Đất đai chia cắt tình thâm: Mẹ đã buông miếng đất như buông tờ giấy trắng
Chỉ đến khi rời khỏi những mớ bòng bong về việc tranh chấp đất đai, mẹ tôi mới có lại những ngày vui vẻ, tinh thần thoải mái…
Có 1.001 những vấn đề về gia đình khiến người ta phải mệt mỏi, nhưng điều luôn khiến tôi thấy sợ nhất chính là bốn chữ này: tranh chấp đất đai. Đã chứng kiến, đã nghe, đã đọc không biết bao nhiêu bài báo về những vụ việc đau lòng.
Đụng tới bốn chữ đó, coi như đã thấy trước hậu quả hoặc gia đình tan tác xào xáo hoặc có “thắng kiện/thắng cuộc” hay gì thì người trong cuộc cũng lao đao mệt mỏi. Ăn không ngon ngủ chẳng yên. Đó là chưa dám nói đến những hậu quả đau lòng, khủng khiếp từ việc tranh chấp này.
Sợ, cho nên khi chẳng may gia đình mình cũng có lúc “suýt” lâm vào tình cảnh ấy, tôi là người đầu tiên lên tiếng ngăn cản mẹ. Thật ra, cũng không phải là việc anh em trong gia đình tranh giành với nhau cái gì – ngược lại, người giàu có hơn sẵn sàng cho đất, cho tiền các em lập nghiệp. Vấn đề nằm ở chỗ, mảnh đất thuộc diện “tranh chấp” ấy là đất ở quê, mẹ tôi sở hữu được từ thời ông bà ngoại sẻ đất cho con cháu ra riêng.
Sự bình an của người già mới là trên hết. Ảnh minh họa
Đất ấy khi gia đình tôi chuyển nhà đi nơi khác, mẹ để cho đứa cháu – cũng nghèo tá túc. Cứ thế thời gian trôi vùn vụt qua mấy mươi năm. Mẹ còn giữ giấy chủ quyền nhưng cũng không nghĩ đến việc đòi lại đất.
Video đang HOT
Chuyện bắt đầu khi vợ chồng người cháu ấy sinh tệ, đối xử không ra gì với mẹ ruột (là chị của mẹ, tôi gọi bằng dì). Rồi đến khi dì qua đời, gia đình họ vẫn không hối hận, vẫn đối xử tệ với họ hàng bên ngoại. Mẹ tôi giận quá, nghĩ rằng cần đòi đất lại cho… gia đình ấy chừa cái thói hung hăng, vô ơn ngang tàng. Cái lý ở phần mình, mọi việc hoàn toàn có thể giải quyết nhanh chóng nếu đưa ra kiện tụng.
Nhưng sự thật không đơn giản thế. Những ngày bàn bạc với các con việc về quê, ra xã, thảo đơn, kiện tụng…, mẹ tôi đã không thể ngủ ngon. Một người già ngoài tuổi 70, phải đối diện với những câu hỏi, những cuộc gặp mặt trao đổi từ phía chính quyền, rồi những lo lắng, mệt mỏi…Tôi nhìn không thể nào chịu nổi.
Mảnh đất ấy, bao năm qua không có cả nhà cũng không có vấn đề gì cả. Những năm thiếu thốn, đói khổ nhất còn không nghĩ đến việc đi đòi lại. Giờ thì ít ra kinh tế gia đình ai cũng đủ ăn đủ mặc, đủ vui đủ chơi. Sao lại phải vướng vào bốn chữ “tranh chấp đất đai” này để mà làm gì? Dẫu biết, mảnh đất ấy bây giờ nếu lấy lại rồi rao bán, cũng rất có giá.
Phúc cho gia đình nào cả đời không phải vướng vào bốn chữ: tranh chấp đất đai
Tiền thì ai cũng cần, nhưng cái “giá” trước mắt mà gia đình, nhất là mẹ phải đối mặt tôi thấy nó mệt mỏi. Tôi cảm thấy, mảnh đất ấy nó chẳng thể quan trọng bằng giấc ngủ ngon của mẹ. Đó là chưa dám nói đến những hệ lụy nào có thể xảy đến khi mà con người ta bất chấp tình lý, mà trong mắt chỉ còn hai chữ “tài sản” của mình.
Tôi đề nghị “bỏ” mảnh đất ấy, nhẹ nhàng như buông xuống một tờ giấy trắng. Anh em trong nhà rồi cũng mỗi người góp một câu. Cuối cùng mẹ tôi đồng ý không kiện tụng gì nữa. Tự nhiên mọi thứ trở nên nhẹ nhàng, những cuộc gặp mặt không còn căng thẳng, sự tức giận của mẹ rồi cũng lắng xuống. Các anh tôi không phải đi đi về về để cùng nhau giải quyết vụ việc, khuôn mặt mẹ cũng giãn ra, cười nhiều hơn và đã trở lại những đêm ngon giấc.
Đất đai của mình, mồ hôi nước mắt của mình, tất nhiên ai cũng muốn giành về. Nhưng trong nhiều trường hợp, người với người tranh giành nhau vì lòng tham, tính ích kỷ cố hữu thì rồi mọi mệt mỏi khổ ải chính mình nhận lấy trước. Được vạ thì má đã sưng, đòi được đất rồi cũng “trầy vi tróc vảy”. Những nghịch cảnh đau lòng xảy ra trước mắt, như chuyện con đánh đập mẹ già vì không được chia tài sản, người ngoài nghe còn thấy thắt lòng, huống gì là mẹ…
Nói thì dễ, buông mới khó. Nhưng đã nhìn thấy những hậu quả đau lòng chỉ vì “tranh chấp đất đai” rồi, gia đình tôi đã sớm tránh cho mẹ những mệt mỏi tuổi già. Ai làm sai làm quấy, tự khắc có luật nhân quả. Nghĩ như thế để thôi sân hận, trách móc. Mà nếu họ sống yên ổn vui khỏe thì thôi, cũng mừng cho họ.
Cuộc đời này, nghĩ dài thì quá dài, nhưng chớp mắt là đã hết trăm năm rồi…
Về nhà thấy bố mặc quần áo rách rưới, bên cạnh đeo chiếc túi với mớ tiền lẻ, tôi trách mẹ không quan tâm bố thì nhận được câu trả lời đau như xé ruột
Vừa dừng xe trước nhà, phía sau có người đàn ông ăn mặc rách rưới, đang định rút tiền ra cho thì tôi buột thốt lên: "Bố"
Nhà tôi có hai anh em trai, đều làm ở xa thỉnh thoảng mới về nhà chơi. Bố tôi thì không có lương nhưng mẹ lương khá cao, về hưu rồi mà mỗi tháng được hơn 10 triệu đồng. Chính vì thế anh em tôi không lo chuyện về già bố mẹ phải sống khổ sở nữa.
Đã lâu chưa về quê nên vào ngày nghỉ, cả gia đình tôi về chơi, vừa dừng xe ở sân thì phía sau cũng có một ông già ăn xin bước vào. Đang định lấy tiền ra cho thì tôi choáng váng thốt lên: "Bố! Sao bố ăn mặc như người ăn xin vậy hả? Quần áo thì rách rưới, lại còn chiếc túi đầy tiền lẻ nữa. Bố đi chợ thì cũng phải ăn mặc hẳn hoi cho chúng con hãnh diện với hàng xóm chứ".
Bố cay đắng đáp rằng ăn mặc đẹp thì ai thèm cho tiền chứ. Nghĩ là bố già rồi đãng trí, không quan tâm đến cách ăn mặc nên tôi trách mẹ không biết cách chăm sóc bố. Mẹ lạnh lùng nói bố hành nghề ăn xin được nửa tháng rồi, phải mặc như thế người ta mới biết nghèo khổ mà cho tiền.
Trong khi vợ chồng tôi chưa hiểu chuyện gì xảy ra nữa thì bố thở dài đi vào nhà. Còn mẹ cau có nói rằng bố đã ăn bám cả đời rồi, đã đến lúc để ông ấy tự đi kiếm tiền nuôi sống bản thân, khi đó mới biết đồng tiền quý giá như thế nào.
Bố đã ăn bám cả đời rồi, đã đến lúc để ông ấy tự đi kiếm tiền nuôi sống bản thân. (Ảnh minh họa)
Bà còn kể tội ông đã không làm ra tiền rồi mà sáng nào cũng làm gói mì tôm với quả trứng, rồi một ly cà phê sữa, ngày hai bữa rượu, rồi lại phải mua mồi nữa. Tôi cau có trách mẹ là những đòi hỏi của bố là rất bình thường, có gì to tát tốn kém đâu mà phải đối xử tệ với bố thế. Hàng xóm họ nhìn vào cười cho, với lại lương mẹ nhiều thế không tiêu đi để lúc khuất núi các con tranh giành đánh nhau đó.
Nói hết lời mà không thay đổi được suy nghĩ của mẹ, tôi gọi điện cho em trai nói về tình hình của bố mẹ và mong em ấy hàng tháng biếu bố ít tiền để tiêu. Nhưng em ấy nói đang rất khó khăn, còn định về vay tiền mẹ để sống, lấy đâu ra tiền mà biếu chứ.
Tôi quay sang bàn với vợ là hàng tháng sẽ biếu bố ít tiền để bố không làm người ăn xin nữa. Nhưng cô ấy phản đối ngay là lương cả hai vợ chồng được có 20 triệu đồng mà 4 miệng ăn trông chờ, ở thành phố lại đắt đỏ. Còn mẹ tiền nhiều thế giữ để làm gì, phải ép bà nội bỏ ra chứ, cứ khư khư giữ tiền rồi không cẩn thận lại biếu hết thiên hạ.
Nhìn bố lọ mọ nhặt rau, còn mẹ thì ngồi xem tivi mà tôi đau thắt ruột lại. Thương bố quá, không biết tôi phải nói thế nào để mẹ chịu đối xử tốt với bố, để ông không phải ra đường ăn xin nữa đây? Mọi người cho tôi lời khuyên với?
5 đặc điểm quyết định phúc tướng, vận mệnh của một người Trong mỗi chúng ta ai cũng có những mặt tốt - xấu của mình, chẳng ai có thể hoàn hảo cả. Thế nên đừng vì người có chút sai lầm mà đi nói khắp nơi với thiên hạ. Như vậy đối với người khác không tốt mà bản thân cũng trở nên không có giáo dưỡng. 1. Bị ức hiếp, lòng không đổi...