Đập Tân Sơn: bầu nước tĩnh lặng giữa mây trời Gia Lai
Quanh năm soi bóng ngọn Tiên Sơn, một dải nước xanh ngọc trải dài, trầm lặng giữa những cánh rừng là hình ảnh khó quên với những ai đã từng ghé thăm đập thủy lợi Tân Sơn (Chư Păh, Gia Lai).
Hồ thủy lợi Tân Sơn thuộc địa phận xã Nghĩa Hưng, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 25km về hướng Bắc. Đập thủy lợi này nằm trên một ngã rẽ của con đường đến núi lửa Chư Đăng Ya, được xây dựng từ năm 2007 và chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2010.
Vẻ đẹp thanh bình giữa màu xanh đại ngàn. Ảnh: Chu Thế Dũng
Đây là công trình nhân tạo được xây dựng hài hòa giữa thiên, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống sản xuất của người dân nơi đây. Hồ thủy lợi này trữ nước để nuôi dưỡng một vùng canh tác nông nghiệp rộng lớn trong những tháng Tây Nguyên bước vào mùa khô hạn.
Nằm cách xa khu dân cư nên đập Tân Sơn vẫn nằm đắm mình giữa màu xanh hoang sơ. Tựa lưng vào chân núi Tiên Sơn, hồ chứa hứng trọn nguồn “nước trời” từ hàng trăm con rạch, suối chảy về đây. Lòng hồ trong mùa khô hạn trơ lên những dải đất đỏ như con lươn, đây cũng là lúc những gốc thông khô rút dần khỏi mặt nước. Vài nhánh thông xám bạc trơ trọi còn lại sau nhiều ngày ngâm nước khiến cho khung cảnh ven hồ trở nên “ma mị” như ta đang đi lạc giữa một khu rừng Taiga.
Video đang HOT
Công trình nhân tạo được xây dựng hài hòa giữa thiên nhiên. Ảnh: Chu Thế Dũng
Từ bờ đê phóng mắt về phía thành phố, một vùng trũng màu mỡ mở ra độc một màu vàng của lúa chín nằm giữa hai bên màu xanh của núi rừng và cây công nghiệp lâu năm. Tất cả đều được nuôi dưỡng bởi nguồn nước từ hồ chứa này và hệ thống kênh dẫn tỏa đi khắp các xã lân cận Chư Jô, Tân Sơn, Chư Đăng Ya.
“Bầu sữa” nuôi dưỡng một vùng đất canh tác rộng lớn. Ảnh: internet
Một khung hình cưới được chụp tại đập Tân Sơn. Ảnh: NVCC
Nhờ vào vẻ đẹp thanh bình mà địa danh này đã trở thành sự lựa chọn cho nhiều cặp đôi đến đây để lưu lại khoảnh khắc hạnh phúc của cuộc đời. Đập Tân Sơn cũng là điểm dừng chân của nhiều du khách có đam mê chinh phục và thưởng ngoạn vẻ đẹp của những cánh rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
Dấu thời gian trên nhà thờ đá trăm tuổi ở Gia Lai
Nhà thờ H'Bâu in dấu tích thời gian là điểm dừng chân thú vị trên đường đến núi lửa Chư Đăng Ya trong hành trình du lịch Gia Lai.
Trải qua hơn một thế kỷ, nhà thờ cổ xây dựng năm 1909 đến nay chỉ còn tàn tích mặt phía trước cùng một phần tháp chuông, ban thờ đá cổ.
Nhà thờ hài hòa giữa kiến trúc Gothic kiểu Pháp với kiến trúc Tây Nguyên. Phía trước giáo đường còn dòng chữ "Kỷ Dậu niên" - đánh dấu năm xây dựng. Bên dưới tháp chuông còn vẹn nguyên tượng Chúa Jesus trên cây Thánh giá.
Tượng Chúa Jesus trong nhà thờ cổ.
Ngày nay, du khách chỉ cần băng qua cánh đồng Ngô Sơn, nơi có mạch nước ngầm từ dãy Chư Nâm chảy xuống. Nếu may mắn đi đúng giờ cầu nguyện, du khách còn có dịp trò chuyện thêm với người địa phương về tàn tích thiêng liêng này.
Người dân J'rai kể, trước đây họ phải vượt núi Chư Jôr và Chư Nâm mới đến nhà thờ này. Dù trong vùng đã có nhà thờ mới, người địa phương vẫn thường xuyên lui tới nơi này để cầu nguyện, dâng hoa.
Phan Việt Huy, 26 tuổi, Hà Nội vừa có dịp ghé thăm nhà thờ cổ H'Bâu trong chuyến du lịch Gia Lai đầu tháng 3. Kết thúc chuyến khám phá núi lửa Chư Đăng Ya, anh gợi ý du khách có thể rẽ vào nhà thờ cổ trên đường trở về thành phố Pleiku. Việt Huy cho biết du khách cần chú ý khi đi lại trong khuôn viên nhà thờ, tránh đứng lên một bệ đá ban thờ cổ linh thiêng.
Cách nhà thờ một đoạn không xa là đồi cỏ lau đuôi chồn màu đỏ tía bạt ngàn. Muốn ngắm hoa, du khách có thể đến Pleiku vào mùa hoa dã quỳ vào mùa đông - khi những bụi hoa nở vàng dọc đường mòn quanh chân núi đến tận lòng chảo trên đỉnh Chư Đăng Ya.
Đỉnh Chư Đăng Ya thuộc làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, cách điểm du lịch Biển Hồ khoảng 20km. Ảnh: Phan Nguyên
Tỉnh duy nhất ở Việt Nam được đặt tên theo một dân tộc: Lớn thứ 2 cả nước, có nhiều 'kho báu' quý Ở Việt Nam, chỉ có tỉnh này được đặt tên theo một trong 54 dân tộc đang sinh sống ở nước ta. Tỉnh này có diện tích lớn thứ hai cả nước và lớn nhất khu vực Tây Nguyên. Nằm ở khu vực miền núi phía Bắc của Tây Nguyên, Gia Lai chính là tỉnh đứng nhất về diện tích và đứng thứ...