DAP Vinachem lỗ thêm 7 tỷ đồng trong quý 3/2020
CTCP DAP – Vinachem (DDV) ghi nhận lỗ 7 tỷ đồng trong quý 3 nhưng đã giảm được nợ vay tài chính ngắn hạn 41% so với thời điểm đầu năm.
Trong quý 3/2020, DDV ghi nhận doanh thu thuần tăng 32% lên 507 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán chỉ tăng 27% nên lãi gộp tăng mạnh 99% lên 55 tỷ đồng từ mức 28 tỷ đồng.
DDV cho biết, sản lượng DAP tiêu thụ quý 3 đạt hơn 65 ngàn tấn, tăng 53% so với cùng kỳ bên cạnh đó giá bán bình quân giảm nhẹ nên dẫn đến doanh thu tăng trong quý 3.
Video đang HOT
Trong khi đó khoản chi phí bán hàng và chi phí doanh nghiệp đã chiếm gần 55 tỷ đồng, chi phí tài chính cũng chiếm gần 9 tỷ đồng.
Lãi gộp không bù đắp chi phí khiến DDV báo lỗ gần 7 tỷ đồng trong quý 3/2020, tuy vậy tích cực hơn số lỗ đến 18 tỷ đồng của cùng kỳ.
Công thêm kết quả bết bát của 2 quý trước, DDV lỗ đến 40 tỷ đồng trong 9 tháng. Với số lỗ này, lỗ luỹ kế của Công ty tại ngày 30/9 đạt 251 tỷ đồng.
Tài sản của Công ty tại ngày cuối quý 3 đạt 1.697 tỷ đồng, giảm 11% so đầu năm, đáng chú ý hầu như tài sản tập trung ở hàng tồn kho, giá trị gần 214 tỷ đồng. Nợ phải trả của DDV chỉ 482 tỷ đồng, trong đó nợ vay tài chính ngắn hạn chiếm 259 tỷ đồng, giảm đến 41% so với thời điểm cuối năm 2019.
Cổ phiếu Tập đoàn Cao su được cấp margin
Cổ phiếu GVR được cấp margin sau khi thời gian niêm yết đủ 6 tháng.
Tập đoàn có kế hoạch M&A các doanh nghiệp săm, lốp thuộc Vinachem để khép kín chuỗi giá trị.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) thông báo đưa cổ phiếu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) ra khỏi danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) do đủ 6 tháng tính từ ngày giao dịch đầu tiên.
4 tỷ cổ phiếu GVR được niêm yết tại HoSE với ngày giao dịch đầu tiên là 17/3, giá tham chiếu 11.570 đồng/cp. Sau 6 tháng giao dịch tại HoSE, cổ phiếu tăng gần 12% lên 12.250 đồng/cp (tính theo giá điều chỉnh chia cổ tức 6% bằng tiền).
Tập đoàn Cao su hoạt động trong 5 mảng chính là trồng và chế biến mủ cao su; chế biến gỗ cao su; sản phẩm công nghiệp cao su; khu công nghiệp đầu tư trên đất cao su; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tại cuộc họp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC), lãnh đạo tập đoàn cho biết đang xem xét đầu tư vào các nhà máy sản xuất săm, lốp xe theo hình thức mua bán sáp nhập các công ty đã có thương hiệu hoạt động tại Việt Nam thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Mục tiêu là để khép kín chuỗi giá trị sản phẩm cao su và nòng cốt để phát triển sản phẩm săm, lốp trong tương lai.
Nửa đầu năm, tập đoàn báo cáo doanh thu thuần đạt 5.952 tỷ đồng, lãi sau thuế 841 tỷ đồng; cùng giảm trên 22% so với cùng kỳ năm trước.
Lọc dầu Nghi Sơn lỗ 1,5 tỷ USD trong 3 năm, lọc dầu Bình Sơn có lãi trở lại sau ảnh hưởng của giá dầu và Covid-19 Trong quý III/2020, mặc dù Nhà máy lọc dầu Dung Quất ngừng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng tổng thể gần 2 tháng nhưng Công ty BS vẫn có lợi nhuận, chấm dứt giai đoạn lợi nhuận âm của 2 quý đầu năm. Các địa phương luôn trải thảm đỏ cho các dự án lọc hoá dầu. Với vốn đăng ký từ...