng.
Hiện nay, nhiều quốc gia đang cố gắng để dập tắt điều kiện thứ nhất. Tức là phát hiện cho được càng nhiều càng tốt người nhiễm Covid-19 trong cộng đồng để có giải pháp cách ly thích hợp.
Tại các quốc gia đã có dịch lây lan ngoài cộng đồng thì giải pháp được thực hiện là xét nghiệm càng nhiều càng tốt phát hiện người nhiễm SARS-CoV-2.
Con người có chiến thắng được virus
Đối với các quốc gia chỉ có các vùng lẻ tẻ có người mắc bệnh thì giải pháp phát hiện là tập trung xét nghiệm các đối tượng có nguy cơ cao: Đó là các cư dân tại vùng có người nhiễm Covid-19, các người nhập cảnh qua đường hàng không, đường thủy hay đường bộ và đang bị tạm thời cách ly.
Việc phát hiện và cách ly được người nhiễm Covid-19, các giải pháp giãn cách xã hội cũng được thực hiện, từ lỏng lẻo đến chặt chẽ để làm cho dịch bệnh hạn chế được sự lây lan.
Nhưng khó có thể làm xét nghiệm được tất cả cư dân trong cộng đồng, đặc biệt là ở những quốc gia mà dịch Covid-19 đã lây lan quá nhiều ở cộng đồng. Giãn cách xã hội cũng khó mà duy trì được lâu dài vì các thiệt hại không chỉ về kinh tế mà cả xã hội của giải pháp này gây ra.
Hi vọng vào môi trường
Ngày 23/4/2020, trong một buổi cập nhật về Covid-19 tại Nhà Trắng, William Bryan, cố vấn về khoa học và kỹ thuật của Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ đã thông báo rằng, tác nhân SARS-CoV-2 gây Covid-19 sẽ bị bất hoạt trong mùa hè khi nhiệt độ tăng, độ ẩm tăng và có ánh sáng mặt trời dựa trên kết quả nghiên cứu về thời gian một nửa virus còn sống sót được trình bày trong bảng 1 trình bày bên dưới đây.
Phân tích bảng này cho thấy, vào mùa hè dù nhiệt độ 21-24oC thì virus SARS-CoV-2 có thời gian sống chỉ còn 2 phút, nếu nhiệt độ tăng lên 35oC thì chắc chắn thời gian sống sẽ giảm đi 6 lần chỉ còn 20 giây. Trong không khí dưới ánh sáng hè thì SARS-CoV-2 chỉ tồn tại được trong 1.5 phút và với độ ẩm mùa hè thì chắc chắn virus sẽ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn.
Tại Việt Nam chúng ta, đặc biệt tại miền Trung và miền Nam, mùa hè đến khá sớm. Từ đầu tháng 3, nắng đã bắt đầu gắt nhiều, độ ẩm luôn từ 70-80%, nhiệt độ ban ngày thường 30oC và hiện nay là trên 35oC. Đây chính là một thuận lợi để ngăn chặn dịch Covid-19. Tuy nhiên, nếu xét về khí hậu trên toàn thế giới thì cho đến tháng 7, toàn bộ bắc bán cầu sẽ vào mùa hè nắng nóng (ngoại trừ một số nơi gần cực bắc).
Nhưng ở nam bán cầu hiện đang bắt đầu là mùa lạnh cho đến đầu tháng 10 mới vào mùa hè. Mà Covid-19 hiện cũng đã lan đền Nam Mỹ với một số quốc gia đang bùng phát dịch, Úc và New-Zealand dù các ca nhiễm Covid-19 chưa bùng phát nhưng nguy cơ vẫn còn lơ lửng. Dự đoán, ở nam bán cầu phải sau tháng 12 thì dịch Covid-19 mới hy vọng hạ nhiệt.
Qua các nhận định như trên thì chúng tôi cho rằng do tác nhân SARS-CoV-2 không thể nhận người làm vật chủ như: cúm, rhinovirus hay dòng coronavirus của người (HCoV) nên dịch bệnh Covid-19 không thể sống chung với chúng ta như cúm mùa hay cảm lạnh.
Ngoài ra, virus SARS-CoV-2 cũng không thể tồn tại lâu dài trong mùa hè khi nhiệt độ tăng và độ ẩm tăng. Do vậy mà dịch Covid-19 nhiều khả năng sẽ hạ nhiệt ở Bắc bán cầu khi toàn bộ các quốc gia vào mùa hè nắng nóng (tháng 7) và nam bán cầu là tháng 12.
Chúng ta sẽ không sống chung "hiền lành" với Covid-19 như sống chung với cúm mùa hay cảm lạnh. Nhìn qua tỷ lệ tử vong trên toàn cầu là đến gần 7%, và nhiều quốc gia lên đến trên 15% do bệnh Covid-19 sẽ rất nặng đối với các đối tượng có nguy cơ.
Dịch Covid-19 cũng không thể biến mất sớm và cũng có thể có nguy cơ tồn tại lâu dài nếu không kiểm soát được du lịch, đặc biệt là khi bắc bán cầu hết dịch mà nam bán cầu vẫn còn dịch hay bùng phát dịch do thời tiết thuận lợi.
Chúng ta cũng không dám chắc SARS-CoV-2 sẽ không biến đổi để nhận người làm vật chủ. Chúng ta cũng chưa chắc chắn rằng những người đã nhiễm SARS-CoV-2 là có đầy đủ được miễn dịch bảo vệ để có được miễn dịch cộng đồng, để con người không mang virus lâu dài trong đường hô hấp.
Từ những lý do trên, chúng ta phải chọn cách sống chung với Covid-19 một cách an toàn với phương châm là "tránh mình và người thân bị nhiễm bệnh và tránh lây lan bệnh ra cộng đồng".
4 loại thực phẩm phải cẩn thận khi chế biến để tránh ngộ độc Ngộ độc thực phẩm gây ra các triệu chứng điển hình như ói mửa, mệt mỏi, sốt, đau thắt dạ dày. Ăn thực phẩm chưa nấu chín là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm, theo Eatthis. Ăn phải cá ngừ ươn có thể bị ngộ độc thực phẩm - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Đối với những thực...