Đặt cọc gần 200 triệu đồng mua BMW nhưng 8 năm sau mới nhớ ra, người phụ nữ đến mua xe thì cửa hàng phản hồi: “Chị phải bồi thường cho chúng tôi”
Người phụ nữ Trung Quốc bất ngờ nhớ ra mình đã đặt cọc mua xe từ nhiều năm trước nhưng không mua.
Mới đây, đài truyền hình địa phương ở Trung Quốc đưa tin về tranh cãi liên quan đến tiề.n đặt cọc xe hơi của người phụ nữ họ Bành. Người này cho biết, bà đã cọc 50.000 NDT (hơn 170 triệu đồng) để mua một chiếc BMW tại cửa hàng ở Trịnh Châu vào năm 2014.
Thế nhưng khi đó cửa hàng không có sẵn mẫu xe bà muốn nên nhân viên hẹn bà Bành quay lại sau. Một tuần sau, bà Bành cần huy động vốn để kinh doanh nên không còn tiề.n mua xe. Khi người phụ nữ này báo lại cho cửa hàng, nhân viên cho biết bà có thể quay lại lấy xe và trả khoản tiề.n còn lại bất kỳ lúc nào.
Cuộc sống trải qua nhiều biến cố khiến 8 năm sau, bà Bành mới đột nhiên nhớ ra khoản tiề.n cọc mua BMW. Lúc này, người phụ nữ đã có đủ tiề.n mua xe nhưng nhân viên cho biết bà không thể sử dụng số tiề.n đã đặt cọc trước đó vì đã bị trừ hết do bồi thường vi phạm hợp đồng.
Người phụ nữ họ Bành đặt cọc xe xong “quên” không mua.
Video đang HOT
Theo hợp đồng ban đầu, sau thời gian nhận xe quy định, cứ mỗi ngày bên mua chậm trễ trong việc thanh toán khoản tiề.n mua xe thì cửa hàng có quyền đòi bồi thường 0,05% giá trị chiếc xe. Như vậy, tiề.n cọc của bà Bành đã bị trừ hết do “quên” không mua xe trong thời hạn thanh toán.
Bà Bành đã đăng tải thông tin vụ việc lên mạng xã hội để hỏi ý kiến cư dân mạng về cách xử lý, gây xôn xao dư luận địa phương. Từ góc độ pháp lý tại Trung Quốc, hành động của cửa hàng bán xe là có cơ sở và nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của bên bán, bên mua đã ký nên phải tuân thủ.
Nhiều người cho rằng cửa hàng yêu cầu bồi thường theo hợp đồng là không sai nhưng đã thờ ơ trong việc chăm sóc khách hàng, nhắc nhở khách về thời hạn thanh toán và giao xe. Đặc biệt là lời giải thích “có thể lấy xe bất kỳ lúc nào” từ nhân viên cùng việc không chú ý đến điều khoản trong hợp đồng có thể đã khiến bà Bành hiểu lầm. Trong khi đó một số cư dân mạng cảm thấy khó tin về việc bà Bành quên khoản tiề.n đặt cọc gần 200 triệu đến 8 năm.
Nhận thấy phản ứng trái chiều trên truyền thông, phía cửa hàng bán xe đã liên hệ với bà Bành và đồng ý gia hạn quyền sử dụng tiề.n đặt cọc 50.000 NDT thêm 2 tuần. Người phụ nữ này có thể trả số tiề.n mua xe còn lại để nhận xe, nhưng không được chuyển nhượng cho người khác.
Phía cửa hàng đưa ra phương án giải quyết để bà Bành có thể dùng số tiề.n đã đặt cọc 8 năm trước.
Cách giải quyết này của cửa hàng xe đã nhận được sự ủng hộ và phản ứng tích cực từ những người theo dõi vụ việc. Cửa hàng này cho biết sẽ cải thiện trong việc quản lý và chăm sóc khách hàng, tránh xảy ra tranh chấp tương tự trong tương lai. Còn về phía bà Bành, người phụ nữ này lên tiếng nhắc nhở mọi người nên chú ý đọc kỹ các điều khoản hợp đồng trước khi đặt bút ký, đồng thời có sự trao đổi với bên bán khi gặp vấn đề để 2 bên thống nhất phương án giải quyết hiệu quả.
Ảnh minh hoạ.
Việc mua bán tài sản rồi “quên” cũng gây ra không ít rắc rối cho chính chủ. Vào năm 2020 người phụ nữ họ Trương ở Thâm Quyến (Trung Quốc) phát hiện căn nhà cô đã mua 28 năm rồi bỏ “quên” không ở lại có người sống. Người này bị lừa chuyển khoản toàn bộ số tiề.n mua nhà của cô Trương mà không nhận được giấy tờ, vì đã hết tiề.n nên vẫn sống tại đây 10 năm mà không bị ai đòi.
Tuy nhiên khi được yêu cầu chuyển đi, người đàn ông lại đòi chủ căn nhà 200.000 NDT (gần 700 triệu đồng) chi phí cải tạo nhà. Gia đình chủ nhà phải nhờ đến luật sư hỗ trợ, sẵn sàng truy cứu trách nhiệm pháp lý và bồi thường tiề.n thuê nhà thì người sống trái phép mới chịu chuyển đi.
Em chồng hay tin vợ chồng tôi định mua xe liền mang qua cho 300 triệu, nhưng khi biết được nguyên nhân tôi liền lên cơn đau tim
Tôi ngồi nghe em chồng nói mà sững người. Đến tối về nhà, chồng tôi mới ấp úng nói ra hết sự thật.
Lấy nhau đã 7 năm nhưng tính đến thời điểm này, ngoài hai đứa con, vợ chồng tôi chỉ có căn chung cư trị giá hơn một tỷ. Nhìn lại những người bạn xung quanh, đôi lúc tôi lại cảm thấy chạnh lòng. Cùng tuổ.i vợ chồng tôi, giờ phút này họ đã có nhà có xe, cuộc sống sung túc. Còn gia đình tôi thì chỉ ở mức đủ ăn mà thôi.
Chồng tôi có cô em gái. Cô ấy vừa ly dị chồng năm ngoái. Sau khi chia tay, cô ấy mua được một căn hộ 3 phòng ngủ với khá nhiều tiện ích. Nhìn vào mặt này, cô ấy hơn hẳn chúng tôi.
Đợt này chồng tôi vừa có quyết định chuyển công tác. Chỗ làm mới xa hơn, đi xe máy khá bất tiện. Thương chồng, tôi dự tính vay mượn để mua cho anh chiếc ô tô. Vậy mà chưa kịp làm đơn vay tiề.n gửi lên ngân hàng, tôi đã nhận được 300 triệu của em chồng.
Chiều qua cô ấy đến nhà, tận tay đưa cho tôi 300 triệu. Cô ấy còn cảm ơn tôi rối rít:
"Anh chị cứ dùng mà mua xe, không cần gửi lại em. Năm ngoái bố mẹ bán đất, anh chị cho em cả, số tiề.n này có thấm là bao đâu".
Tôi ngồi nghe em chồng nói mà sững người. Đến tối về nhà, chồng tôi mới ấp úng nói lúc đó em gái vừa l.y hô.n, anh thương quá. Bố mẹ bán đất chia đôi tiề.n, anh không nói với tôi đã chủ động cho em gái tất cả. Nếu không phải em chồng tự nói ra, có lẽ cả đời này tôi cũng không biết mình đã từng có một số tiề.n lớn như thế.
Vậy đấy mọi người ạ, đáng lẽ phần của chúng tôi là gần 2 tỷ. Cuối cùng lại chẳng có gì. Dù chuyện đã rồi nhưng tôi vẫn muốn làm cho ra lẽ. Tôi có nên yêu cầu họp gia đình để chia lại số tiề.n thuộc về mình không?
Bức ảnh n.ữ sin.h ngồi học trông rất bình thường cho đến khi có người phát hiện chi tiết đau lòng Đúng là "kiến thức thay đổi vận mệnh", nhưng thể lực là điều kiện tiên quyết hàng đầu. Cơ thể là "nguồn vốn" tốt nhất. Chỉ có một cơ thể cường tráng và khỏe mạnh mới có thể thực hiện được mục tiêu theo đuổi của mình. Nếu thể lực không cho phép, đừng nói đến lý tưởng, đôi khi việc bước ra...