Đập tan luận điệu xuyên tạc các thế lực thù địch công kích Việt Nam
Lợi dụng những diễn biến phức tạp của thế giới và khu vực, nhất là vấn đề chủ quyền của nước ta ở Biển Đông, các thế lực thù địch và một số phần tử chống đối, cơ hội đã tung nhiều thông tin sai lệch bóp méo, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng, Nhà nước và nguyện vọng nhân dân…
Hiện nay, các thế lực thù địch ra sức công kích, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lợi dụng những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, nhất là quan hệ của Việt Nam với một số nước lớn và vấn đề chủ quyền của nước ta ở Biển Đông, trên các phương tiện thông tin, đặc biệt là mạng xã hội, các thế lực thù địch bên ngoài và một số phần tử chống đối, cơ hội bên trong đã tung nhiều thông tin sai lệch bóp méo, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước.
Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ảnh: tuyengiao.vn
Không ít cá nhân, nhóm cá nhân cố ra vẻ là “người yêu nước”, “tâm huyết” với “vận mệnh quốc gia dân tộc” viết bài phát tán trên internet, mạng xã hội với những giọng điệu xuyên tạc. Chúng lập luận rằng, thế giới hiện nay đang là thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các quốc gia dân tộc có mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau. Vì thế, theo chúng chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ đã “lạc hậu, lỗi thời”, “không còn phù hợp”, nếu vẫn theo đuổi là “bảo thủ”, “tự mình cô lập mình”, là “tự tách ra khỏi dòng chảy” của thế giới; và trở thành “lực cản” đối với sự phát triển đất nước! Chúng cho rằng, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng “ba không” (không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia) là “tự trói tay mình”, đó là chính sách “không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi”, nếu không thì không bảo vệ được độc lập, chủ quyền, nhất là chủ quyền ở Biển Đông… Cốt lõi của những luận điệu này là dã tâm chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch.
Đúng là thế giới hiện nay đang là thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, các quốc gia dân tộc có mối quan hệ ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau. Nhưng không phải vì thế mà chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ đã trở nên “lạc hậu”, phải “từ bỏ”. Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ không phải là biệt lập, cô lập với thế giới bên ngoài, đứng ngoài lề hội nhập quốc tế, “tự mình cô lập mình” như sự xuyên tạc của các thế lực thù địch, mà đó chính là chúng ta thể hiện chủ quyền, quyền tự lựa chọn, quyền tự quyết định con đường, mô hình phát triển của quốc gia – dân tộc.
Không thể nói rằng, thực hiện chính sách quốc phòng “ba không” là “tự trói tay mình”, “cần phải thay đổi”, nếu không thì không thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền đất nước. Đây thực sự là dã tâm thâm độc của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị trong mưu đồ “hướng lái” chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta; thực chất là nhằm “kích động” chúng ta phải liên minh với một nước lớn nhất định nào đó, để “bảo vệ độc lập, chủ quyền”! Đó là sự “hướng lái” nhằm đẩy nước ta rơi vào sự lệ thuộc, phụ thuộc mới.
Cần khẳng định cho họ rõ, từ trước đến nay trong lịch sử cũng như thời hiện đại, nhân dân Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền, bảo vệ Tổ quốc là luôn dựa trên tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ, tinh thần tự lực cánh sinh, phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Đó là đường lối độc lập, tự chủ.
Video đang HOT
Đặc biệt trước những âm mưu thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch hòng lợi dụng những chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước ta hòng kích động và “thổi lửa” vào những nhận thức sai lệch trong nhận thức về chủ quyền biển đảo, để hòng gây rối… Nhưng chúng đã nhầm không có gì quý hơn độc lập tự do, cuộc sống ấm no hạnh phúc của chính nhân dân, Đảng, Nhà nước ta đã làm tất cả vì Hạnh phúc của nhân dân, vì sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Chúng ta sớm biết và kiên quyết đập tan những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch để Việt Nam ta mãi mãi phát triển và thịnh vượng, đó là những mong ước của Đảng và nhân dân ta với tinh thần chính nghĩa, đập tan mọi âm mưu của các thế lực thù địch…
Chính sách quốc phòng “ba không” là biểu hiện đặc thù của đường lối, chính sách độc lập, tự chủ trên lĩnh vực quốc phòng trong bối cảnh lịch sử mới, là hoàn toàn đúng đắn… Thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, chính sách quốc phòng “ba không”, chúng ta mới có thể kết hợp và phát huy tốt nhất các nguồn sức mạnh để bảo vệ độc lập, chủ quyền. Nghiêng về bên này hay ngả về bên kia, tức là phụ thuộc vào một nước nào đó, thì cũng có nghĩa là chúng ta bị mất độc lập, tự chủ. Bị phụ thuộc, mất độc lập, tự chủ thì vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền cũng không còn ý nghĩa. Luận điệu xuyên tạc chính sách đối ngoại độc lập tự chủ của Đảng và Nhà nước Việt Nam không đánh lừa được ai… Với tinh thần ấy, nhân dân ta mãi mãi Theo Đảng và tất cả vì một Việt Nam phát triển, sánh vai cùng bạn bè năm châu, xây dựng một đất nước Việt Nam hoà bình, thịnh vượng ./.
PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng
Theo ĐCSVN
50 năm Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến, một trí tuệ mẫn tiệp, nghị lực kiên cường, tinh thần lạc quan cách mạng và lòng tin tuyệt đối vào Đảng, vào sức mạnh cua toàn dân tộc.
Người viết rằng: "để lại mấy lời" và "chỉ nói tóm tắt vài việc thôi" nhưng Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử vô giá, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Bác Hồ đã chọn một ngày đẹp trời trong dịp kỷ niệm ngày sinh của mình, khi sức khỏe còn rất tốt và trí tuệ minh mẫn (từ ngày 10 đến 14/5/1965), mỗi ngày Người dành khoảng môt tiếng để viết và hoàn thành bản Di chúc gồm 3 trang, do Người tự đánh máy, gồm cả phần đầu, phần giữa, phần cuối và Người ký tên vào đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều thời gian và tâm huyết tự mình lặng lẽ chuẩn bị rất công phu, chu đáo để hoàn thành bản Di chúc trong vòng 4 năm (từ năm 1965 đến năm 1969).
50 năm qua, Di chúc của Người luôn đồng hành cùng dân tộc, soi rọi, dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta luôn kiên định và trung thành với sự nghiệp, lý tưởng cách mạng của Người, kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại mà Người đã trọn đời cống hiến và hy sinh; mang lá cờ bách chiến bách thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới đích cuối cùng.
Với hơn một nghìn từ, vô cùng ngắn gọn, Di chúc của Người đã truyền cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ý chí và quyết tâm sắt đá, niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam, sức mạnh của chính nghĩa và chân lý, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Trong bản Di chúc, Người căn dặn: "Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta". Đoàn kết làm nên sức mạnh, là cội nguồn của mọi thành công mà nhờ đó, "từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác".
Muốn xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trước hết phải có sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng. Đoàn kết trong Đảng là tiền đề, là hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở để phát huy, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là tiền đề thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng xã hội mới. Đoàn kết còn góp phần ngăn ngừa nguy cơ suy thoái của Đảng cầm quyền.
Người căn dặn: "Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Những chỉ dạy của Người vừa là sự tổng kết sâu sắc về lý luận, vừa là vấn đề mang tính nguyên tắc để giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, sức chiến đấu của tổ chức đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên, tạo nên sức mạnh quy tụ lực lượng, củng cố và nâng cao niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, với cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giữ vững tư tưởng xuyên suốt, nhất quán, kiên định về tư cách của Đảng cầm quyền, trong đó nền tảng là đạo đức của đảng viên. Người đã nói rõ cách mạng muốn thành công trước hết phải có "Đảng Cách mệnh", tuy nhiên "Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Muốn gánh vác được trách nhiệm nặng nề đó đảng viên cần có đạo đức cách mạng, đó là: "Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình; hết lòng hết sức phục vụ nhân dân; vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình".
Những công trình giao thông hiện đại phục vụ phát triển đất nước chính là thành quả của lớp lớp thế hệ đang ra sức thực hiện lời di nguyện của Người "Xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn"
Người chỉ rõ, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải ra sức và mau chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, chăm lo giải quyết các vấn đề chính sách xã hội, "đền ơn đáp nghĩa"... và kiến thiết, xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Người cho rằng, đó là "cuộc chiến đấu khổng lồ" và "là một công việc cực kỳ to lớn, phức tạp và khó khăn, nhưng cũng rất vẻ vang". Vì vậy, Đảng phải huy động được hết trí tuệ, sức mạnh toàn dân tộc, "phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân", đồng thời "phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng và chu đáo để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm".
Bản Di chúc cho thấy tầm nhìn xa trông rộng, thấm đậm và tràn đầy tinh thần nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự nghiệp giải phóng và phát triển con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm sâu sắc đến từng đối tượng cụ thể, nhất là chăm lo thế hệ trẻ. Người căn dặn: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Đó là sự quan tâm chăm lo phát triển toàn diện con người Việt Nam, với tất cả phẩm chất chân - thiện - mỹ, có đức, có tài, trước hết là bồi đắp về nhân cách, tu dưỡng đạo đức cá nhân, giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng, cao đẹp của con người Việt Nam.
Có thể khẳng định, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một kiệt tác chứa đựng tinh thần cao cả, sâu sắc nhưng cũng rất gần gũi với đời sống hàng ngày của một nhà cách mạng, nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà giáo dục và nhà văn hóa lỗi lạc; vừa mang tính triết lý truyền thống, đồng thời cũng chỉ ra con đường tương lai; vừa là cảm nghĩ của một vĩ nhân nhưng cũng là sự đúc kết các quy luật của tự nhiên, xã hội, con người một cách đơn giản, nhẹ nhàng, kinh nghiệm, cô đọng, triết luận.
Tư tưởng nổi bật trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là trọng dân, thân dân. Thực hiện di nguyện của Bác, Đảng đã đề ra và lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết tinh tư tưởng đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, một chiến sỹ đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp hòa bình, tiến bộ, phát triển trên toàn thế giới. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản, từ đó sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, lập nên Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lời căn dặn cuối cùng của một lãnh tụ thiên tài, một nhà cách mạng lỗi lạc có tầm nhìn xa, trông rộng. Ở đó, Người đã thể hiện cao độ tinh thần trách nhiệm đối với Đảng, với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với thế hệ trẻ, với các tầng lớp nhân dân ta và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
GIA MINH
Theo Tạp chí GTVT
Tập huấn kiến thức cho đội ngũ cốt cán chính trị trong thanh niên dân tộc thiểu số Thành đoàn - Hội LHTN Việt Nam thành phố Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cốt cán chính trị trong thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo năm 2019. Các học viên tham gia lớp tập huấn Đây là hoạt động nhằm cụ thể hóa Chương trình phối...