Đặt cược vào “ván bài” Trung Quốc, đại gia thuỷ sản toan tính gì?
Tăng giá phi mã trong khoảng 1 năm qua, song phiên 26/11, cổ phiếu ANV của Navico bất ngờ giảm kịch sàn ngay sau khi công ty này công bố thông tin đang định hướng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và loại bỏ khả năng tác động của biến động giá nhân dân tệ đến thanh toán.
Đóng cửa phiên giao dịch 26/11, bất chấp chỉ có 142 mã tăng so với 153 mã giảm giá song chỉ số VN-Index vẫn đạt mức tăng khá 3,06 điểm tương ứng 0,33% lên 921,03 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 0,29 điểm tương ứng 0,28% còn 103,98 điểm với 70 mã giảm so với 54 mã tăng trên sàn Hà Nội.
Thanh khoản vẫn ở mức khiêm tốn 118,73 triệu cổ phiếu tương đương 3.606,12 tỷ đồng trên HSX và 29,87 triệu cổ phiếu tương đương 415,71 tỷ đồng trên HNX.
Mức tăng tại VN-Index chủ yếu là do sự bứt phá của VNM. Mã này tăng… đã góp vào mức tăng chung của chỉ số tới 2,77 điểm. Ngoài ra, chỉ số cũng nhận được sự đồng thuận của MSN, BHN, GTN…
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, SAB, VHC, ANV, ASM, IDI, VCF… lại là những mã có tác động tiêu cực lên chỉ số VN-Index.
Navico từng là “đại gia số 1″ ngành cá tra trước khi để tuột thị phần vào tay Vĩnh Hoàn (VHC), Hùng Vương (HVG)
Cổ phiếu ANV của Công ty CP Nam Việt (Navico) phiên hôm nay bất ngờ giảm kịch sàn mất tới 2.100 đồng (6,9%) còn 28.450 đồng. Cuối tuần trước, mã này cũng giảm 0,8% trong phiên giao dịch “Thứ Sáu đen”.
Video đang HOT
Tình trạng giảm giá tại ANV diễn ra bất chấp việc công ty này vừa công bố cập nhật tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 10 tháng với doanh thu xuất khẩu đạt 114,7 triệu USD, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm 21,8 triệu USD, tương ứng chiếm 19%.
Navico cho biết, hiện tại công ty này đang định hướng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc do giá trị tiềm năng của thị trường này rất lớn và sẽ tập trung vào phân khúc sản phẩm chất lượng cao để tăng giá trị xuất khẩu.
Trong 9 tháng đầu năm 2018, Navico đã xuất khẩu 21,8 triệu USD qua thị trường Trung Quốc, đóng góp 19% vào tổng giá trị xuất khẩu của công ty. Nhu cầu của các khách hàng Trung Quốc rất lớn nhưng hiện tại Navico mới chỉ đáp ứng được 50%. Tuy vậy, theo Navico thì trong năm 2019, khả năng sản lượng cung cấp sang Trung Quốc sẽ tăng nhờ vào sự hoạt động trở lại của nhà máy Thái Bình Dương.
Đáng chú ý, trước lo ngại của giới phân tích về sự tác động của biến động đồng nhân dân tệ tới vấn đề thanh toán, Navico cho biết, tất cả các hợp đồng với khách hàng Trung Quốc đều được ký trên đơn vị tiền tệ là USD và công ty sẽ nhận được khoản thanh toán của khách hàng cho các đơn hàng bằng USD. Do đó, sự dao động của đồng nhân dân tệ sẽ khó có ảnh hưởng đáng kể đối với kết quả kinh doanh của Navico.
Theo ước tính của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), Navico hiện đứng thứ 3 trong ngành cá tra về giá trị xuất khẩu với thị phần 5%, không đổi so với cuối năm 2017. Trong 9 tháng đầu năm công ty này đã hoàn thành 85% kế hoạch doanh thu và 123% kế hoạch lợi nhuận 2018 đã thông qua trong đại hội đồng cổ đông 2018.
Tuy có diễn biến bất lợi trong vài phiên trở lại đây, song nhìn chung, ANV vẫn đạt mức tăng mạnh hơn 21% trong thời gian 1 tháng qua và mức tăng trong khoảng 1 quý là hơn 50% và tăng tới 203% so với 1 năm trước. Chính vì vậy, việc ANV bị bán mạnh trong phiên giao dịch hôm nay có thể đơn thuần chỉ xuất phát từ hoạt động chốt lời của giới đầu tư.
Ngoài ANV thì một loạt mã cổ phiếu khác trong thuỷ sản cũng bị sụt giá: VHC giảm tới 5.100 đồng, MPC giảm 600 đồng, FMC giảm 700 đồng, ABT giảm 2.400 đồng, SNC giảm 2.000 đồng, CMX giảm 1.000 đồng, AGF giảm 300 đồng…
Theo Dân trí
Mất hơn 46.000 tỷ đồng, ông Trịnh Văn Quyết tụt hạng "top giàu"
Tại thời kỳ đỉnh cao của ROS, có lúc ông Trịnh Văn Quyết đã đứng đầu danh sách những người giàu nhất thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, ở thời điểm này, khi thị giá ROS sụt mạnh hơn 77% trong trong khoảng 1 năm qua, ông Quyết đã rớt xuống vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng này.
Mặc dù đã có sự cải thiện so với thời điểm đầu phiên, song khép lại phiên giao dịch sáng nay (26/11), chỉ số VN-Index vẫn bị sụt giảm nhẹ 0,64 điểm tương ứng 0,07% còn 917,33 điểm giữa bối cảnh trên sàn HSX có tới 154 mã giảm giá so với 109 mã tăng.
Sàn HNX với 66 mã giảm so với 35 mã tăng giá, chỉ số HNX-Index ghi nhận mức giảm 0,43 điểm tương ứng 0,41% còn 103,84 điểm.
Thanh khoản trên cả hai sàn đều rất thấp. Tổng khối lượng giao dịch trên toàn sàn HSX cả phiên sáng chỉ đạt 50,7 triệu cổ phiếu tương ứng 1.100,59 tỷ đồng còn tại HNX là 17,75 triệu cổ phiếu tương ứng 255,65 tỷ đồng.
Thanh khoản thấp đến nỗi, mã có khớp lệnh mạnh nhất trên HSX là ASM cũng chỉ đạt xấp xỉ 2,3 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng và trên HNX là VCG với khối lượng khớp chỉ đạt hơn 3 triệu cổ phiếu. Số mã cổ phiếu không hề có giao dịch nào diễn ra trên toàn thị trường lên tới 953 mã, chiếm tỉ trọng tới gần 60%.
Ông Trịnh Văn Quyết từng có thời điểm dẫn đầu danh sách những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt
Phiên này, cổ phiếu VNM của Vinamilk khởi sắc trở lại sau phiên "sale off" (hạ giá) vào cuối tuần trước. VNM tăng 2.900 đồng tương ứng 2,5% lên 120.900 đồng và có tác động tích cực nhất đối với VN-Index. Chỉ riêng mã này đóng góp tới 1,58 điểm cho chỉ số chung.
Ngoài ra, sáng nay, VN-Index cũng nhận được sự ủng hộ của một số mã khác như VHM, TCB, MSN, MWG... Tuy nhiên, mức tăng tại những mã này vẫn chưa bù đắp được thiệt hại từ phần lớn mã cổ phiếu giảm giá trên sàn HSX, đặc biệt là GAS và một số mã ngân hàng như VPB, VCB, TPB...
Cụ thể, GAS giảm 1.900 đồng còn 90.600 đồng cổ phiếu và góp vào mức giảm của VN-Index 1,14 điểm. Các mã dầu khí khác như PLX, PVD cũng sụt giảm lần lượt 1,04% và 1,64%.
Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, HDB giảm 2,19%, TPB giảm 1,7%; VPB giảm 1,4%, VCB giảm 0,93%; STB giảm 0,82%, MBB giảm 0,48% và EIB giảm 0,38%.
Cổ phiếu ROS của Công ty CP Xây dựng FLC Faros sáng nay tiếp tục phá đáy của năm, lùi thêm 300 đồng tương ứng giảm 0,83% còn 35.950 đồng. Đây đã là phiên giảm thứ 14 liên tiếp của mã này.
Cách đây khoảng 1 năm, ROS từng đạt mức giá 158.541 đồng trong ngày 29/11/2017, tuy nhiên, sau đó mã này lao dốc và mất giá mạnh cho đến thời điểm này.
Ở mức giá hiện tại, ROS đã "bốc hơi" 122.591 đồng mỗi cổ phiếu, tương ứng giảm 77,32% giá trị so với mức đỉnh giá nói trên. Theo đó, giá trị tài sản của ông Trịnh Văn Quyết tại ROS cũng giảm tương ứng. Vị đại gia này đang sở hữu 382.217.565 cổ phiếu ROS, chiếm 67,34% cổ phần công ty.
Trong thời gian 1 năm qua, giá cổ phiếu ROS đã sụt giá rất mạnh
Tại thời kỳ đỉnh cao của ROS, có lúc ông Trịnh Văn Quyết đã đứng đầu danh sách những người giàu nhất thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, ở thời điểm này, khi thị giá ROS sụt mạnh, ông Quyết đã rớt xuống vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng này. Tài sản của ông chủ FLC tại ROS hiện chỉ còn 13.740,7 tỷ đồng và mất 46.856,4 tỷ đồng trong khoảng 1 năm qua.
Mặc dù vậy, ở góc độ kinh doanh hàng không, hãng bay Bamboo Airway của vị tỷ phú này mới đây đã được cấp phép bay và dự kiến sẽ bay chuyến nội địa đầu tiên vào ngày 29/12 tới đây (sau khi lỡ hẹn vào ngày 10/10). Trong khi đó, các đường bay quốc tế dự kiến triển khai thứ quý II/2019 với hai thị trường đầu tiên là Hàn Quốc và Nhật Bản. Ông Quyết từng phát biểu tự tin rằng, Bamboo Airways "bay là sẽ có lãi".
Theo Dân trí
Kế hoạch "gây sốc", đại gia 40 tuổi nắm trong tay hơn 2.800 tỷ đồng YEG là một trong số ít mã tăng giá trên thị trường sáng nay, dù chỉ có khối lượng khớp lệnh ít ỏi song đã giúp "ông chủ" Yeah1 có thêm cả trăm tỷ đồng, nâng tài sản lên hơn 2.800 tỷ đồng. Diễn biến tích cực YEG trong bối cảnh công ty này vừa công bố kế hoạch chia cổ tức "khủng"....