Dập dềnh khối tài sản vô hình ngàn tỷ của CII
Tài sản cố định vô hình của Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII, mã CII, sàn HoSE) có giá trị lên tới hàng ngàn tỷ đồng là yếu tố rất đáng “để mắt” đối với những nhà đầu tư quan tâm đến tài chính doanh nghiệp này.
Quyền thu phí giao thông cầu Rạch Miễu tăng thêm gần 291 tỷ đồng khi CII thực hiện đánh giá lại tài sản sau khi mua lại Công ty TNHH BOT Rạch Miễu.
Khối tài sản vô hình 3.700 tỷ đồng
Tại thời điểm ngày 31/3/2019, tổng tài sản cố định của CII là gần 6.000 tỷ đồng, trong khi tổng giá trị của tất cả các loại tài sản ngắn hạn chỉ là 5.600 tỷ đồng. Trong đó, riêng khối tài sản vô hình của CII lên tới hơn 3.700 tỷ đồng, lớn gấp hơn 1,6 lần so với giá trị tài sản cố định hữu hình cùng thời điểm.
Tài sản vô hình hiểu nôm na là những thứ tài sản “không nhìn, không sờ thấy được” do doanh nghiệp đang nắm giữ và kiểm soát. Vì vậy, việc một công ty có khối lượng tài sản vô hình lớn thường kích thích trí tò mò của các nhà đầu tư.
Thực chất, tổng giá trị tài sản vô hình theo nguyên giá trên bảng cân đối kế toán của CII lên tới hơn 6.000 tỷ đồng, đến 31/3/2019 đã khấu hao hơn 2.300 tỷ đồng. Trong đó, 3 loại tài sản chính tạo nên giá trị của khối tài sản này là quyền thu phí giao thông, quyền sử dụng đất và phần mềm máy tính.
Video đang HOT
Trong cơ cấu tài sản vô hình, quyền sử dụng đất và phần mềm vi tính chiếm tỷ trọng không đáng kể. Tài sản còn lại, quyền thu phí giao thông đã có giá trị khá lớn từ đầu năm 2019 và tiếp tục lớn thêm trong quý I, khi CII thực hiện hợp nhất công ty con, làm tăng giá trị tài sản này thêm 791 tỷ đồng tính theo giá gốc trong quý đầu năm.
“Dập dềnh” theo cách tính
Quyền thu phí giao thông là tài sản vô hình không dễ định giá và thực tế là, giá trị nhiều loại tài sản vô hình “khủng” của CII từng được thay đổi cách tính giá và tính khấu hao, khiến cho giá trị hiện tại và tương lai cũng “dập dềnh” theo.
Đơn cử việc CII vừa thực hiện hợp nhất Công ty TNHH Đầu tư Cổ Chiên. Nguyên giá tài sản này tại ngày 31/12/2018 được xác định là 781 tỷ đồng, Công ty đang tạm trích khấu hao quyền thu phí này theo sản phẩm với đơn giá 27.382 đồng/lượt. Tuy nhiên, CII cho biết, đang làm việc với cơ quan thuế để đăng ký lại phương pháp khấu hao theo doanh thu để nhất quán với phương pháp khấu hao của Tập đoàn.
Ngoài ra, cách đánh giá giá trị tài sản gốc của các tài sản vô hình cũng có thể khác nhau, làm thay đổi giá trị gốc của tài sản. Chẳng hạn, quyền thu phí ĐT 741 mà CII có được do mua lại Công ty TNHH một thành viên Đầu tư hạ tầng VRG. Sau khi mua lại, CII đã đánh giá lại giá trị tài sản thuần của công ty con này và giá trị quyền thu phí giao thông được ghi nhận tăng thêm 276 tỷ đồng.
Đây là khoản chênh lệch giữa giá trị do CII đánh giá lại theo phương pháp chiết khấu dòng tiền thu được trong tương lai từ hoạt động thu phí so với giá trị ghi sổ tài sản thuần công ty con. Giá trị tăng thêm chỉ được ghi nhận vào báo cáo tài chính hợp nhất, mà không có bất cứ điều chỉnh nào trên giá trị ghi sổ của tài sản trên báo cáo tài chính của công ty con.
Quyền thu phí có thể thế chấp cho các khoản vay
Tài sản vô hình (quyền thu phí giao thông) là một trong những tài sản mà CII có thể sử dụng làm tài sản đảm bảo cho cho các khoản vay ngân hàng và trái phiếu.
Tại ngày 31/3/2019, nợ phải trả của CII là hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó nợ vay và thuê tài chính ngắn hạn là gần 3.800 tỷ đồng, dài hạn là gần 8.300 tỷ đồng.
Chí Tín
Theo baodautu.vn
Cuộc đua thị phần giữa các công ty chứng khoán đang trở nên quyết liệt hơn
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) vừa công bố Bảng xếp hạng Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ quý II và bán niên 2019 với vị trí đầu tiếp tục thuộc về Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI.
Thị trường hiện đang cần một "cú hích" đủ mạnh để tạo kỳ vọng và lôi kéo nhà đầu tư trở lại. Ảnh: N.H
Theo đó thị phần quý II/2019 của SSI trên HoSE đạt 13,15%.Xếp ngay sau SSI, Công ty chứng khoán TPHCM đạt thị phần 11,31%, Chứng khoán Bản Việt đạt 9,37%.
Trước đó, SSI đã có 5 năm liên tiếp đứng đầu thị phần môi giới cả năm trên cả hai sàn HOSE và HNX, lần lượt ở mức 18,7% và 11,89% trong năm 2018. Tính chung trên 2 sàn, thị phần SSI cũng đứng đầu toàn thị trường, đạt 17,44% - tăng 2,18% so với năm 2017, riêng thị phần môi giới khách hàng nước ngoài đạt 25,25% - tăng hơn 20%. Quý I/2019, SSI cũng là cái tên "độc chiếm" vị trí số 1 về thị phần trên cả 3 sàn với 14,54% tại HoSE, 9,9% trên HNX, và 10,74% trên Upcom. Với thành tích mới này, tính chung cả 2 quý I và II/2019, thị phần bán niên của SSI trên HOSE đạt 13,84%, tiếp tục vững chắc ở vị trí số 1.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã kết thúc nửa năm 2019 bằng dấu ấn "lỡ hẹn" với danh sách theo dõi chính thức của MSCI (Tổ chức chuyên xây dựng bộ chỉ số thị trường). Sự kiện này đã gây ra không ít nuối tiếc cho giới đầu tư trong nước, tuy nhiên đó cũng là động lực để thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục củng cố hơn nữa "sức khỏe" của mình trước khi hướng đến những mục tiêu xa hơn.
Trong nửa đầu năm 2019, thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục trải qua những đợt tăng giảm với biên độ rất lớn. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6, VN-Index đứng ở mức 949,94 điểm, tương ứng tăng 6,43% so với cuối năm 2018. Tuy nhiên, thanh khoản 6 tháng đầu năm lại có xu hướng giảm. Ở sàn HoSE, tổng khối lượng giao dịch trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt hơn 20 tỷ cổ phiếu, trị giá 443.418 tỷ đồng, giảm 14% về khối lượng và 17,5% về giá trị so với 6 tháng cuối năm 2018. Tương tự, tổng khối lượng trên sàn HNX trong 6 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt 4 tỷ cổ phiếu (giảm 28%), trị giá 53.163 tỷ đồng (giảm 32%).
Lý giải cho hiện tượng này là nhà đầu tư đang tỏ ra hết sức thận trọng khi thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro hoặc do thua lỗ quá nhiều. Do đó, thị trường hiện đang cần một "cú hích" đủ mạnh để tạo kỳ vọng và lôi kéo nhà đầu tư trở lại.
Đáng chú ý, sản phẩm Chứng quyền có bảo đảm (CW) vừa chính thức đưa vào giao dịch từ ngày 28/6 đang được kỳ vọng sẽ giúp thị trường trở nên sôi động hơn. Hầu hết các chuyên gia đều nhận định, CW khá phù hợp cho các nhà đầu tư tại thời điểm này. Ông Nguyễn Đức Thông - GĐ Giao dịch phái sinh - CTCP Chứng khoán SSI nhận định, trong tình thế mà thị trường có thể giảm do chiến tranh thương mại hoặc tăng do nhu cầu mua cao vì giá rẻ, đầu tư vào chứng quyền có thể là lựa chọn tốt cho nhà đầu tư vì tính chất hạn chế rủi ro và đòn bẩy cao có thể giúp cho nhà đầu tư tối ưu hóa được lợi nhuận của mình.
SSI cũng dự báo, với việc ra mắt thêm sản phẩm mới trên thị trường, "cuộc đua" về thị phần giữa các công ty chứng khoán sẽ ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Và ưu thế sẽ luôn thuộc về những công ty có tiềm lực tài chính vững mạnh, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch phủ rộng khắp nơi, đội ngũ môi giới đông đảo, được đào tạo bài bản, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp tốt, chú trọng phát triển chất lượng sản phẩm, dịch vụ, các báo cáo phân tích, đề cao các tiêu chí bền vững, luôn đứng về phía quyền lợi khách hàng.
Nguyễn Hiền
Theo baohaiquan.vn
Thị phần môi giới sàn HOSE quý II/2019: SSI trụ vững vị trí quán quân, ACBS và KIS bật khỏi top 10 Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) công bố danh sách 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ lớn nhất quý II và bán niên 2019. Theo đó, tổng thị phần môi giới quý II trên sàn HOSE của top 10 đạt 62,24%, giảm gần 3% so với quý trước đó (thị phần...