Đắp mặt nạ dưỡng da Bao nhiêu là đủ? Khi nào là thừa?
Đắp mặt nạ (tất cả các loại mặt nạ nói chung) là cần thiết để cung cấp dưỡng chất và duy trì làn da tươi trẻ.
Tuy nhiên, đắp mặt nạ đầu tuần, giữa tuần, cuối tuần và thậm chí là mỗi ngày thì có lẽ bạn đang lạm dụng việc đắp mặt nạ. Thật vậy, đắp quá nhiều loại mặt nạ, cả về số lượng và chủng loại, đều có thể gây kích ứng da.
TRONG VÔ THỨC, BẠN TRỞ NÊN LẠM DỤNG VIỆC ĐẮP MẶT NẠ
Theo các chuyên gia bác sĩ da liễu, đắp mặt nạ mỗi ngày là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về da. Lạm dụng mặt nạ đồng nghĩa với việc trộn lẫn các thành phần dưỡng da, chất hoá học (có khi xung đột) lại với nhau, là cách làm rất nguy hại cho làn da. Vô số các thành phần trộn lẫn vào nhau, tạo thành hoạt chất mới không hợp với làn da hoặc không thể thẩm thấu vào da. Vì vậy mà làm bí tắc lỗ chân lông, bí da và dẫn đến viêm nhiễm, chàm, mụn…
Ảnh: saucemag
Nhiều loại mặt nạ có thành phần chính là đất sét hoặc than hoạt tính cũng làm khô, bào mòn dần và gây kích ứng da.
HẬU QUẢ RA SAO KHI LẠM DỤNG MẶT NẠ LÂU DÀI?
“Quá tải dưỡng chất” từ mặt nạ dưỡng da tiềm ẩn nguy cơ dị ứng, mụn, viêm nhiễm, chàm da… rất khó điều tị. Đồng thời, tình trạng da ban đầu cũng sẽ dần biến đổi theo hướng tiêu cực: từ da thường đến thành da cực-kì-nhạy-cảm. Sau này, da rất dễ bị phản ứng mạnh (ngứa rát, đỏ da, mụn, chàm) với các loại mỹ phẩm, môi trường sống và thời tiết.
Video đang HOT
VẬY TẦN SUẤT ĐẮP MẶT NẠ BAO NHIÊU LÀ VỪA ĐỦ?
Nếu đã có thói quen chăm sóc da đầy đủ, gồm: làm sạch, dưỡng ẩm, chống nắng phù hợp với loại da và kèm theo một vài thành phần hoá học chính để khắc phụ vấn đề đặc biệt trên da bạn, thì mặt nạ 1-2 lần mỗi tuần là vừa đủ.
CÓ NÊN ĐẮP NHIỀU LOẠI MẶT NẠ CÙNG LÚC?
Tình trạng da trên mặt chúng ta không nhất quán. Mũi có mụn đầu đen, vùng dưới mắt sạm màu, lỗ chân lông hai bên má to… Chính vì vậy, multi-masking đã ra đời và được phái đẹp hưởng ứng nhiệt liệt. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia da liễu nhận định: Đó là xu-hướng-phức-tạp-hoá-điều-không-cần-thiết. Đơn giản và nhất quán mới là chìa khoá vàng để duy trì làn da tốt về lâu dài.
Ảnh: saucemag
NÊN LÀM GÌ KHI ĐẮP MẶT NẠ KHÔNG MANG LẠI KẾT QUẢ?
Dù đã tiêu rất nhiều tiền bạc cho vô số loại mặt nạ nhưng bạn vẫn không thấy được hiệu quả? Bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp làm đẹp khác như thay da sinh học, châm cứu da hay lăn kim… Những phương pháp này, khi phù hợp, đều có khả giúp làn da tươi trẻ và mịn màng hơn, bật tông da và điều trị mụn hiệu quả.
Theo elle.vn
Bỏ ngay thói quen này khi đắp mặt nạ nếu không muốn càng đắp da càng khô cong, bong tróc
Đắp mặt nạ l à phương pháp làm đẹp được nhiều chị em yêu thích bởi khả năng cấp ẩm tức thì và tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên nếu đắp mặt nạ sai cách lại khiến mất đi tác dụng của mặt nạ giấy, làm da càng khô hơn
1. Không đắp mặt nạ ngay sau khi rửa mặt
Làn da của bạn cần được cân bằng sau khi rửa mặt, chính vì thế không nên dùng luôn mặt nạ sau bước rửa mặt mà nên dùng toner. Sử dụng toner sẽ giúp làm sạch sâu đồng thời cân bằng độ pH cho da, dưỡng ẩm nhẹ nhàng, làm dịu da sau bước làm sạch bên trên để làn da sẵn sàng nhận lượng dưỡng chất từ mặt nạ.
2. Đắp mặt nạ quá lâu
Nếu thời gian đắp mặt nạ quá lâu sẽ dẫn đến da mất nước, mất dưỡng chất. Vì vậy ngoài tuân thủ chỉ dẫn ra, bạn có thể dựa vào các loại mặt nạ khác nhau để áp dụng cho từng thời gian khác nhau và thời gian đắp không quá 20 phút.
Hầu hết các mặt nạ đều có hướng dẫn sử dụng rõ ràng thời gian đắp, thường là khoảng 15 đến 20 phút. Thời gian này đủ để da hấp thụ các chất dinh dưỡng từ mặt nạ và độ ẩm của da cũng được bổ sung trở lại. Ngoài ra cũng cần lưu ý, việc thay đổi quá nhiều loại mặt nạ trong một thời gian cũng có thể gây kích ứng da.
3. Đắp mặt nạ quá thường xuyên
Các loại mặt nạ giấy đều chứa rất nhiều tinh chất, vì vậy nếu đắp quá thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng da bị thừa dưỡng chất gây ra mụn. Các nhà sản xuất cũng đã khuyến cáo rằng, chỉ nên đắp mặt nạ thường xuyên trong trường hợp da bạn bị khô hay phải thức khuya nhiều. Còn thông thường thì chỉ nên đắp mặt nạ với tần suất 2 lần/ tuần. Đắp mặt nạ thường xuyên sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ trên bề mặt da khiến da bạn mất khả năng chống lại những tác động môi trường, dễ bị tổn thương. Đặc biệt đối với làn da nhạy cảm có thể dẫn đến mẩn đỏ và các triệu chứng khác.
4. Đắp đến khi mặt nạ khô cong
Thời gian lí tưởng để đắp mặt nạ là từ 15-20 phút. Nếu đắp lâu hơn 20 phút sẽ gây ra phản ứng ngược lại, điển hình là tình trạng kích ứng da gây mụn.
5. Dùng sai thứ tự
Thứ tự dùng mặt nạ cũng rất quan trọng, bạn nên sử dụng toner trước khi dùng mặt nạ vì toner giúp loại bỏ cặn bã chất nhờn, làm sạch sâu, điều này giúp cho các tinh chất dưỡng da từ mặt nạ dễ dàng thấm sâu vào da mặt hơn. Nếu đảo ngược quá trình này có thể gây bí da và sinh ra mụn.
6. Không dưỡng da sau khi đắp mặt nạ
Đắp mặt nạ cũng như việc mở đường cho kem dưỡng dễ dàng đi sâu vào da hơn giúp dưỡng da từ sâu bên trong. Bên cạnh đó, da sau khi đắp mặt nạ da rất dễ bị khô, nếu không dưỡng da thì việc đắp mặt nạ sẽ chẳng còn tác dụng gì nữa.
Theo khỏe và đẹp
Bí quyết giữ da trẻ lâu không bị lão hóa của phụ nữ Nhật Bản nhờ cách đắp mặt nạ trong 3 phút này Trong bước dưỡng da hàng ngày của phụ nữ, ngoài việc làm sạch, dưỡng ẩm thì không thể thiếu việc đắp mặt nạ để cấp ẩm giúp da luôn căng mọng. Hãy thử tìm hiểu xem cách phụ nữ Nhật Bản đắp mặt nạ như nào để luôn gìn giữ nét xuân nhé. 1. Phương pháp đắp mặt nạ từ lotion Phương pháp...