DAP VINACHEM lỗ 6 tỷ đồng trong quý 1 do gánh nặng chi phí
CTCP DAP – VINACHEM (UPCoM: DDV) ghi nhận lỗ hơn 6 tỷ đồng trong quý 1 nhưng đã giảm được nợ vay tài chính ngắn hạn đến 36% so với thời điểm đầu năm.
Trong quý 1/2020, DDV ghi nhận doanh thu thuần gần 404 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so cùng kỳ. Trong khi đó giá vốn hàng bán chiếm 357 tỷ, tăng gần 4% nên lãi gộp giảm đến 24% về mức 47 tỷ đồng.
DDV cho biết, sản lượng DAP tiêu thụ quý 1 đạt 47 ngàn tấn, tăng so với cùng kỳ nhưng giá bán bình quân lại giảm nên dẫn đến doanh thu giảm nhẹ.
Chi phí tài chính trong kỳ tăng 48% lên gần 12 tỷ đồng, trong khi doanh thu tài chính khá khiêm tốn chỉ 283 triệu đồng. Theo DDV, chi phí tài chính tăng là do việc bán hàng gặp khó khăn, Công ty phải tăng vốn vay lưu động từ ngân hàng và do biến động của tỷ giá ngoại tệ dẫn đến lỗ chênh lệch tỷ giá thanh toán.
Video đang HOT
Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng cao 36% lên gần 21 tỷ đồng và chi phí bán hàng thì xấp xỉ so cùng kỳ chiếm 21 tỷ đồng.
Với những lý do đó khiến DDV báo lỗ hơn 6 tỷ đồng trong quý 1/2020, trong khi cùng kỳ có lãi đến 18 tỷ đồng. Với số lỗ này, lỗ luỹ kế của Công ty tại ngày 31/3 đạt gần 217 tỷ đồng.
Tài sản của Công ty tại ngày cuối quý 1 đạt 577 tỷ đồng, giảm 9% so đầu năm, đáng chú ý hầu như tài sản tập trung ở hàng tồn kho, giá trị gần 391 tỷ đồng. Nợ phải trả của DDV chỉ 546 tỷ đồng, trong đó nợ vay tài chính ngắn hạn chiếm 280 tỷ đồng, giảm 36% so với thời điểm cuối năm 2019.
Anh Nhi
Lỗ "sấp mặt", Đạm Hà Bắc cả năm không trả nổi một đồng lãi
Lỗ lũy kế đến cuối năm 2019 Đạm Hà Bắc đã vượt 20% so với vốn điều lệ, xấp xỉ 3.285 tỷ đồng.
CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (mã DHB) vừa tiếp tục lỗ thêm 217 tỷ đồng trong quý IV/2019, kéo lợi nhuận sau thuế cả năm âm 637 tỷ đồng, cao gấp đôi khoản lỗ năm trước.
Doanh thu cả năm 2019 giảm gần 10%. Đồng thời, mỗi đồng doanh thu thu về, khoản lợi nhuận gộp Đạm Hà Bắc có được sau khi trừ giá vốn cũng ít hơn. Tỷ suất lợi nhuận gộp năm nay chỉ đạt 11,7% trong khi cùng kỳ đạt 20%.
Chi phí lãi vay thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 30% tổng doanh thu), phát sinh từ khoản vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Lãi suất vay vốn bình quân là 10,78%/năm, tuy nhiên, Đạm Hà Bắc đang phải chịu lãi phạt trên số tiền chậm trả bằng gấp rưỡi lãi suất trong hạn, có khoán vay với lãi phạt 18%/năm.
Lỗ "sấp mặt", đạm Hà Bắc cả năm không trả nổi một đồng lãi. Ảnh minh họa
Trước đó, giải trình cho nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ gia tăng, đại diện Đạm Hà Bắc cho biết thực tế này xuất phát từ việc giá bán các sản phẩm giảm so với năm 2018 và theo đó lợi nhuận gộp giảm. Chi phí đầu vào của công ty cũng tăng cao do giá than cám tăng, giá điện tăng.Cả năm 2019, chi phí lãi vay của doanh nghiệp đạt 840 tỷ đồng, tăng gần 14% so với năm trước và đều chưa thanh toán cho ngân hàng. Số dư các khoản vay nợ ngân hàng đến cuối năm 2019 gần 7.500 tỷ đồng, một phần dư nợ gốc đã được thanh toán (khoảng 200 tỷ đồng).
Lãnh đạo Đạm Hà Bắc thừa nhận, công ty này đang gặp rất nhiều khó khăn do chi phí tài chính rất lớn, đặc biệt từ tháng 1/2019 do không được kéo dài thời gian trả nợ, công ty không thể cân đối được tài chính để trả đủ nợ gốc cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) nên đang phải chịu lãi phạt trên nợ gốc quá hạn với lãi suất 18%/năm.
Ngoài ra, năm 2019, Đạm Hà Bắc vẫn phải thực hiện trích khấu hao ở mức 50% mức phải trích hàng năm theo thông báo ngày 24/5/2017 của Tập đoàn Hóa chất (Vinachem).
Như vậy, kinh doanh thua lỗ vượt cả vốn chủ sở hữu, nói cách khác, Đạm Hà Bắc đã chính thức mất vốn.
Kiểm toán nhận định: "Những sự kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty".
Vũ Đậu ( T/h)
Theo doisongphapluat.com
PXS tự tin có lãi sau 2 năm lỗ liên tiếp Sau hai năm thua lỗ liên tiếp, Công ty CP Kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí (PXS) đặt kế hoạch có lãi 700 triệu đồng trong năm 2019. Ảnh minh họa Cụ thể, HĐQT PXS tạm đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 với tổng doanh thu dự kiến 888 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế...