Đáp ứng các qui định, hướng dẫn khi cách ly, điều trị F0 tại nhà
Gần tháng qua, trung bình mỗi ngày tỉnh Bạc Liêu có 400 ca F0. Với số ca mắc tăng cao dẫn đến quá tải tại nhiều cơ sở thu dung, điều trị trên địa bàn tỉnh.
Nhân viên y tế thăm khám cho bệnh nhân F0 ở phường 2, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bạc Liêu, hiện có trên 5.000 ca mắc COVID-19 đang được điều trị tại các cơ sở y tế. Trước tình hình như vậy, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 đã triển khai việc cách ly, điều trị tại nhà đối với người mắc COVID-19 không có triệu chứng.
Việc triển khai điều trị F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại nhà là giải pháp cần thiết tại tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn hiện nay, góp phần giảm tải cho các cơ sở thu dung, điều trị và các bệnh viện; tập trung nguồn nhân lực y tế để chăm sóc bệnh nhân COVID-19 nặng cũng như công tác phòng, chống dịch.
Thành phố Bạc Liêu được xem là điểm nóng về tình hình lây nhiễm COVID-19 trong tỉnh bởi số ca mắc mới tăng nhanh với trên 100 ca/ngày. Để giảm tải cho các cơ sở thu dung, điều trị, thành phố Bạc Liêu đã thực hiện điều trị F0 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ tại nhà ở 8/10 phường, xã; hai xã chưa thực hiện là Vĩnh Trạch và Hiệp Thành do số ca mắc COVID-19 không nhiều. Đến nay, thành phố có trên 100 F0 đang được điều trị tại nhà.
Bác sĩ Trương Minh Huy, Trưởng Trạm y tế lưu động số 1, Phường 1, thành phố Bạc Liêu cho biết, các F0 điều trị tại nhà được liên lạc, thăm khám thường xuyên thông qua ứng dụng Zalo. Nhân viên y tế yêu cầu người bệnh cung cấp các chỉ số về thân nhiệt, chỉ số nồng độ oxy trong máu và báo nhanh các triệu chứng nếu có.
Phường 1, thành phố Bạc Liêu đang điều trị cho 23 F0 tại nhà. Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19, ngoài trạm y tế cố định, Phường 1 đã thành lập thêm 2 trạm y tế lưu động. Các trạm y tế đều được cung cấp đủ thuốc điều trị F0 tại nhà, các trang thiết bị, đặc biệt là các bình oxy cũng như nhân lực phục vụ.
Video đang HOT
Bác sĩ Tô Hoàng Giang, Trưởng Trạm y tế Phường 2, thành phố Bạc Liêu chia sẻ, cùng với việc thăm khám qua điện thoại, nhân viên y tế của các trạm y tế lưu động và trạm y tế cố định còn đến thăm hỏi trực tiếp tại nhà người bệnh nhằm ghi nhận những triệu chứng mới của bệnh, tạo tâm lý an tâm cho bệnh nhân đồng thời sớm có giải pháp xử lý kịp thời khi bệnh có diễn biến khác.
Bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà được ngành y tế phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc giám sát, hỗ trợ. Ngoài cửa có treo bảng thông báo “địa điểm có người đang điều trị COVID-19 tại nhà”, cung cấp cho bệnh nhân và người chăm sóc số điện thoại thường trực 24/24 giờ để tư vấn hoặc nhận yêu cầu hỗ trợ trong những tình huống khẩn cấp… Đến nay, thành phố Bạc Liêu đã có gần 3.000 người mắc COVID-19.
Bên cạnh các cơ sở y tế như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ, Bệnh viện Quân – Dân y tỉnh, thành phố Bạc Liêu còn thành lập thêm 5 cơ sở thu dung, điều trị COVID-19. Bà Đỗ Ái Lam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Bạc Liêu cho biết, với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, số ca nhiễm hàng ngày còn cao thì giải pháp điều trị F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại nhà là phù hợp với tình hình thực tế. Những F0 được lựa chọn cách ly, điều trị tại nhà đều thỏa mãn các điều kiện mà Sở Y tế đã hướng dẫn.
Theo đánh giá của Sở Y tế Bạc Liêu, sức khỏe của bệnh nhân F0 đang được điều trị tại nhà đều ổn định. Việc được điều trị tại nhà giúp cho bệnh nhân có điều kiện ăn, ở, ngủ, tập thể dục, môi trường sinh hoạt, điều trị cũng tốt hơn ở các khu tập trung hoặc tại các bệnh viện. Cùng với đó, khi điều trị tại nhà, F0 được giải trí bằng các phương tiện nghe nhìn, vẫn có thể làm việc trực tuyến tại nhà, được ở cùng với các thành viên trong gia đình, không bị cảm giác cô đơn nên tinh thần sẽ thoải mái, giảm stress. Người bệnh sẽ không bị ám ảnh, căng thẳng khi không phải tiếp xúc, chứng kiến các trường hợp F0 có diễn biến nặng khi điều trị tại bệnh viện, cơ sở điều trị tập trung. Ngoài ra, khi số lượng F0 điều trị tại bệnh viện giảm cũng giúp giảm nguồn nhân lực điều trị và phục vụ, qua đó giảm một nguồn lực kinh tế rất lớn cho xã hội.
Sau thành phố Bạc Liêu, các huyện, thị còn lại của tỉnh Bạc Liêu đang chuẩn bị triển khai thử nghiệm điều trị F0 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ tại nhà. Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bạc Liêu, việc điều trị F0 tại nhà đã được Bộ Y tế cho phép và đã có hướng dẫn hết sức cụ thể. Để thực hiện điều trị F0 không triệu chứng tại nhà, phải đảm bảo giám sát chặt chẽ để vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh, vừa đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch trong cộng đồng.
Đề xuất nhiều quy định "đặc biệt" trong phòng, chống dịch Covid-19
Bộ Y tế kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép được điều động, sử dụng nhân lực cho công tác phòng chống dịch Covid-19 mà không phụ thuộc vào phạm vi hành nghề...
Chiều 2/12, Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã nghe Bộ Y tế báo cáo về các nội dung Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc cách, đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 để thực hiện Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19.
Trình bày nội dung này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nêu khá nhiều vấn đề cần giải quyết từ thực tiễn phòng chống dịch thời gian qua.
Về nhân lực, ông Thuấn nêu thực tiễn vừa qua để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch, Bộ Y tế đã phải huy động lực lượng nhân lực tham gia xét nghiệm trên diện rộng, tăng cường cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 gồm các bác sĩ không chỉ ở chuyên ngành hồi sức, nội, truyền nhiễm mà ở tất cả các chuyên ngành.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trình bày tại cuộc họp.
Theo Thứ trưởng Thuấn, có nhiều trường hợp thực hiện các nhiệm vụ không phù hợp, thậm chí trái với phạm vi hành nghề được ghi trong chứng chỉ hành nghề. Học sinh, sinh viên chuyên ngành y là đối tượng chưa có chứng chỉ hành nghề tham gia các hoạt động lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng phòng Covid-19, chăm sóc người bệnh Covid-19.
Tuy nhiên, các hoạt động nêu trên chưa phù hợp với quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Do vậy, Bộ Y tế kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép được điều động, sử dụng nhân lực cho công tác phòng chống dịch Covid-19 mà không phụ thuộc vào phạm vi hành nghề và phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
Theo đó, Dự thảo nghị quyết về nội dung trên quy định, trong trường hợp dịch Covid-19 lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người, cho phép người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cả người nước ngoài đang hành nghề tại Việt Nam) được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh cho người nhiễm Covid-19 theo phân công của người đứng đầu cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 mà không phải bổ sung phạm vi hành nghề.
Dự thảo cũng cho phép người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp chứng chỉ hành nghề tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 theo phân công của người đứng đầu cơ sở y tế.
Thí điểm khám, chữa bệnh từ xa
Dự thảo nghị quyết cho phép thực hiện thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa với một số nội dung chủ yếu. Cụ thể, hoạt động khám chữa bệnh từ xa được thực hiện bằng việc tương tác giữa người hành nghề khám chữa bệnh với người bệnh thông qua các phương tiện viễn thông.
Người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa phải chịu trách nhiệm về kết quả chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc của mình. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ xa do Quỹ bảo hiểm y tế, người bệnh và các nguồn khác chi trả. Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể việc thực hiện thí điểm khám - bệnh, chữa bệnh từ xa.
Thứ trưởng Thuấn cho biết, có ý kiến đề nghị cân nhắc làm rõ hơn về phạm vi thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa trong dự thảo Nghị quyết hay để giao cho Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết.
Về vấn đề này, ông Thuấn báo cáo, Bộ Y tế xin giữ nguyên như dự thảo là chỉ quy định về nguyên tắc trong Nghị quyết và giao Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể để bảo đảm tính chủ động, linh hoạt động điều hành hoạt động thí điểm.
Ngoài những nội dung trên, dự thảo nghị quyết còn cho phép một số cơ chế, chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19 liên quan đến khám, chữa bệnh từ xa; cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc điều trị Covid-19; sử dụng thuốc sản xuất trong nước thuộc lô thuốc được sản xuất và phục vụ cấp giấy đăng ký lưu hành trong dự phòng, điều trị Covid-19...
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết vào phiên họp thứ sáu diễn ra vào tuần sau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến vào nội dung Chính phủ trình.
Nam Định: Cô dâu mới là F0, cả đoàn đón dâu thành F1 Thông tin từ Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) cho biết, từ đêm qua đến sáng nay (29.11), huyện Hải Hậu ghi nhận thêm 5 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh viện dã chiến vừa được thiết lập tại Nhà thi đấu trung tâm huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) để hỗ...