Đất cù lao sung túc nhờ mãng cầu xiêm, thu 20-30 triệu/công
Sau 10 năm chuyển đổi, diện tích cây mãng cầu xiêm tại huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) đã tăng lên gần 1.000ha. Hội ND các cấp trên địa bàn huyện đã góp phần làm nên sự thay đổi này.
Theo tính toán, trung bình mỗi ha mãng cầu xiêm nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, năng suất đạt từ 16 – 18 tấn trái, lợi nhuận bình quân 220 triệu đồng/ha/năm. Nhờ đó, nhiều gia đình đã trở nên khá giả nhờ gắn bó với cây mãng cầu xiêm.
Đầu ra khá ổn định, trái mãng cầu xiêm dần khẳng định hiệu quả kinh tế cao trên đất cù lao huyện Tân Phú Đông. Ảnh: C.N.
Trước đây, người dân huyện Tân Phú Đông chủ yếu gắn bó với cây lúa và cây dừa. Thế nhưng, từ khi thử nghiệm có hiệu quả cây mãng cầu xiêm được ghép từ gốc cây bình bát, các ngành chức năng, nhất là ngành nông nghiệp và Hội ND huyện đã mạnh dạn vận động nông dân chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng mãng cầu xiêm.
Năm 2015, diện tích trồng mãng cầu xiêm của huyện Tân Phú Đông khoảng 600ha, đến nay tăng lên gần 1.000ha, tập trung nhiều tại các xã: Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh… Nhờ thị trường tiêu thụ khá lớn, giá ổn định, lợi nhuận kinh tế cao nên diện tích cây trồng này ngày càng tăng.
Trung bình, mỗi công đất trồng mãng cầu xiêm có thể trồng khoảng 50 gốc. Nếu chăm sóc tốt, sau 2 năm cây sẽ bắt đầu cho trái và từ 4 năm tuổi trở lên cho trái ổn định, xử lý đúng cách cây sẽ cho trái quanh năm. Mỗi công mãng cầu xiêm có thể thu lãi từ 20 – 30 triệu đồng. Chính vì thế, gần 10 năm nay, vùng đất này đã hạn chế được tình trạng nhiều hộ dân rời quê hương đi làm ăn ở những nơi khác.
Nhiều gia đình trở nên khá giả nhờ gắn bó với cây mãng cầu xiêm. Ông Võ Văn So (xã Tân Phú) chia sẻ: “Hiệu quả kinh tế từ cây mãng cầu xiêm rất cao, do được ghép từ gốc cây bình bát nên trái rất sai, chịu hạn tốt, phù hợp với vùng đất 6 tháng khô hạn này.
Hộ dân có từ 3 công đất trồng mãng cầu xiêm trở lên, nếu chăm sóc tốt, hàng năm có thể thu lãi không dưới 100 triệu đồng. Nhiều gia đình trồng mãng cầu xiêm trúng mùa, được giá thì thu nhập 200 – 300 triệu đồng/năm là chuyện bình thường”.
Ông Nguyễn Văn Tư (xã Tân Thạnh) đang tích cực chăm sóc vườn mãng cầu xiêm hơn 5 năm tuổi của gia đình, phấn khởi cho biết: “Vụ tết hàng năm gia đình ăn tết sung túc nhờ giá mãng cầu xiêm tăng cao do tuyển chọn những trái non, xấu bán chưng tết, số lượng còn lại để ra Giêng bán trái chín. Năm nay giá không cao như mọi năm, xấp xỉ 20.000 đồng/kg nhưng với giá này người trồng mãng cầu xiêm cũng phấn khởi và có thể làm giàu được”.
Những hiệu quả mà cây mãng cầu xiêm mang lại đã góp phần khẳng định vị thế của loại cây trồng này. Hiện tại, Hội ND huyện đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thực hiện chuyển giao khoa học – kỹ thuật, hỗ trợ cây giống và phân bón, kêu gọi các cơ sở chế biến về đầu tư để người dân tiếp tục phát triển, mở rộng diện tích, giữ vững sản lượng…
Video đang HOT
Theo Danviet
Dân miền Tây dỡ chà ăn Tết: Bắt toàn cá đặc sản, tôm càng to bự
Dỡ chà là một hoạt động rất quen thuộc của người dân miền Tây, nhất là dịp gần Tết Nguyên đán. Hằng năm vào tháng 10 âm lịch, khi nước trên đồng bắt đầu khô cạn, cá, tôm rút ra sông là thời điểm thích hợp để dỡ chà.
Hoạt động này thường kéo dài đến cận Tết Nguyên đán. Dỡ chà ăn Tết năm nay, người dân bắt được nhiều cá đặc sản, tôm càng to bự.
Theo ông Trung Văn Ngoán, ở xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, người dân miền Tây thường dùng nhiều loại nhánh cây như trâm bầu, xoài, tre, dâu... để chất thành đống ven sông. Trước khi dỡ khoảng 15 ngày thì rải vào đống chà cám trộn với đất sét, gạo ủ, thức ăn viên... để dụ cá, tôm vào ăn và trú ngụ. Một đống chà có thể dỡ được 4 lần/năm. Việc dỡ chà vào gần Tết giúp gia chủ cùng những người cùng dỡ chà có cá ăn và bán được tiền để sắm sửa chuẩn bị Tết.
Một đống chà chất ven sông chuẩn bị dỡ. Theo ông Ngoán, người có kinh nghiệm thường chọn đoạn sông sâu có nước xoáy chất chà thì sẽ có nhiều cá hơn...
Những con cá nhỏ mắc lưới được gỡ ra đưa lên bờ làm trước.
Niềm vui của người dỡ chà khi bắt được tôm càng xanh.
Lưới được rạng dần vào giờ chỉ còn một nhóm chà nhỏ.
Lưới được kéo lên với nhiều loại cá như mè vinh, he, linh...
Người dỡ chà phải chịu lạnh giỏi để trầm mình trong nước thời gian dài.
Rất đông hàng xóm đến xem, nhiều người còn trực tiếp giúp đỡ.
Những người tham gia dỡ chà tranh thủ ăn vội bữa cơm để khi vô làm việc kéo dài từ 6 - 8 giờ không lo đói.
Tiến hành bao lưới đống chà, công đoạn này đòi hỏi phải cẩn thận để cá không thể ra ngoài.
Chà được người tham gia lặn rút lên và chuyền tay nhau đưa ra ngoài lưới.
Cá có giá trị cao được đưa vào ghe đục để chủ chà mang ra chợ bán vào sáng sớm hôm sau.
Các loại cá nhỏ thường có người đến tận nơi cân về chủ yếu để ủ nước mắm.
Kết thúc việc dỡ chà bắt cá người dân không quên giặt sạch lưới, phơi khô để chuẩn bị cho đợt dỡ chà tiếp theo.
Theo Bình Nguyên (Báo Cần Thơ)
Bỏ tiền dành dụm 10 năm mở quán cơm từ thiện Dùng hết số tiền dành dụm trong hơn 10 năm lao động để mở quán cơm từ thiện, đó là nghĩa cử cao đẹp của anh Võ Văn Tâm (37 tuổi, ngụ ấp Tân Lộc, xã Tân Thành, H.Lai Vung, Đồng Tháp). Anh Tâm trước quán ăn từ thiện của mình ẢNH: TRƯƠNG THANH LIÊM Anh Tâm kể, ban đầu mọi người xung...