Đáp trả “quá tay”, Trung Quốc đang mất những “người bạn” châu Âu như thế nào?

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc đang mất những người bạn châu Âu nhanh hơn những gì họ hy vọng có thể giành được, giữa bối cảnh những bất đồng giữa Bắc KinhBrussels ngày càng sâu sắc.

Đáp trả “quá tay”

Vòng đáp trả lẫn nhau đáng chú ý nhất giữa hai bên diễn ra hồi tháng 3 khi Liên minh châu Âu (EU) cho biết khối này đã trừng phạt 4 quan chức Trung Quốc và 1 thực thể liên quan đến vấn đề Tân Cương. Bắc Kinh đã đáp trả lại ngay lập tức với những biện pháp vô cùng mạnh mẽ và cứng rắn.

Đáp trả quá tay, Trung Quốc đang mất những người bạn châu Âu như thế nào? - Hình 1
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xuất hiện trên một màn hình lớn trong sự kiện đồng diễn quy mô lớn kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 28/6/2021 ở Bắc Kinh. Ảnh: Getty

Diễn biến này đã dẫn đến sự sụp đổ Thỏa thuận Đầu tư Toàn diện EU – Trung Quốc (CAI) – một thỏa thuận mất gần 1 thập kỷ để đạt được và được cho là một công cụ địa chính trị của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm chia rẽ quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương Mỹ – EU.

Ngày 2/7, phái đoàn Trung Quốc tại Brussels một lần nữa cáo buộc EU can thiệp vào công việc nội bộ của nước này. Động thái trên diễn ra một ngày sau khi Cơ quan Hành động đối ngoại châu Âu (European External Action Service, viết tắt là EEAS hoặc EAS) nhắc lại “những lo ngại sâu sắc” về vấn đề Tân Cương.

Theresa Fallon, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nga, châu Âu và châu Á (CREAS) nhận định, các chính sách phòng vệ dữ dội của Trung Quốc qua chiến lược “Ngoại giao chiến lang” lạc tông đã gây phản tác dụng, dẫn đến lập trường ở Brussels về Bắc Kinh ngày càng cứng rắn.

Sau khi CAI sụp đổ với việc Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu đóng băng thỏa thuận này ngày 20/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện đang đối mặt với “tình thế tiến thoái lưỡng nan ở châu Âu”, bà Fallon nhận định với Newsweek.

“Họ đã dành hàng triệu USD vào quyền lực mềm và không gì trong số đó đem lại hiệu quả bởi họ đang tiếp tục hủy hoại những nỗ lực của mình bằng chính sách ngoại giao chiến lang. Điều này chẳng khác nào tự chuốc lấy thất bại”, chuyên gia này đánh giá.

Các biện pháp trừng phạt mà EU đưa ra ngày 22/3 không nhằm vào riêng Trung Quốc mà nằm trong một gói trừng phạt nhắm vào cả Triều Tiên, Nga và một số bên khác. Dù vậy, các biện pháp của khối này với vấn đề Tân Cương đánh dấu lệnh trừng phạt đầu tiên của EU với Trung Quốc trong gần 3 thập kỷ qua.

Trung Quốc đã đáp trả lại bằng cách nhắm vào 10 quan chức và học giả châu Âu cùng với 4 thực thể, trong đó có nghị sĩ đảng Xanh của Đức Reinhard Btikofer, chủ tịch phái đoàn đàm phán với Trung Quốc của EU và là người đứng đầu Ủy ban An ninh và Chính trị – cơ quan hoạch địch chính sách đối ngoại chính của EU gồm các đại sứ từ các nước thành viên.

Trong một tuyên bố kèm theo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết EU cần “sửa chữa sai lầm của mình” hoặc khối này sẽ đối mặt thêm với các lệnh trừng phạt.

Bà Fallon cho rằng phản ứng của Trung Quốc là một cuộc tấn công vào nền dân chủ châu Âu và “nếu họ nghĩ rằng điều này sẽ không dẫn đến các biện pháp đáp trả thì họ đã phạm sai lầm sâu sắc”.

Thỏa thuận đầu tư giữa EU và Trung Quốc hứa hẹn sẽ giải quyết việc tiếp cận thị trường không cân xứng của châu Âu tại Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình, trong một động thái mang tính địa chính trị, đã thúc đẩy thỏa thuận trên vào tháng 12, bất chấp sự phản đối từ những quan chức trong chính quyền Tổng thổng Biden sắp kế nhiệm.

Một số bài báo đưa tin, giới lãnh đạo Trung Quốc đã can thiệp để đạt được thỏa thuận CAI ngay sau khi ông Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.

Nhà phân tích Fallon cho biết Chủ tịch Tập Cận Bình “đã nhận thấy cơ hội chia rẽ mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương thậm chí trước cả khi Tổng thống Biden nhậm chức”.

“Theo tôi, họ chỉ chờ xem liệu ai sẽ là ông chủ tiếp theo của Nhà Trắng. Nếu đó là ông Trump, họ không cần tới CAI nhưng nếu đó là ông Biden, họ phải thúc đẩy thỏa thuận này rất nhanh chóng và thực tế là họ đã làm vậy. Vì thế, Trung Quốc không có động thái nào cho tới khi kết quả bầu cử được công bố”.

Bà Fallon cũng không đồng ý với các phân tích cho rằng Bắc Kinh không còn quá quan tâm đến CAI nữa. Với việc thỏa thuận này vẫn bị đóng băng và Nghị viện châu Âu tuyên bố sẽ không có tiến triển nào cho tới khi các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ, nhà quan sát Fallon tin rằng kết quả này cũng chẳng khác gì một “thảm họa” với Trung Quốc.

Sự trở lại của Mỹ

Video đang HOT

Một dấu hiệu khác cho thấy sự dịch chuyển thái độ chính trị về Trung Quốc là trong hàng loạt Hội nghị Thượng đỉnh của Tổng thống Biden với những nhà lãnh đạo quan trọng tại G7, NATO và EU vào tháng trước.

Bà Fallon, người sáng lập CREAS, đã đặc biệt lưu ý đến phản ứng nhanh chóng của Bắc Kinh sau khi các tuyên bố chung của các Hội nghị Thượng đỉnh được đưa ra. Phản ứng này dường như cho thấy sự thận trọng của Trung Quốc trước Tổng thống Biden và kế hoạch tập hợp đồng minh của nhà lãnh đạo Mỹ nhằm cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc ở châu Âu.

Sau 4 năm châu Âu mất niềm tin vào Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Trump, Tổng thống Biden và các nhà ngoại giao đã sẵn sàng bù đắp lại khoảng thời gian này. Hiện vẫn chưa rõ liệu các nhà lãnh đạo châu Âu đã sẵn sàng để Mỹ trở lại là người đứng đầu bàn đàm phán hay chưa, bà Fallon cho hay.

Đáp trả quá tay, Trung Quốc đang mất những người bạn châu Âu như thế nào? - Hình 2

Châu Âu tính toán “cài đặt lại” quan hệ với Nga

VOV.VN – Lãnh đạo hai nước Pháp và Đức mới đây đã nêu ý tưởng về việc tổ chức cuộc họp thượng đỉnh EU – Nga để “cài đặt lại” mối quan hệ song phương.

Mặc dù đạt được sự nhất trí chung tại G7 và NATO, một số nhà quan sát cho rằng Mỹ và châu Âu vẫn chưa đạt được những đề xuất thống nhất nhằm đối phó với thách thức từ Trung Quốc bởi rõ ràng, cả hai vẫn còn những bất đồng nhất định.

Ngay sau khi tuyên bố chung của NATO được đưa ra ngày 14/6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhận định rằng, Trung Quốc “hầu như không có gì để làm với Bắc Đại Tây Dương”.

Trong khi đó, Hải quân Pháp tiếp tục tiến hành các chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông. Các lực lượng của Pháp tham gia cùng Quad ở Vịnh Bengal vào tháng 4 và 1 tháng sau, đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự tại Nhật Bản như một phần trong cuộc diễn tập đổ bộ còn được gọi là Jeanne DArc 21.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, người cảnh báo NATO không nên “đánh giá quá cao” ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc, đã phê chuẩn lịch trình đi qua Biển Đông của một tàu chiến Đức vào tháng tới.

Trong khi Trung Quốc vẫn là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của EU thì nhà quan sát Fallon cho rằng khối này cần có những bước đi phối hợp để đảm bảo các nước thành viên và những cơ sở hạ tầng quan trọng của họ không bị ảnh hưởng quá mức bởi bên ngoài, dù là Trung Quốc hay bất kỳ bên nào khác.

Trung Quốc đang mất dần châu Âu

Theo bà Fallon, một trong những trở ngại lớn nhất của Trung Quốc tại châu Âu có lẽ là khoảng cách quá lớn về quan điểm giữa giới lãnh đạo và công chúng. Mức độ thiếu tin tưởng với Trung Quốc đã tăng cao, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19.

Ngày 30/6, Trung tâm Nghiên cứu Pew đã công bố kết quả một cuộc thăm dò dư luận cho thấy, quan điểm tiêu cực về Trung Quốc đã “tăng ở mức cao gần kỷ lục trong lịch sử” trong khía cạnh kinh tế, trong đó có châu Âu, với 66% những người được hỏi có quan điểm tiêu cực về nước này trong khi tỷ lệ ủng hộ là 28%.

Tại Anh, nơi là nghiên cứu của Pew cho thấy 63% những người được hỏi có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc, quốc gia này đang “nghiêng về” Ấn Độ – Thái Bình Dương sau khi rút khỏi EU.

Không lâu sau khi Bắc Kinh đáp trả các lệnh trừng phạt của EU, nước này cũng trừng phạt 9 cá nhân và 4 thực thể của Anh ngày 26/3. Giống như các biện pháp trừng phạt châu Âu, lệnh trừng phạt này đã ảnh hưởng đến các cá nhân trong danh sách cũng như gia đình của họ, những người bị cấm đi lại tới Trung Quốc, Hong Kong, Macao và bị cấm trao đổi với các công dân, tổ chức và doanh nghiệp Trung Quốc.

Các nghị sĩ đảng Bảo thủ Tom Tugendhat và Neil OBrien, người thành lập Tổ chức Nghiên cứu về Trung Quốc hồi tháng 4/2020 là những cái tên đầu tiên trong danh sách trừng phạt của Bắc Kinh. Ông Tugendhat từng nói rằng, ông muốn Anh và Trung Quốc “có mối quan hệ mang tính xây dựng và cân bằng”.

“Tôi hy vọng Anh và Trung Quốc có thể tìm ra biện pháp hiệu quả hơn để đối thoại với nhau nhằm giải quyết những thách thức mà chúng ta phải đối mặt từ các đại dịch cho tới biến đổi khí hậu”, nghị sĩ này nhận định, đồng thời cho rằng: “Tuy nhiên, điều đó yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt lập trường đe dọa”.

“Chiến lang thuộc về rừng hoang chứ không phải các đại sứ quán”, ông Tugendhat cho hay, đồng thời thể hiện sự ủng hộ với “hướng tiếp cận đa quốc gia” của Tổng thống Biden nhằm xây dựng một kế hoạch cơ sở hạ tầng thay thế, đối trọng với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc trên thế giới.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh hiện đang thực hiện chuyến hải trình đầu tiên và sẽ đi qua Biển Đông, cũng như ghé thăm một cảng biển ở Nhật Bản.

Trung Quốc sẽ theo dõi việc triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay này ở châu Á nhưng ông Tugendhat nói rằng “không nên có bất kỳ hành động hung hăng nào lặp lại” như tàu khu trục Anh HMS Defender phải đối mặt khi đi qua Biển Đen.

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab thể hiện sự lo ngại về vấn đề Hong Kong nhưng trong chính phủ Thủ tướng Anh Boris Johnson, các thành viên nội các lại quan tâm hơn đến những cơ hội thương mại với thị trường Trung Quốc.

Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak cho rằng trong khi chỉ trích vấn đề Tân Cương thì Anh nên tiếp tục thúc đẩy quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Các nhà quan sát cho biết chính phủ Anh đang tìm cách nối lại phần nào “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ Anh – Trung dưới thời Thủ tướng David Cameron. Tuy nhiên, giáo sư Steve Tsang thuộc Đại học London cho rằng kỷ nguyên vàng đó “chưa bao giờ là thật” và gọi đó chỉ là “những tuyên bố hoa mỹ” nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc./.

Trung Quốc 'tự bắn vào chân' vì cứng rắn với châu Âu

Chính sách đối ngoại cứng rắn của Trung Quốc với một số nước đã làm mất lòng châu Âu, ngáng đường tham vọng mở rộng ảnh hưởng.

Nghị viện châu Âu (EP) ngày 19/5 thông qua nghị quyết đóng băng "bất cứ việc xem xét hay thảo luận phê chuẩn nào đối với Thỏa thuận Đầu tư Toàn diện (CAI) giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU).

EP cũng yêu cầu tăng cường Quy định Giám sát Đầu tư Nước ngoài của EU, các đạo luật về trợ cấp nước ngoài cùng những biện pháp khác nhắm thẳng vào Trung Quốc. Cơ quan này kêu gọi EU "tăng cường phối hợp với Mỹ trong khuôn khổ Đối thoại Xuyên Đại Tây Dương về vấn đề Trung Quốc".

Đây được coi là một đòn giáng với Trung Quốc, bởi chỉ 6 tháng trước, Bắc Kinh vẫn tự tin đã giành được thắng lợi chiến lược trong tham vọng mở rộng ảnh hưởng sang Đại Tây Dương.

Trung Quốc tự bắn vào chân vì cứng rắn với châu Âu - Hình 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (giữa) và Thủ tướng Đức Angela Merkel vào tháng 3/2019. Ảnh: Reuters.

Diễn biến ở nghị trường châu Âu khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh thêm lo ngại về tình cảnh đối ngoại của họ, bởi giờ đây, không chỉ quan hệ với Mỹ khó cải thiện, quan hệ giữa Trung Quốc và EU cũng đang đi vào ngõ cụt. Tuy nhiên, Theresa Fallon, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nga Âu Á (CREAS) ở Brussels, cho rằng Trung Quốc chỉ có thể tự trách mình "tự bắn vào chân" trong hoàn cảnh này.

Trung Quốc - EU hoàn tất đàm phán CAI vào cuối năm 2020, được xem là điểm sáng ngoại giao hiếm hoi giữa Bắc Kinh và các chính phủ phương Tây sau một năm quan hệ Mỹ - Trung đầy sóng gió. Nỗ lực thuyết phục châu Âu suốt 7 năm cuối cùng đã đơm hoa kết trái. Bắc Kinh ca ngợi thỏa thuận là thắng lợi to lớn trên trường quốc tế, mang ý nghĩa chiến lược vượt khỏi lợi ích kinh tế đơn thuần.

Đó là thời điểm quan hệ EU - Mỹ không còn "cơm lành canh ngọt", sau nhiệm kỳ đầy hỗn loạn của Donald Trump, người theo đuổi chủ nghĩa biệt lập và chính sách "Nước Mỹ trước tiên". Bắc Kinh đã tính toán kỹ lưỡng thỏa thuận, đào sâu thêm rạn nứt giữa hai đồng minh xuyên Đại Tây Dương.

Tính toán của họ dường như đã thành công với việc EU hồi tháng 12 năm ngoái đạt được thỏa thuận chính trị với Trung Quốc về CAI, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc của các công ty châu Âu.

Nhưng đó là câu chuyện của nửa năm trước. Khi cường quốc châu Á còn chưa kịp mở tiệc mừng, nghị quyết ngày 19/5 của EP đẩy thỏa thuận đứng trước tương lai mù mịt.

Trung Quốc đã nỗ lực đến phút cuối để cứu vãn thỏa thuận. Ngày 17/5, Thủ tướng Lý Khắc Cường điện đàm với người đồng cấp Italy Mario Draghi, nhấn mạnh "cả hai nên chung tay đảm bảo thỏa thuận đầu tư Trung Quốc - EU được ký kết và có hiệu lực sớm".

Italy là thành viên duy nhất trong nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 đồng ý tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) Trung Quốc. Họ cũng đang giữ ghế chủ tịch luân phiên nhóm những nền kinh tế mới nổi G20 và sẽ đăng cai hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 10.

Bắc Kinh kỳ vọng có thể trì hoãn việc "đóng băng" CAI đến Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rome, nhưng nỗ lực của họ đã đổ sông đổ bể. Căng thẳng EU - Trung Quốc về vấn đề nhân quyền leo thang đến điểm không còn hướng giải quyết dễ dàng nào.

Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU vào năm 2020. CAI hứa hẹn xóa bỏ nhiều rào cản đầu tư, giúp công ty châu Âu tiến vào sân chơi Trung Quốc thuận lợi hơn và mang về lợi ích cho cả hai phía. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khối 27 nước châu Âu không thể gác lại quan ngại nhân quyền để bước tiếp cùng Bắc Kinh.

Hồi tháng 3, EU áp hàng loạt lệnh trừng phạt với các quan chức Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Đây cũng là loạt trừng phạt đầu tiên của khối này nhắm vào Trung Quốc sau năm 1989.

Để đáp trả, Bắc Kinh áp lệnh trừng phạt với 10 cá nhân tại châu Âu, trong đó có một thành viên quốc hội Litva, cấm những người này đến đại lục lẫn hai đặc khu Hong Kong và Macau. Nhưng đòn "ăn miếng trả miếng" của Trung Quốc lại phản tác dụng, khi nước này nhận thêm một "đòn giáng" trên mặt trận ngoại giao với châu Âu vào tuần trước.

Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis ngày 22/5 thông báo nước này rời khung hợp tác "17 1" giữa Trung Quốc với 17 quốc gia Trung và Đông Âu. Mô hình này vốn là một thành tố quan trọng trong BRI và chiến lược gia tăng phạm vi ảnh hưởng tại châu Âu của Trung Quốc, tạo thế "tiền hô hậu ủng" cho Bắc Kinh tác động lên chính sách của EU theo hướng có lợi.

Trung Quốc tự bắn vào chân vì cứng rắn với châu Âu - Hình 2

Hội nghị công nghệ tài chính thuộc khuôn khổ hợp tác "17 1" diễn ra tại Litva vào tháng 11/2019. Ảnh: Bộ Tài chính Litva.

Tuy nhiên, chính sách đối ngoại kiểu "nước lớn" mà Trung Quốc theo đuổi lại là nguồn cơn Litva quyết định rời nhóm "17 1". Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis cho rằng nhóm hợp tác này "gây chia rẽ" theo quan điểm của EU, đồng thời kêu gọi các thành viên EU rời khỏi nhóm 17 1 để theo đuổi "cách tiếp cận và liên lạc 27 1 với Trung Quốc có tính hiệu quả hơn nhiều".

Trung Quốc dỡ bỏ gói trừng phạt trả đũa là một trong những yêu cầu phía EP đặt ra để nối lại phê chuẩn CAI. Sau màn đối đầu ngoại giao tháng 3, Litva đi xa hơn với ý định mở văn phòng đại diện kinh tế ở Đài Loan. Nếu kế hoạch trở thành hiện thực, đó sẽ là bước lùi đáng kể cho chiến lược cô lập Đài Loan mà Trung Quốc đẩy mạnh nhiều năm qua, đặc biệt khi Mỹ cũng có những bước củng cố cam kết an ninh và hợp tác với hòn đảo.

Litva dường như đã tính toán lại chiến lược, nhận thấy họ sẽ ứng phó với Bắc Kinh hiệu quả hơn với tư cách là một thành viên EU thay vì để tiếng nói bị lẫn trong nhóm 17 nước hợp tác kinh doanh và đầu tư với Trung Quốc.

Bên cạnh đó, mối quan hệ Nga - Trung ngày một khăng khít làm dấy lên lo ngại an ninh địa chính trị cho Litva. Đây là nỗi lo chung của nhóm ba nước Baltic và những quốc gia giáp ranh Nga. Litva nhiều khả năng sẽ khởi đầu phản ứng dây chuyền, kéo theo hai láng giềng vùng Baltic là Estonia và Latvia cùng một số thành viên khác rút khỏi nhóm "17 1".

Trung Quốc tự bắn vào chân vì cứng rắn với châu Âu - Hình 3

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình họp trực tuyến với lãnh đạo EU vào tháng 12/2020. Ảnh: AP.

Những diễn biến tại châu Âu xảy đến giữa lúc cục diện quan hệ quốc tế dần bất lợi hơn cho Bắc Kinh. Thủ tướng Đức Angela Merkel, người từng ủng hộ CAI vào năm 2020, đang tiến gần đến chặng cuối nhiệm kỳ. Quốc hội Đức sẽ trải qua thay đổi lớn ở cuộc tổng tuyển cử vào tháng 9, trong đó đảng Xanh với lập trường chống CAI đang có triển vọng tham gia chính phủ liên minh.

Tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, quan hệ Australia - Trung Quốc căng thẳng sau nhiều tranh cãi an ninh và kinh tế. Bắc Kinh ngày 6/5 tuyên bố tạm ngưng vô thời hạn mọi hoạt động trong khuôn khổ Đối thoại Kinh tế Chiến lược Trung Quốc - Australia. Động thái nhằm trả đũa việc chính phủ Australia hủy hai thỏa thuận hợp tác BRI ở bang Victoria với lý do an ninh quốc gia.

Quan hệ Mỹ - Trung ít hy vọng khởi sắc dưới thời Tổng thống Joe Biden. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, lãnh đạo then chốt của đảng Dân chủ, còn kêu gọi tẩy chay Thế vận hội mùa Đông tại Bắc Kinh.

Khi Biden lên nắm quyền, Mỹ không chỉ cải thiện quan hệ với châu Âu mà còn củng cố các cặp và nhóm quan hệ chiến lược quanh Trung Quốc như Hàn Quốc, Nhật Bản, mô hình Đối thoại An ninh Bộ Tứ với Nhật Bản, Ấn Độ và Australia.

Tổng thống Biden còn dự kiến họp thượng đỉnh với người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào giữa tháng 6. Sự kiện được kỳ vọng tìm ra dư địa hợp tác giữa hai cường quốc bất chấp nhiều khác biệt lợi ích.

Trước xu hướng bất lợi như vậy, Bắc Kinh vẫn kiên định với kiểu "ngoại giao chiến lang" nhiều tranh cãi. Trong bài xã luận ngày 23/5, sau khi Litva rời nhóm "17 1", Global Times, tờ báo thuộc Peoples Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng quốc gia vùng Baltic này "chỉ là nước nhỏ với dân số chưa bằng một quận đô thị cấp một ở Trung Quốc" nhưng lại hành xử "không đúng phép tắc của nước nhỏ".

Global Times thậm chí còn đe dọa rằng "nước nhỏ hung hăng, biến mình thành công cụ cạnh tranh cường quốc, sẽ tự chuốc lấy rắc rối".

Trong khi đó, Mỹ và EU bắt đầu phối hợp chặt chẽ hơn để đưa ra lập trường với Trung Quốc, như cuộc gặp hôm 5/5 giữa Cao ủy EU Joseph Borrell với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, hay cuộc đàm phán đầu tiên giữa quan chức cấp cao hai bên về hình thức đối thoại Mỹ - EU mới để thảo luận về chính sách với Bắc Kinh hôm 26/5.

Giới quan sát cho rằng nếu Bắc Kinh quyết không thay đổi tâm thế, tình trạng bế tắc quan hệ có khả năng trở thành "bình thường mới" trong quan hệ với phương Tây. "Rốt cuộc, với việc CAI bị đóng băng, Trung Quốc như thể nhấc một tảng đá nặng để rồi lại thả nó xuống chân mình, theo cách nói của Mao Trạch Đông", chuyên gia Fallon nhận định.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sẽ đích thân kiểm kê kho vàng trị giá 425 tỉ USD của MỹÔng Trump sẽ đích thân kiểm kê kho vàng trị giá 425 tỉ USD của Mỹ
22:58:27 23/02/2025
Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịchVatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch
23:43:14 23/02/2025
Tác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu ÂuTác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu Âu
14:28:55 23/02/2025
Chính phủ Mỹ không ngừng cắt giảm nhân sựChính phủ Mỹ không ngừng cắt giảm nhân sự
22:49:11 23/02/2025
Tổng thống Ukraine đặt điều kiện nếu phải từ chứcTổng thống Ukraine đặt điều kiện nếu phải từ chức
08:29:07 24/02/2025
Lãnh đạo Mỹ - Ukraine khẩu chiến kịch liệtLãnh đạo Mỹ - Ukraine khẩu chiến kịch liệt
15:30:02 23/02/2025
Tiền tuyến Ukraine dưới áp lực từ hậu trườngTiền tuyến Ukraine dưới áp lực từ hậu trường
22:31:05 23/02/2025
Ông Elon Musk gây sốt khi cầm cưa 'xử lý bộ máy quan liêu' trên sân khấuÔng Elon Musk gây sốt khi cầm cưa 'xử lý bộ máy quan liêu' trên sân khấu
21:08:30 23/02/2025

Tin đang nóng

Từ TPHCM lên Bình Dương thăm bạn, cô gái bị tai nạn tử vongTừ TPHCM lên Bình Dương thăm bạn, cô gái bị tai nạn tử vong
13:41:44 24/02/2025
NÓNG: 2 con Từ Hy Viên nhập viện cấp cứuNÓNG: 2 con Từ Hy Viên nhập viện cấp cứu
14:33:19 24/02/2025
Chia sẻ mới nhất của mẹ Bắp từ Singapore về tình hình hiện tại của con traiChia sẻ mới nhất của mẹ Bắp từ Singapore về tình hình hiện tại của con trai
16:53:46 24/02/2025
1 nữ diễn viên yêu toàn mỹ nam hàng đầu showbiz nhưng sau quyết giật chồng, có con ngoài giá thú với người tình U701 nữ diễn viên yêu toàn mỹ nam hàng đầu showbiz nhưng sau quyết giật chồng, có con ngoài giá thú với người tình U70
13:59:36 24/02/2025
Vụ trâu húc 2 người nhập viện ở Bình Chánh: Do nạn nhân chọc ghẹo trâuVụ trâu húc 2 người nhập viện ở Bình Chánh: Do nạn nhân chọc ghẹo trâu
14:11:06 24/02/2025
Hé lộ 3 điều kiện ly hôn của "Tiểu Long Nữ - Dương Quá", có 1 điều khiến ngàn người ngỡ ngàng choáng vángHé lộ 3 điều kiện ly hôn của "Tiểu Long Nữ - Dương Quá", có 1 điều khiến ngàn người ngỡ ngàng choáng váng
13:57:06 24/02/2025
Hoa hậu Nông Thúy Hằng khoe em chồng tương lai, nhan sắc, chiều cao nổi bậtHoa hậu Nông Thúy Hằng khoe em chồng tương lai, nhan sắc, chiều cao nổi bật
13:48:43 24/02/2025
Phát hiện thi thể người đàn ông cháy đen trong khu mồ mả ở Bình ChánhPhát hiện thi thể người đàn ông cháy đen trong khu mồ mả ở Bình Chánh
13:55:28 24/02/2025

Tin mới nhất

Nga cáo buộc vụ nổ ở lãnh sự quán tại Pháp có dấu hiệu tấn công khủng bố

Nga cáo buộc vụ nổ ở lãnh sự quán tại Pháp có dấu hiệu tấn công khủng bố

18:32:49 24/02/2025
Bà Zakharova đồng thời nhấn mạnh rằng Nga sẽ đề nghị giới chức Pháp điều tra kỹ lưỡng về vụ việc đồng thời tăng cường an ninh tại các trụ sở cơ quan đại diện Nga tại Pháp.
Lãnh đạo nhiều quốc gia đi tàu đến thủ đô của Ukraine

Lãnh đạo nhiều quốc gia đi tàu đến thủ đô của Ukraine

18:29:42 24/02/2025
Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha cùng Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine - ông Andrii Yermak - đã đón các vị khách tại ga tàu hỏa, trong đó có Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Thủ tướng Canada Justin Trudeau.
Hàn Quốc lao đao giữa khủng hoảng chính trị và kinh tế

Hàn Quốc lao đao giữa khủng hoảng chính trị và kinh tế

15:29:13 24/02/2025
Tình trạng này thể hiện rõ qua việc nhiều nhà hàng chỉ mở cửa vào buổi tối, đóng cửa ban ngày trong tuần và mùa cao điểm cuối năm gần như biến mất.
Cuba nhấn mạnh vai trò của Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít

Cuba nhấn mạnh vai trò của Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít

15:22:53 24/02/2025
Về phần mình, Đại úy Valery N. Zubarev, Tùy viên Quốc phòng của Nga tại Cuba, bày tỏ cảm kích trước tình cảm của nhân dân Cuba cùng nhân dân Nga lưu giữ ký ức về chiến công của Hồng quân cũng như đóng góp của Liên Xô cho hòa bình thế gi...
Israel cáo buộc Ai Cập vi phạm thỏa thuận về triển khai quân đội tại Sinai

Israel cáo buộc Ai Cập vi phạm thỏa thuận về triển khai quân đội tại Sinai

15:13:32 24/02/2025
Trước đó, vào tháng 1 năm nay, Đại sứ Israel tại Mỹ Yechiel Leiter đã cáo buộc Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah Al-Sissi vi phạm thỏa thuận hòa bình năm 1978 giữa Israel và Ai Cập, do Mỹ làm trung gian.
Tổng thống Trump đưa ra đề xuất mà Ukraine không thể từ chối

Tổng thống Trump đưa ra đề xuất mà Ukraine không thể từ chối

14:49:02 24/02/2025
Các cuộc đàm phán hiện vẫn đang tiếp tục. Một câu hỏi được đặt ra là Ukraine sẽ đối mặt với sức ép như thế nào nếu có một thỏa thuận. Câu hỏi còn lại là Tổng thống Trump sẽ trừng phạt Kiev ra sao nếu nước này từ chối ký vào thỏa thuận.
Houthi lần đầu phóng tên lửa về phía tiêm kích F-16 Mỹ

Houthi lần đầu phóng tên lửa về phía tiêm kích F-16 Mỹ

13:49:20 24/02/2025
Houthi đã phóng tên lửa về phía một máy bay chiến đấu và máy bay không người lái của Mỹ trong đợt tấn công mới diễn ra tại Trung Đông.
Ông Elon Musk ra tối hậu thư cho nhân viên liên bang Mỹ

Ông Elon Musk ra tối hậu thư cho nhân viên liên bang Mỹ

13:45:25 24/02/2025
Tỉ phú Elon Musk ngày 22.2 nói rằng các nhân viên liên bang phải giải trình những công việc đã làm trong tuần trước hoặc từ chức.
Dàn lãnh đạo Lầu Năm Góc rung chuyển

Dàn lãnh đạo Lầu Năm Góc rung chuyển

13:38:07 24/02/2025
Hôm qua (giờ VN), Tổng thống Mỹ Donald Trump gây sốc với quyết định sa thải Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân cùng 5 quan chức cấp cao trong đợt thay máu triệt để Lầu Năm Góc.
Indonesia: Xe ô-tô lao xuống sông, 6 người thiệt mạng, 9 người mất tích

Indonesia: Xe ô-tô lao xuống sông, 6 người thiệt mạng, 9 người mất tích

13:17:06 24/02/2025
Theo ông Budi Cahyadi, người đứng đầu cơ quan tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Riau, vụ tai nạn chết người xảy ra trên một con sông ở huyện Pelalawan vào cuối ngày thứ Bảy (22/2).
Đại học Triều Tiên nghiên cứu sâu về ChatGPT

Đại học Triều Tiên nghiên cứu sâu về ChatGPT

12:11:12 24/02/2025
Một video do Đài tiếng nói Triều Tiên công bố vào ngày 22/2 cho thấy các học giả ở nước này đang tìm hiểu về ChatGPT, chatbot AI tạo sinh do OpenAI (Mỹ) phát triển.
Hàng nghìn búp bê Hina chào đón 'Ngày của bé gái' ở Nhật Bản

Hàng nghìn búp bê Hina chào đón 'Ngày của bé gái' ở Nhật Bản

12:06:19 24/02/2025
Không chỉ có búp bê truyền thống, nhiều người đã trưng bày búp bê Hina theo các phong cách độc đáo hơn, tận dụng cả những ô cửa, sạp bán hàng, cầu thang lên nhà và cả xe cảnh sát lưu động cũng không ngoại lệ.

Có thể bạn quan tâm

Điếng người trước cảnh tượng bóng trắng di chuyển trong salon tóc lúc 12h đêm

Điếng người trước cảnh tượng bóng trắng di chuyển trong salon tóc lúc 12h đêm

Netizen

19:05:23 24/02/2025
Nhiều người không khỏi rùng mình, hồi hộp theo dõi hình ảnh bóng trắng liên tục di chuyển bên trong salon tóc sau khi đoạn camera an ninh được chia sẻ.
Lộ clip Lộc Hàm say khướt, đi không vững, giữa lúc tin chia tay tình 7 năm khiến cả MXH ăn mừng

Lộ clip Lộc Hàm say khướt, đi không vững, giữa lúc tin chia tay tình 7 năm khiến cả MXH ăn mừng

Sao châu á

18:22:24 24/02/2025
Một blogger chuyên săn tin trong làng giải trí Hoa ngữ đã đăng tải đoạn video ngắn ghi lại khoảnh khắc Lộc Hàm say xỉn khi đi ăn tối cùng Đặng Siêu và một số người bạn thân thiết.
Phát hiện siêu thực phẩm chống cúm

Phát hiện siêu thực phẩm chống cúm

Sức khỏe

18:19:00 24/02/2025
Beta-glucan thường khuyên dùng để giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giúp ngăn cơ thể hấp thụ cholesterol, kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách tăng các chất hóa học ngăn ngừa nhiễm trùng.
Phát hiện thi thể nam giới ở bờ sông Sài Gòn, chân có hình xăm mặt quỷ

Phát hiện thi thể nam giới ở bờ sông Sài Gòn, chân có hình xăm mặt quỷ

Tin nổi bật

18:07:56 24/02/2025
Người dân đi dạo thì phát hiện thi thể nam giới ở bờ sông Sài Gòn thuộc địa bàn Thủ Đức, chân người này có hình xăm mặt quỷ.
Salah xứng đáng giành Quả bóng vàng

Salah xứng đáng giành Quả bóng vàng

Sao thể thao

17:50:40 24/02/2025
Ngôi sao người Ai Cập ghi bàn đầu tiên cho Liverpool và kiến tạo bàn thứ hai vào lưới Man City, khiến cựu HLV của Arsenal, Arsene Wenger đã hết lời khen ngợi ứng cử viên nặng ký cho danh hiệu Quả bóng vàng.
Jang Geun Suk ám ảnh bạn gái cũ tới mức liên tục làm 1 hành động đáng bị ném đá khi mất tỉnh táo

Jang Geun Suk ám ảnh bạn gái cũ tới mức liên tục làm 1 hành động đáng bị ném đá khi mất tỉnh táo

Sao việt

17:07:23 24/02/2025
Trước ống kính, nam diễn viên Jang Geun Suk để lộ chuyện nhiều lần gọi điện thoại cho người yêu cũ sau khi uống rượu.
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm có món lạ mà ngon miệng

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm có món lạ mà ngon miệng

Ẩm thực

16:59:33 24/02/2025
Bữa cơm có món lạ mà ngon miệng. Bữa tối vừa ngon lại có sự trải nghiệm hương vị mới mẻ thế này chắc chắn cả nhà sẽ thích.
Lạ nhưng thật: Cướp cầm dao kề vào mặt, nhân viên siêu thị tỉnh bơ hỏi một câu 5 chữ liền thoát nạn

Lạ nhưng thật: Cướp cầm dao kề vào mặt, nhân viên siêu thị tỉnh bơ hỏi một câu 5 chữ liền thoát nạn

Lạ vui

14:57:02 24/02/2025
Mới đây, một nhân viên cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản đã được khen thưởng vì hành động dũng cảm và mưu trí khi đối mặt với tên cướp có vũ khí. Anh đã khéo léo khiến tên cướp mất cảnh giác rồi nhanh chóng khống chế, bắt giữ.
Khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành tuần mới 24/2 - 2/3/2025 đem đến may mắn, tài lộc

Khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành tuần mới 24/2 - 2/3/2025 đem đến may mắn, tài lộc

Trắc nghiệm

14:52:59 24/02/2025
Để lựa chọn khung giờ vàng động thổ, khai trương, xuất hành tuần mới 24/2 - 2/3/2025, bạn có thể tham khảo dưới đây để thực hiện công việc được thuận lợi, may mắn.
Không thời gian - Tập 48: Tình cảm giữa Hùng và Hạnh có tín hiệu khởi sắc

Không thời gian - Tập 48: Tình cảm giữa Hùng và Hạnh có tín hiệu khởi sắc

Phim việt

14:47:45 24/02/2025
Ông Cường và bà Hồi đã gỡ bỏ được những khúc mắc trong quá khứ, giúp chuyện tình cảm của hai người con có tín hiệu khởi sắc.