Đáp xuống hành tinh này, tàu vũ trụ dễ bị tấn công
Hành tinh mà nhân loại đang hy vọng đặt chân đến nhất có thể là một miền đất vô cùng “xui xẻo”.
Theo Live Science, các nhà khoa học đã khám phá hơn 33.000 vật thể có thể áp sát địa cầu và có xác suất gây nguy hiểm vào thời điểm nào đó trong tương lai – điều thúc đẩy các cơ quan vũ trụ tăng tốc trong các sứ mệnh phòng thủ hành tinh.
Thế nhưng, người láng giềng mang tên Sao Hỏa của chúng ta có thể còn “xui xẻo” hơn tới 2,6 lần.
Một miệng hố va chạm tương đối trẻ được tàu quỹ đạo của NASA chụp được – Ảnh: NASA/JPL-Caltech
Theo một nghiên cứu quốc tế mới đây, xác suất tiểu hành tinh và các dạng thiên thạch nhỏ lẻ khác va chạm với Sao Hỏa là gấp đôi hành tinh của chúng ta.
Đồng tác giả nghiên cứu Yufan Fane Zhou từ Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) giải thích điều này là do Sao Hỏa nằm ngay cạnh một vành đai tiểu hành tinh lớn, thứ ngăn cách thế giới này với gã khổng lồ khí Sao Mộc.
Họ đặt tên cho các vật thể có thể đến gần hành tinh đỏ và gây nguy hiểm là “CAPHA”.
Để xác định số lượng CAPHA của Sao Hỏa, nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình máy tính mô phỏng chuyển động của tất cả 8 hành tinh trong Thái Dương hệ và khoảng 11.000 tiểu hành tinh được chọn ngẫu nhiên trong hơn 100 triệu năm.
Sau đó, xem xét khoảng cách của mỗi tiểu hành tinh với 6 khoảng trống đã biết – các khu vực ít tiểu hành tinh trong vành đai chính nơi đá chạy trốn có khả năng trượt ra ngoài, nhóm nghiên cứu đã phân loại khoảng 10.000 tiểu hành tinh là “gần khoảng trống”.
Video đang HOT
Trong quá trình mô phỏng, các nhà nghiên cứu đã làm cho các tiểu hành tinh ở khoảng cách gần trôi đi hoặc hướng về phía ngôi sao mẹ của chúng ta.
Sự trôi dạt này phát sinh do hiệu ứng Yarkovsky, một lực được tạo ra khi bề mặt có ánh nắng của các tiểu hành tinh phát lại năng lượng mà chúng nhận được, hoạt động giống như các máy đẩy mini.
Việc mô phỏng sự trôi dạt này là rất quan trọng vì trải qua hàng thiên niên kỷ, nó khiến các tiểu hành tinh ở gần khoảng trống uốn khúc vào các khoảng trống.
Khi đến đó, lực hấp dẫn định kỳ từ Sao Mộc hoặc Sao Thổ làm cong đường đi của các tiểu hành tinh này, khiến chúng có nguy cơ va chạm với các hành tinh ở khu vực phía trong của hệ Mặt Trời – nơi trú ngụ của 4 hành tinh đá Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa.
Các mô phỏng cũng tiết lộ rằng mỗi năm có khoảng 52 tiểu hành tinh lớn di chuyển đến gần Sao Hỏa một cách nguy hiểm – gấp khoảng 2,6 lần so với khoảng 20 tiểu hành tinh tiếp cận Trái Đất hàng năm.
Các sứ mệnh của NASA có thể đã chứng kiến một số tác động dạng này. Ví dụ, vụ va chạm ngày 24-12-2021 gây ra trận động đất mạnh 4 độ được tàu đổ bộ Mars InSight thu được.
Mặc dù đây là tin xấu cho các sứ mệnh chinh phục hay thậm chí là xây căn cứ Sao Hỏa được NASA và nhiều cơ quan vũ trụ khác kỳ vọng, song nó cũng giúp hiểu thêm về sự hình thành của khu vực phía trong hệ Mặt Trời.
Ngoài ra, đó cũng là lời cảnh báo cho thấy các cơ quan vũ trụ nên có sự tính toán nhằm bảo vệ các tàu vũ trụ – nhất là các tàu có phi hành đoàn trong tương lai – khi tiếp cận thế giới dễ hứng chịu các cuộc tấn công bất ngờ này.
"Thần Hủy diệt" áp sát Trái Đất năm 2029, chạm trán tàu vũ trụ
"Thần Hủy diệt" là biệt danh giới khoa học đặt tên cho Apophis, một trong những vật thể có nguy cơ cao va chạm với Trái Đất.
Tiểu hành tinh Apophis được đặt theo tên Apep - một con rắn quỷ khổng lồ độc ác, kẻ cai trị bóng đêm và sự hỗn loạn trong thần thoại Ai Cập - được các cơ quan vũ trụ hàng đầu coi là tiểu hành tinh nguy hiểm nhất đối với Trái Đất.
Một tính toán trước đó từng cảnh báo Apophis có thể va chạm địa cầu vào thứ sáu ngày 13-4-2029.
Apophis trên vùng không gian gần Trái Đất - Ảnh đồ họa: NASA
Song, rất may là các tính toán tinh vi hơn sau này cho thấy đó sẽ chỉ là một cú áp sát đe dọa trong phạm vi 48.300 km. Trong ít nhất 100 năm tới, nhân loại có thể tạm thở phào.
Mặc dù vậy, đây vẫn là vật thể rất cần được theo dõi và nghiên cứu kỹ.
Theo Space.com, trong dự án "NEAlight", một nhóm nghiên cứu từ Đại học Julius Maximilians Würzburg (JMU - Đức) đã tiết lộ ý tưởng về việc cử tàu vũ trụ giáp mặt Apophis vào năm 2029 để tìm hiểu rõ hơn về nó cũng như về những vật thể đe dọa Trái Đất nói chung.
Ý tưởng đầu tiên của nhóm là một vệ tinh nhỏ sẽ tham gia cùng Apophis trong khoảng thời gian hai tháng khi nó tiếp cận gần Trái Đất.
Nhiệm vụ đặc biệt này sẽ đầy thách thức vì thời gian của nó, khoảng cách cần thiết để di chuyển và thực tế là tàu sẽ phải hoạt động tự chủ trong thời gian dài. Nó cũng sẽ phải phóng ít nhất một năm trước khi Apophis đến vùng lân cận Trái Đất.
Ý tưởng thứ hai của nhóm liên quan đến việc tích hợp với một tàu vũ trụ lớn hơn đang được ESA lên kế hoạch có tên là RAMSES, là tàu vũ trụ nghiên cứu vành đai bức xạ Van Allen bao quanh hành tinh.
Nhiệm vụ này có thể mang theo vệ tinh nhỏ hơn, thiết bị đo lường và kính thiên văn, trong đó có một vệ tinh do nhóm JMU thiết kế nhằm thu thập dữ liệu về Apophis.
Ý tưởng thứ 3 liên quan đến một vệ tinh nhỏ sẽ chỉ bay qua Apophis trong thời gian ngắn khi tiểu hành tinh này ở gần Trái Đất nhất, chụp ảnh tiểu hành tinh trong quá trình này.
Tuy dễ làm nhất và chỉ cần phóng 2 ngày trước cú tiếp cận, ý tưởng thứ 3 sẽ đem lại ít dữ liệu khoa học nhất bởi thời gian tiếp cận ngắn.
Ngoài Apophis, các ý tưởng trên có thể được thiết kế để nhắm vào các vật thể đe dọa Trái Đất khác.
Nhân loại đã biết đến khoảng 1,3 tiểu hành tinh trong Thái Dương hệ, trong đó khoảng 2.500 tiểu hành tinh được coi là có khả năng gây nguy hiểm (PHA).
Chúng là các vật thể có bề ngang rộng nhất đạt 140 m trở lên, lướt qua Trái Đất trong khoảng cách dưới 20 lần khoảng cách Mặt Trăng - Trái Đất.
Trong đó, "Thần Hủy diệt" Apophis có bề rộng lớn nhất khoảng 335 m, đứng đầu danh sách PHA có rủi ro tác động của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) và Bảng Rủi ro Sentry của NASA.
NASA đã cử tàu vũ trụ đến Apophis
Trên thực tế, đã có một tàu vũ trụ của con người đang trên đường tìm đến "Thần Hủy diệt". Đó là OSIRIS-APEX của NASA.
OSIRIS-APEX có tên trước đó là OSIRIS-REx, đã trả mẫu một hành tinh khác về Trái Đất hồi cuối tháng 9-2023 bằng cách thả dù, sau đó tiếp tục hành trình bay tới Apophis.
OSIRIS-APEX sẽ có nhiệm vụ tiếp cận trong thời điểm tiểu hành tinh này đến gần Trái Đất, khám phá cấu trúc, thành phần và bề mặt của Apophis cũng như những thay đổi sau cú áp sát.
Tìm thấy nước ngoài hành tinh Các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Tây Nam San Antonin (Mỹ) công bố lần đầu tiên phát hiện phân tử nước trên bề mặt của tiểu hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời. Phân tử nước trên bề mặt của tiểu hành tinh. Ảnh: NASA. Phát hiện này dựa trên dữ liệu thu thập từ Đài quan sát thiên văn hồng ngoại...