“Đập đá”, xăm mình và… tàn đời.
Đi xăm phải có “đá” để giảm đau
30 tuổi đời, chẳng có mảnh tình nào vắt vai, đã vậy công danh sự nghiệp lại lận đận, cứ hễ động vào vụ làm ăn nào đó là vụ đó thua lỗ nên Thắng “cao” – gã bạn “giang hồ vặt” của tôi tỏ ra khá bất mãn với số phận của chính mình. Thế rồi đến một ngày, chẳng biết nghe ai mách nước mà gã đùng đùng đến nhà kéo tôi ra quán nước và bảo: “Tôi quyết rồi, cuối tuần này sẽ đi xăm để đổi vận. Ông thu xếp thời gian đến ngồi với tôi một đêm nhé!”.
Chiều tối thứ 6, gã sang kéo tôi đi từ sớm. Sau một hồi ăn uống nhậu nhẹt linh đình lấy khí thế cùng mấy anh bạn khác, Thắng xem đồng hồ và bảo “Sắp đến giờ tốt rồi, anh em đưa tôi về xăm cho kịp”.
Một người đi xăm mấy người phục vụ
Phòng xăm nằm trên tầng 2 của một căn nhà chỉ rộng chừng hơn chục mét vuông khuất sâu trong làng Thịnh Quang. Trong căn phòng trải thảm cáu bẩn có kê 3 cái giường đơn, dăm cái ghế nhựa cao, 2 bộ máy vi tính nối mạng và trên tường thì dán chằng chịt các kiểu mẫu hình xăm rồng phượng, đầu lâu xương chéo. Thấy Thắng “cao” đến, Phong “tattoo” – gã chủ phòng xăm đon đả: “Bác đến sớm quá, may em đã chuẩn bị gần đủ các thứ bác dặn rồi, chỉ thiếu “cái kia” nữa thôi. Lát trước khi bác bắt đầu “đâm” em sẽ gọi chúng nó mang đến!”.
2 két bia, một rổ to hoa quả gọt sẵn, 2 cây thuốc lá, một thùng nước khoáng, vài lốc sữa tươi, ấm pha trà và một bó chừng chục chiếc ống hút nhựa xanh đỏ được 2 cậu nhân viên phòng xăm thay nhau mang ra. Thấy đồ ăn thức uống mang ra nhiều quá, tôi thắc mắc thì Thắng úp mở: “Thế đã ăn thua gì, lát nữa “món chính” mới đến”.
Video đang HOT
Sau 2 tuần trà để làm quen, Thắng nháy mắt cho gã chủ phòng xăm “Em bảo mang đồ đến cho anh đi! “Đâm” sớm nghỉ sớm”. Gã chủ phòng xăm thấy vậy rút ngay điện thoại ra bấm số nói oang oang “Mang cho anh “hai gờ” trước nhé. Nhớ lấy loại ngon ấy!”. Nghe thấy vậy, tôi giật mình hỏi Thắng “Đi xăm sao lại có gờ ghiếc gì?” thì bị gã vỗ vai chê “Ông quê bỏ xừ. Bây giờ dân chơi đi xăm phải có tí “đá” thì mới đỡ đau. Với lại chẳng mấy khi anh em có dịp quây quần thế này, làm vài “gờ” để vui cho trọn vẹn”.
“Đập đá”: Cuốn – Suyễn và Ngáo!
“Đá” được mang đến, một trong 2 cậu nhân viên phòng xăm tất tả lấy “đồ nghề” ra để chế tạo bình hút “đá”. Coóng thủy tinh, ống hút được cắm vào đầu một chai nước khoáng đã vơi già nửa. Để cho bình “đập đá” đẹp hơn, cậu chàng còn lại hì hụi lấy kéo cắt ống hút thành từng mẩu ngắn, bỏ vào trong chai nước để khi có người hút, những mẩu ống đủ màu sẽ cuộn lên theo bọt khí trông khá vui mắt.
Đập đá khi xăm mình là mốt của dân chơi hiện nay
Vốn là người tò mò và cũng muốn thử xem cái thứ ma túy có dạng như hạt đường trắng này có gì ngon lành mà đám dân chơi cứ đua nhau “đập” nên khi Thắng “cao” đưa cho cái bình, tôi không ngần ngại rít thử 1 hơi nhè nhẹ. Khói “đá” có hơi đắng và có vị chan chát nóng rực trong miệng khiến tôi không khỏi cảm thấy khó chịu.
Xong hơi thứ nhất, đợi gần 5 phút mà chẳng thấy có cảm giác gì lạ nên tôi đánh liều hút thêm hơi thứ 2. Vẫn chẳng thấy gì lạ…Thế nhưng đến khói “đá” thứ 5, đầu óc tôi bắt đầu thấy lâng lâng, miệng đắng ngắt, hai hàm răng dần sít lại. Trong khi đó ở góc phòng, anh bạn đi cùng đang tự đấm tay vào đầu và đòi lấy chậu nhựa để…nôn.
Nhìn cảnh tượng đó, Thắng “cao” cứ tủm tỉm cười và bảo “Có thằng bắt đầu bị suyễn rồi!”. Nói xong, gã với tay lấy bình “đập đá”, tự tay cầm bật lửa “khò” một hơi rõ dài, thở ra một luồng khói đặc quánh khiến cho không khí trong phòng xăm của Phong “tattoo” càng trở nên ngột ngạt.
Thấy trong phòng càng lúc càng nóng, tôi bảo Phong “tattoo”: “Ông bật hộ tôi cái điều hòa lên, nóng thế này ai mà chịu được” thì gã cười nhạt bảo “Bác mới chơi lần đầu phải không? “Đập đá” mà bật điều hòa lên thì càng dễ suyễn và dễ bị cảm”. Nói xong gã hất hàm sang góc phòng, nơi anh bạn đi cùng tôi đang gục đầu “chiến đấu” với cái chậu nhựa trong khi tay vẫn đập bôm bốp vào đầu “Đấy còn là suyễn nhẹ đấy!” khiến tôi bắt đầu cảm thấy sợ…không dám đòi hỏi gì thêm và cũng chẳng dám cầm vào cái bình “đập đá” nữa.
Rót 2 cốc bia lớn, tôi kéo một cậu nhân viên phòng xăm tên Thủy ra một góc nói chuyện cho đỡ khó chịu. Thấy bộ dạng của tôi, Thủy cười bảo: “Anh bắt đầu bị cuốn rồi! Chơi lần đầu mà anh lại uống nhiều bia nên đỡ suyễn đấy. Bia rượu nó “phá đá” mà”. Rồi Thủy kể: “Từ ngày làm ở đây, cứ 10 khách xăm thì có đến 6 – 7 người đề nghị anh Phong lấy “đá” về chơi cho đỡ đau. Chơi xong thì ông nào ông nấy suyễn hết, có anh thần kinh yếu, chơi nhiều nên ngáo “đá”, cứ nghe thấy tiếng máy xăm chạy rè rè là sợ vì tưởng có người mang máy khoan đến…khoan mồm mình.
Có ông mặt mũi gớm chết nhưng khi bị “ngáo” lại “xin” được nằm trong tủ quần áo vì sợ ma. Có ông ra khỏi phòng xăm không dám qua đường vì sợ bị xe đâm chết..v..v..Nói chung là chơi đá vào xong là ý như phim hài, mỗi ông diễn một trò”.
Theo Giáo Dục VN
Lên thuyền xem "giới giang hồ tăng số má"
Đó là chốn ngao du của kẻ ham chơi, thích "làm mình làm mẩy" từ những "tuyệt phẩm" trên mình.
Làng chài bến sông là nơi hội tụ của trăm nghề thì phải. Gọi là làng chài bởi nó ngụ ở bến sông Hồng, chứ thực ra nó là nơi "đọng" lại của những người tha hương về đây mưu sinh bằng mọi nghề trong đó có cả nghề "đượm chất khác biệt, nhuốm mầu xã hội đen".
Làng chài dưới chân cầu Long Biên phần lớn là dân tứ chiếng. Cuộc đời họ chảy dạt từ nơi này đến nơi khác, rồi bến sông này được họ chọn lưu lại lâu hơn để mưu sinh nhờ vào nhịp sống hối hả trong thành phố.
Người nghèo tìm đến bến thuyền như để tìm kiếm mưu sinh, đánh cá, nhặt rác, người "chơi" tìm đến như để làm "mới mình" từ những nhát khắc, nhát châm điếng người để có những hình thù thật "số má" trên cơ thể.
Những người "chơi" thường biết qua nhau, rồi cứ thế cái bến sông cứ tấp nập người ra kẻ vào lâu dần giờ thành nơi sinh hoạt, trú ngụ của những kẻ không nhà.
Bến chài dưới chân cầu Long Biên là nơi "đọng" lại nhiều cảnh đời nghèo
Những đứa trẻ làng chài thường thì lại kế kiếp
con thuyền, bến sông
"Dân chơi" chọn lựa "số má" rồi xuống thuyền chịu...đau
Thường thì mỗi hình xăm phải chịu đau hàng tuần mới đỡ
Những người dân chài thường thì chỉ giỏi đánh cá, còn những người "đặc biệt"
ngụ cùng làng chài thì làm nghề khác
"Vẽ nghệ thuật" bằng bút...kim châm vào thân thể
Nghề ở bến thuyền cũng lênh đênh theo con nước sông Hồng đỏng đảnh
Và ở nơi ngụ cư thường không mấy ai chú ý việc vệ sinh môi trường
Một "nghệ nhân" đang thực hiện "tuyệt phẩm" trên thân thể người khách
Hình xăm đối với một số cá nhân nào đó thì đây là cách để "nâng số má theo kiểu giang hồ"
Theo ANTD
Lạ lùng CLB xăm mình thích "đuổi khách" Chủ nhiệm Hà Nội Tattoo Club không có hình xăm trên người và thường xuyên khuyên khách hàng không nên xăm, vì hơn 90% thanh niên xăm tên người yêu sau này quay lại để sửa... Thành viên CLB đang xăm cho khách. Anh Trần Chí Hiếu nói rằng, hằng ngày khách đến CLB xăm của mình chủ yếu là người trẻ nhiều...