Đất đai ế ẩm, vợ chồng dằn vặt nhau
“Nhà mình giờ cạp đất mà ăn à?”. Câu này vợ anh Hải thường cằn nhằn sau nhiều lần nhắc đưa tiền mà chẳng thấy chồng động tĩnh. Tiền chợ, tiền học, tiền điện… trăm thứ đổ lên đầu chị.
Anh chị du lịch vi vu sang chảnh nhờ tiền lãi mua đất, lướt đất (ảnh minh họa)
Mấy năm trước, gia đình anh Hải sống rất phong lưu nhờ buôn đất. Có chút vốn được thừa kế từ… mảnh đất ba mẹ anh Hải bán chia cho các con nên vợ chồng anh theo nghề kinh doanh bất động sản.
“Dành dụm cả đời không bằng ăn lời miếng đất”, là lời anh Hải thường hỉ hả mỗi khi đếm khoản tiền kiếm được sau một phi vụ đất đai nào đấy.
Thấy việc nhẹ lương cao, thu nhập dễ dàng mà chẳng tốn mấy công sức, anh Hải hào hứng kêu gọi người thân, bạn bè góp vốn hoặc xúi họ “tự đầu tư”. “Kiếm sống tốt lắm nhé, thấy vợ chồng tôi không, đâu cần đi làm cực khổ mà vẫn có thể ăn uống sang chảnh, du lịch đều đều”.
Lúc cả thiên hạ cắm cúi vào máy tính, lăn lê trên đường trên ruộng, thì vợ chồng anh ung dung ngồi nhà, mát mẻ nhàn nhã, hoặc vi vu đi du lịch. Thậm chí anh còn coi thường những người lao động tay chân là “nghĩ thấp, ít biết tính toán nên nghèo là phải”. Phú quý sinh lễ nghĩa, anh bỏ tiền ra mua danh hão bằng vài bài báo ngợi khen, kiếm cho mình một đám đệ tử tâng bốc ngưỡng mộ cái sự giỏi giang biết nắm bắt thời cơ của anh.
Thế nhưng, cuộc đời nào như là mơ. Từ năm ngoái, thị trường bất động sản dần hạ nhiệt rồi nguội lạnh, chuyển sang đóng băng. Giao dịch mua bán chậm lại, nhỏ giọt, rồi ngưng hẳn. Anh Hải ban đầu còn lạc quan với suy nghĩ, lo gì, chỉ ít bữa nửa tháng là ổn. Người sinh sôi chứ đất đâu thể nở thêm, luôn khan hiếm và tăng chứ chẳng giảm.
Anh mạnh dạn dốc số tiền còn lại để gom đất giảm giá. Càng “bắt đáy”, anh càng say sưa lún sâu vào, anh mạnh dạn vận động thêm bạn bè, người thân, với lời hứa, sẽ nhanh chóng trả lại, kèm với lãi suất hậu hĩ.
Video đang HOT
Từng cho anh mượn vốn và nhận được khoản lời khủng của anh, nên em vợ và một người cậu đã gom hết tiền tiết kiệm, lương hưu đưa cho anh “tranh thủ lúc giá đất cát đang mềm”. Đương nhiên là anh cũng gom thêm vốn từ nguồn thế chấp ngân hàng, với nhiều chiêu trò mánh lới “mua đầu này thế chấp đầu kia”.
Vợ anh Hải lúc đó luôn ủng hộ chồng “chơi tới”, vui mừng khi thấy tài sản trong nhà tăng thêm xấp sổ chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nhưng rồi họ nhanh chóng nhận ra, ông trời không còn ủng hộ cái nghề “làm cò” hoặc sống bằng sang tay, hoa hồng nữa. Đất mua thì dễ, nhưng không thể bán cho ai.
Ăn quen chứ nhịn không quen, việc phải thắt chặt chi tiêu trong nhà khiến chị trở nên khó ở, đi ra đi vào nóng ruột. Hễ anh Hải ra ngoài về là chị hỏi, sao, có kiếm được mối nào muốn mua không? Đất đai chứ đâu phải mớ rau con cá, anh Hải vừa nản vừa lo âu, thêm áp lực cằn nhằn từ vợ, khiến anh mất bình tĩnh. Chưa kể, những người cho anh vay tiền cũng ráo riết muốn lấy lại khoản kia cho an toàn. Ngân hàng liên tục hối thúc…
Xoay trở ngang dọc không nổi nữa, anh đành rao bán đất giá “ngộp” với hy vọng có ai đó giống anh, ham rẻ nên “bắt đáy”, “gom hàng”. Chỉ tiếc là, nay đâu đâu cũng là những cái tin “cần bán gấp”, rất hiếm lời hồi đáp từ người mua.
Đã nhiều tháng trôi qua, nhà anh Hải hầu như chẳng có nguồn tiền nào đáng kể để lo sinh hoạt phí. Mọi chi dùng trông chờ vào từng món trang sức lặt vặt vợ anh âm thầm mang ra tiệm vàng bán. Hai đứa con anh chị cũng quay sang trách móc ba “nóng nảy không biết tính toán”, nhận lại trận nổi giận của người đàn ông lâu nay vẫn nắm quyền quyết định trong nhà.
Những ngày “ huy hoàng” của “nghề” mua bán đất cát đã lùi xa (ảnh minh họa)
Không khí gia đình vì đất ế mà nặng nề bức bối trong nỗi thiếu hụt về kinh tế lẫn khả năng chịu đựng. Vợ anh đá thúng đụng nia, bóng gió chê chồng lười biếng vô tích sự. Anh Hải tức tối cho rằng vợ không biết đồng cam cộng khổ, mà chỉ thích hưởng phước. Nhiều khi cả tuần họ cũng chẳng buồn “trao đổi” gì với nhau…
Những người bạn thân thiết từng vào nhà hàng vô resort cùng gia đình anh nay cũng khó khăn, hoặc tỏ vẻ khó khăn, ngại liên lạc. Anh Hải sáng ra quán cóc đầu hẻm ngồi, chiều ra tiệm cà phê cuối hẻm hóng gió, tay cầm điện thoại lên mạng đọc các tin tức vĩ mô này nọ kèm theo tiếng thở dài cố nén.
Anh tự hỏi, biết đến khi nào thì thời hoàng kim của mình mới trở lại, để có thể ăn sung mặc sướng, sống vô lo rủng rỉnh, vợ chồng thân ái như ngày xưa?
Mẹ chồng con dâu, chứ có phải người dưng đâu mà giao kèo!
Nếu bạn gái đòi một bản cam kết "nuông chiều" như thế khi về làm dâu, thì chắc chắn tôi phải "đàm phán" lại.
Người yêu đưa cho tôi một bản "hợp đồng mẹ chồng" thể hiện bằng tin nhắn trên mạng rồi nói: "Anh xem, mẹ anh có thực hiện được những điều như này không?".
Tôi ngớ người. Trong các tin nhắn qua lại giữa mẹ chồng và con dâu là những điều khoản rất rạch ròi. Chuyện góp tiền ăn, tiền điện, quy định về giỗ chạp, dọn nhà, đi chơi đêm...
"Hợp đồng" bằng tin nhắn giữa mẹ chồng và con dâu được lan truyền trên mạng
Bạn gái tôi vẫn khen nức nở: "Mẹ chồng thì phải thoáng như thế này chứ!". Suy nghĩ đầu tiên hiện lên trong đầu tôi lúc ấy là: "Mẹ con chứ có phải là người dưng đâu mà làm hợp đồng!".
Tôi thấy lạ khi cộng đồng khen ngợi bà mẹ chồng đã soạn ra bộ tin nhắn. Nhìn qua thì có vẻ "thoáng" khi viết rõ từng hạng mục, chi tiết và tường tận, cũng ưu tiên sự dễ chịu trong lối sống của con dâu. Nhưng đọc kỹ, tôi thấy không ổn. Cuộc sống vốn hàng trăm ngàn vấn đề nhỏ, viết ra thế kia có bao quát được hết không?
Ví dụ các vấn đề tiền - vàng không nên đặt nặng thành chuyện chính, mà cần quan tâm việc khi ba mẹ chồng ốm đau, con cái nên làm gì? Bây giờ ba mẹ đang khỏe, đang có thu nhập thì không sao, nhưng ai mà chẳng già, chẳng bệnh? Chẳng nhẽ đến ngày ấy, em lại nói rằng "vì mẹ không quy định từ trước nên con không chăm".
Cũng có những việc đối nhân xử thế vốn dựa trên tình nghĩa, sự ý nhị, tinh tế giữa người với người. Ví dụ như chuyện bà nói về của hồi môn, nếp sinh hoạt, giờ giấc, xưng hô vợ chồng... là những điều bình thường, cơ bản. Hay như chuyện quần áo thay ra phải bỏ vào giặt, ăn xong phải rửa chén, phòng ngủ phải tự dọn... mà bà phải "nhắc nhở" như điều luật, bỗng trở thành vấn đề nặng nề.
Những dòng tin nhắn cũng cho thấy, cô con dâu có vẻ chưa được ngoan lắm và mẹ chồng nuông chiều quá mức, hoàn toàn không tốt cho một phụ nữ đang xây dựng gia đình.
Giả sử sau một năm sống chung rồi ra riêng như mẹ chồng nói, vợ chồng cô ấy sẽ phải làm sao để xoay xở với các bữa ăn, với tiền nong...
(Ảnh minh họa)
Tôi chưa có ý định xem ngày cưới. Nhưng nếu bạn gái buộc lời cầu hôn của tôi phải kèm bản cam kết "nuông chiều" như thế, thì chắc chắn tôi phải "đàm phán" lại.
Tình yêu vốn là những cảm xúc lãng mạn cần có nhưng để đi với nhau lâu dài lại cần nhiều thứ hơn. Em luôn nói em cần một nhà chồng thoải mái, cho em tự do được là mình. Nhưng em lại quên mất việc nhà chồng cũng mong có một người con dâu coi cha mẹ chồng là người thân, luôn nỗ lực đỡ đần ông bà, và đối với nhau bằng sự chân thành chứ không phải là phân định ranh giới.
Anh trai đòi mẹ mua xe hơi, câu đáp trả của bà làm tôi mất ngủ Lo anh tôi lớn tuổi khó lấy được vợ nên bố mẹ hối thúc chuyện lập gia đình. Nào ngờ, anh yêu cầu bố mẹ mua xe hơi mới chịu đi tìm bạn gái. Anh tôi năm nay 37 tuổi, chưa có vợ, hiện đang làm thợ điện nước. Mang tiếng đi làm lương khá nhưng chẳng tiết kiệm được đồng nào. Có...