Đặt cược vào ngành bán lẻ, performance Vietnam Holding vượt trội so với VN30 trong 9 tháng đầu năm
Vietnam Holding cho biết kết quả tích cực trong tháng 9 có sự đóng góp quan trọng từ đà tăng của các cổ phiếu như FPT, MWG và DXG.
Theo báo cáo của Vietnam Holding, tính tới cuối tháng 9/2019, NAV/share của quỹ ở mức 2,948 USD, tăng trưởng 1,9% trong tháng và tăng 8,3% tính từ đầu năm. Mức tăng trưởng NAV/share trong 9 tháng của Vietnam Holding vượt trội so với VN30 (7,9% tính theo USD) và MSCI Emerging Markets Index (3,6%).
Vietnam Holding cho biết kết quả tích cực trong tháng 9 có sự đóng góp quan trọng từ đà tăng của các cổ phiếu như FPT, MWG và DXG. Ở chiều ngược lại, VRE, PNJ là những cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực tới danh mục quỹ.
Giá trị danh mục Vietnam Holding vào cuối tháng 9 lên tới 150,44 triệu USD, trong đó FPT là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 12,3%, xếp tiếp theo lần lượt là PNJ (9,8%), MWG (8,4%), SCS (8%), MBB (6,7%), DXG (5,4%)…
Video đang HOT
Xét về cơ cấu nhóm ngành, các cổ phiếu ngành bán lẻ hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất danh mục Vietnam Holding với 22,6%, tiếp theo là công nghiệp, dịch vụ với 19,6%; Bất động sản chiếm tỷ trọng 12,3%…
Vietnam Holding đánh giá nền kinh tế Việt Nam tích cực với mức tăng trưởng cao nhất ASEAN trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, qua đó đóng góp 9,6% vào đà tăng của ngành công nghiệp. Tăng trưởng GDP cao nhất 9 năm ở mức 7%.
Thặng dư thương mại 9 tháng ở mức 5,9 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 8,3%, trong đó xuất khẩu sang Mỹ tăng 28% lên 45 tỷ USD nhờ được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại. Tỷ giá VND cũng tương đối ổn định từ đầu năm tới nay.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Dư địa tăng của VN-Index trong quý IV là hạn chế
Công ty cổ phần Chứng khoán KB (KBSV) cho biết, cho biết môi trường đầu tư đã thuận lợi hơn, nhưng dư địa tăng của VN-Index trong quý IV/2019 là hạn chế.
KBSV là công ty chứng khoán do Tập đoàn Tài chính KB (Hàn Quốc) đầu tư vốn
Cụ thể KBSV cho rằng, môi trường đầu tư thuận lợi hơn đến từ việc các ngân hàng trung ương đã hiện thực hóa xu hướng cắt giảm lãi suất và phát tín hiệu nới lỏng mạnh mẽ trong thời gian tới cùng với việc Mỹ và Trung Quốc tạm hoãn gia tăng áp thuế và tích cực đàm phán.
Tuy nhiên, công ty chứng khoán này nhìn nhận thị trường chứng khoán trong nước cũng đã phản ánh phần nhiều những yếu tố tích cực trên, khiến dư địa tăng trưởng của chỉ số VN-Index trong quý IV/2019 bị hạn chế.
Về mặt rủi ro, KBSV không loại trừ khả năng đàm phán Mỹ - Trung sẽ đi vào bế tắc, FED không giảm lãi suất đủ mức thị trường kì vọng, trong khi sự suy giảm tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn cho thấy dấu hiệu trầm trọng hơn (bao gồm cả Mỹ).
"Nhìn chung, chúng tôi đánh giá triển vọng thị trường tích cực hơn trong quý IV so với 3 quý đầu năm. Chúng tôi nâng kịch bản cơ sở cho chỉ số VN-Index cuối năm dao động trong khoảng 970 - 1.010 điểm và không loại trừ khả năng xuất hiện các đợt sóng ngắn hạn giúp VN-Index chớm vượt mốc 1.000", chuyên gia phân tích của KBSV dự đoán.
Công ty chứng khoán này cũng nhận thấy cơ hội hấp dẫn trong thời gian đầu quý IV do đây là giai đoạn hội tụ của tâm lý lạc quan về đàm phán Mỹ - Trung được nối lại và tâm lý kỳ vọng trước việc Fed có thể tiếp tục hạ lãi suất.
Dù không đánh giá cao khả năng VN-Index có thể bứt phá khỏi vùng 1.000 điểm một cách bền vững nhưng chỉ số này nhiều khả năng sẽ duy trì ở vùng tiệm cận 1.000 trong cuối năm nay.
Về kinh tế vĩ mô, KBSV cho rằng tăng trưởng xuất khẩu trong quý IV được dự báo vẫn duy trì đà tích cực nhờ sự hồi phục của ngành sản xuất chế tạo điện thoại di động.
Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu dự kiến tăng trưởng chậm hơn chủ yếu do căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, gây ra sự sụt giảm trong nhu cầu thương mại, công ty chứng khoán nhìn nhận rằng Việt Nam trong thời gian tới sẽ không đứng ngoài xu hướng đó. Do vậy, tăng trưởng GDP quý IV sẽ đạt khoảng 6,9 - 7,0% - thấp hơn giai đoạn 2017 - 2018.
Lạm phát cơ bản cũng đã ổn định hơn khi tác động gián tiếp của việc tăng giá điện vào tháng 3 đã mờ nhạt dần. Chỉ số CPI trong 3 tháng cuối năm sẽ không có nhiều biến động mạnh và lạm phát bình quân cho cả năm 2019 được dự báo là 2,6%.
Chí Tín
Theo Baodautu.vn
Kinh tế Nga rơi vào bế tắc Theo Rosstat, tăng trưởng GDP chỉ đạt 0,5% trong quý I/2019, thấp hơn nhiều so với mức tăng 1,9% của cùng kỳ năm 2018. Đây là mức tăng tồi tệ nhất trong trong 3 năm qua. Báo Độc lập (Nga) cho biết năm 2019 sẽ là năm tăng trưởng tồi tệ nhất trong 3 năm qua của nền kinh tế Nga. Theo ước...