Đập hộp mẫu ô tô điện rẻ nhất thế giới, giá chưa đến 1000 USD: Nhìn như xe đồ chơi nhưng hóa ra cũng lợi hại phết
Với mức giá 1000 USD, chiếc ô tô điện này vẫn có thể mang đến 1 trải nghiệm lái xe tuyệt vời với đầy đủ những tiện nghi cơ bản nhất.
Theo nghiên cứu của The Wall Street Journal, Trung Quốc là nơi sản xuất và tiêu thụ ô tô điện nhiều nhất thế giới. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi quốc gia này cũng sở hữu những mẫu xe độc đáo đến mức kỳ lạ, trong đó phải kể đến chiếc ô tô rẻ nhất quả đất – chỉ gần 1000 USD.
Bạn không hề đọc nhầm đâu. Cứ nhắc đến ô tô là người ta sẽ nghĩ ngay đến những mức giá chục ngàn, thậm chí là trăm ngàn USD, ví dụ như một trong những mẫu xe điện rẻ nhất của Tesla – Model 3, cũng đã ngót nghét khoảng 35.000 USD rồi. Ấy vậy mà Trung Quốc đang cho thấy điều ngược lại, với chiếc ô tô có giá chỉ bằng, hay thậm chí là rẻ hơn các mẫu smartphone cao cấp bây giờ.
Ai bảo cứ ô tô là phải vài chục nghìn đô? Đây là chiếc xe điện rẻ nhất thế giới do Trung Quốc sản xuất, có giá còn thấp hơn cả thế hệ iPhone 11.
Mới đây, biên tập viên Jason Torchinsky của Jalopnik, một tạp chí online về xế hộp khá danh tiếng, đã quyết định “đập hộp” mẫu xe điện rẻ nhất thế giới này, với tên gọi Changli, để xem chất lượng của nó như thế nào. Liệu sẽ có bất ngờ gì xảy ra hay không, hay câu nói “tiền nào của nấy” một lần nữa lại ứng nghiệm trong thực tế?
Đầu tiên, mức giá niêm yết của Changli là 930 USD cho phiên bản rẻ nhất. Jason đã lựa chọn bản được trang bị nhiều pin hơn nên anh phải trả 1.200 USD. Tuy nhiên, tính thêm cả thuế và chi phí vận chuyển từ Trung Quốc, tổng tiền mà anh phải bỏ ra là gần 3000 USD. Thế nhưng, anh cho biết là nó vẫn còn rẻ chán đối với 1 phương tiện có đủ chỗ ngồi cho nhiều người trưởng thành.
Video đang HOT
Vì phải vận chuyển từ xa nên nhà sản xuất đã tháo toàn bộ phụ kiện rườm rà bên ngoài, như gương hay lốp dự phòng để tránh gây ra tổn thất cho sản phẩm. Tuy nhiên, họ đã cẩn thận gửi kèm cả cuốn hướng dẫn lắp ráp chi tiết, tặng luôn 1 bộ tua-vít để hỗ trợ người dùng. Và điểm mà Jason ấn tượng nhất chính là bộ sạc điện theo tiêu chuẩn kiểu Mỹ (điện áp 110V) mà anh cho rằng mình có thể an tâm sạc qua đêm mà chẳng lo ngại gì cả. Chính những tiểu tiết như vậy đã bước đầu gây ấn tượng tốt đẹp với anh biên tập viên của Jalopnik đến mức anh thừa nhận không thể tin là mình lại khen nó nhiều đến vậy.
Các phụ kiện đi kèm được cất hết ở khoang sau để tiện cho quá trình vận chuyển.
Đừng để vẻ ngoài khiêm tốn của Changli đánh lừa bạn như cách mà nó đã lừa Jason, bởi bên trong là 1 không gian khá rộng lớn. Anh biên tập viên này đã khá ngạc nhiên khi nó được trang bị đến 2 hàng ghế mà vẫn còn thừa một khoảng không hẹp ở phía sau để cất đồ đạc, hành lý. Anh đánh giá bên trong xe được thiết kế tương đối gọn gàng, với 1 ghế trên cho tài xế và 1 hàng ghế sau dành cho từ 1 – 2 người nữa. Bên cạnh đó, mẫu xe này còn được trang bị hệ thống 2 quạt riêng biệt ở trên nóc, cùng với 1 cửa sổ trời mini cực tiện lợi.
Càng trải nghiệm, đánh giá của Jason càng thêm phần tích cực. Anh nhận định vô lăng của xe khá tốt và được bọc bằng lớp cao su chất lượng cao. Bảng điều khiển được làm bằng nhựa nhưng không phải vấn đề quá lớn, và nó còn trang bị khá nhiều tiện ích cơ bản như màn hình LCD có thể hiển thị đường xá ở phía sau xe, máy phát nhạc MP3 có hỗ trợ USB và thẻ nhớ SD. Ngoài ra, khi di chuyển 1 mình, người dùng cũng có thể gập hàng ghế sau lại để tạo thêm không gian chứa hành lý.
Không gian bên trong khá rộng rãi và có đủ chỗ cho khoảng 3 người.
Với thiết kế bên ngoài, Jason cho rằng phần đầu của mẫu xe này được bài trí khá thú vị, trông giống như 1 khuôn mặt đang giận dữ vậy. Ngạc nhiên hơn nữa là phần không gian bên trong capo lại khá trống rỗng vì cách đi dây còi và đèn của Changli rất gọn gàng. Jason cho biết anh thậm chí có thể biến nó thành 1 khoang chứa đồ mini khi cần thiết. Nếu bên trong là nhựa và cao su, thì lớp vỏ bên ngoài được làm hoàn toàn bằng kim loại – thêm 1 điểm nữa khiến anh biên tập viên bất ngờ đến mức không thể tin nổi. Ngay cả tiếng khi đóng cửa xe nghe cũng êm tai nữa.
Đánh giá sơ bộ của Jason là chất lượng của chiếc xe này thực sự đã khiến anh bất ngờ, vượt trội hơn rất nhiều so với những gì anh mong đợi ở 1 mẫu ô tô điện có giá chỉ khoảng 1000 USD. Anh thậm chí còn cho rằng nó tốt hơn cả những chiếc xe chạy sân golf – với cùng kích thước nhưng giá đắt gấp đôi.
“Vẻ mặt” hầm hố của mẫu xe điện rẻ nhất thế giới.
Tuy nhiên, khi thử nghiệm trong môi trường thực tế thì Changli lại có phần không được hoàn hảo cho lắm. Jason cho biết nó di chuyển khá chậm và tỏ ra nghi ngờ màn hình hiển thị tốc độ trên xe. Khả năng thông hơi cũng rất kém khi anh phải liên tục lau lớp sương mờ trên kính 1 cách thủ công. Viên pin của nó cũng không thực sự “trâu bò” cho lắm, nhưng anh lại không chia sẻ thông số cụ thể.
Đổi lại, phanh xe khá ăn và hoạt động tốt, lên dốc dễ dàng và vững vàng dù rất chậm (mà anh so sánh nó giống như 1 người đang đi bộ giữa phố phường đông đúc vậy). Anh thậm chí còn thua cả cậu con trai của mình trong cuộc đua lên dốc, dù cậu nhóc nhà anh chỉ chạy bộ chứ không sử dụng bất kì 1 loại phương tiện nào cả. Thế nhưng ngược lại, khi xuống dốc hay di chuyển trên địa hình bằng phẳng, chiếc xe này lại tăng tốc khá nhanh.
Kết luận cuối cùng mà anh biên tập viên của chúng ta đưa ra là: Mẫu xe điện này có thiết kế khá ổn, thậm chí là tốt trong tầm giá với đầy đủ các tính năng cơ bản cần thiết. Nó có thể chạy hơi chậm 1 chút, nhưng lại mang đến cảm giác lái xe khá thoải mái và chân thực. Jason cho biết anh và các đồng nghiệp sẽ tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm Changli trong thời gian tới để xem chiếc ô tô điện rẻ nhất thế giới còn có thể làm được những gì. Nếu quan tâm, bạn cũng có thể đặt mua 1 chiếc trên Alibaba với giá chỉ 930 USD.
Hyundai và Kia chưa thể tái thiết sản xuất ô tô tại quê nhà
Mặc dù đã mở cửa trở lại nhiều nhà máy sản xuất trên thế giới do đại dịch Covid-19, nhưng Hyundai và Kia vẫn chưa thể hoạt động tại Hàn Quốc.
Hyundai và Kia tiếp tục kéo dài thời hạn đóng cửa các nhà máy sản xuất tại Hàn Quốc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 - Ảnh minh hoạ.
Hai thương hiệu xe hàng đầu xứ sở kim chi vừa thông báo tiếp tục kéo dài thời hạn đóng cửa các nhà máy sản xuất tại Hàn Quốc, do đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, khiến hoạt động xuất khẩu xe bị gián đoạn.
Hyundai sẽ tạm dừng dây chuyền sản xuất ô tô tại nhà máy số 3 và số 4 ở Ulsan đến hết ngày 12/6. Đây là nhà máy sản xuất các dòng xe nhỏ gồm Kona, Veloster và Venue, cùng các mẫu ô tô điện và xăng lai điện Loniq.
Trong khi đó, Kia sẽ đóng cửa nhà máy số 2 ở Gwangju đến hết ngày 30/6. Nhà máy này chịu trách nhiệm sản xuất hai dòng xe Sportage và Soul, vốn đang được ưa chuộng tại Mỹ và châu Âu, hai khu vực thị trường đang bị ảnh hưởng tồi tệ từ đại dịch Covid-19.
Do tác động tiêu cực của dịch bệnh, nên trong 5 tháng đầu năm 2020, doanh số bán xe của Hyundai và Kia lần lượt giảm 26% và 15% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 1.288.629 chiếc và 949.860 chiếc.
Đức: Các trạm xăng phải có chỗ sạc cho xe chạy điện Chính phủ Đức cho biết sẽ yêu cầu tất cả các trạm xăng tại nước này phải có bốt sạc dành cho ô tô điện. Đây là một phần trong kế hoạch cứu trợ kinh tế trị giá 130 tỷ euro. Việc này có thể tạo ra một cú hích đối với nhu cầu xe chạy điện tại Đức, và là một phần...