Đập bát và những phong tục đón năm mới trên thế giới
Vào đêm giao thừa, người Đan Mạch thường đập vỡ đĩa và cốc chén trong nhà. Trong khi đó, người Tây Ban Nha lại có phong tục ăn 12 quả nho trong thời khắc bước sang năm mới.
Ảnh minh hoạ: Vipeoterika.
Người Đan Mạch có phong tục đập vỡ chén đĩa vào đêm giao thừa sau đó mang chúng đến đặt trước cửa nhà bạn bè hoặc người thân. Họ quan niệm rằng nghi thức này sẽ mang lại nhiều điều may mắn trong năm mới. Sáng ngày 1/1, cửa nhà nào có càng nhiều mảnh vỡ chén bát, gia đình đó sẽ càng sung túc và thịnh vượng trong năm mới.
Ảnh minh hoạ: Unsplash.
Ở Estonia, người dân thường ăn uống theo những con số may mắn vào đêm giao thừa. Với họ, những con số may mắn lần lượt là 7, 9 và 12, tương ứng với số bữa ăn mà người Estonia sẽ ăn trong thời khắc chuyển giao sang năm mới. Ở thủ đô Tallinn, mỗi gia đình bày thật nhiều rượu và món ăn với niềm tin ăn càng nhiều thì sẽ càng no đủ trong năm tới.
Ảnh minh hoạ: Unsplash.
Với hy vọng một năm mới an lành và dồi dào sức khoẻ, người Tây Ban Nha có phong tục ăn 12 quả nho vào đêm giao thừa. Khi chuông giao thừa ngân lên, họ sẽ hoà mình vào đám đông và ăn 12 quả nho theo đúng thứ tự của 12 tiếng chuông. Sau khi ăn nho, người Tây Ban Nha sẽ cùng nhau tham gia những bữa tiệc sôi động kéo dài đến tận sáng hôm sau.
Ảnh minh hoạ: Unsplash.
Đến các bãi biển ở Brazil vào dịp năm mới, bạn sẽ được tham gia vào một phong tục có tên là “nhảy 7 con sóng”. Với niềm tin về những điều may mắn sẽ đến trong năm mới, người Brazil sẽ mặc trang phục màu trắng, mang theo một bó hoa để ném ra biển trong lúc nhảy sóng.
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ: Imgur.
Tại Scotland, người dân thường tổ chức tiệc đón năm mới vào 3 ngày cuối cùng của năm. Ngày thứ nhất, hàng nghìn người sẽ cầm đuốc diễu hành xuống các con phố ở Old Town, trải dài từ quảng trường Quốc hội cho đến tới đồi Calton. Kết thúc buổi diễu hành, mọi người sẽ cùng nhau đốt mô hình một chiếc thuyền của người Viking được bố trí sẵn trước đó.
Ảnh minh hoạ: Office.
Ngày thứ 2, người Scotland sẽ cùng nhau ca hát, nhảy múa và cùng nhau đi dạo bộ. Đến đêm giao thừa, mọi người sẽ cùng nhau tham sự bữa tiệc đón năm mới và nhảy những điệu nhảy truyền thống như dram và ceilidh.
Ảnh minh hoạ: Unsplash.
Đêm giao thừa ở Nhật Bản được gọi là Omisoka. Trong thời khắc này, người Nhật Bản tin rằng nếu rung chuông đủ 108 lần sẽ có thể xua tan đi những điều không may mắn trong năm cũ để đón những điều tốt đẹp trong năm mới.
Theo news.zing.vn
Đào Nhật Tân xuống phố đón Tết Dương lịch
Còn gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng hàng trăm cành đào Nhật Tân nở sớm đã được bày bán ở chợ Quảng Bá (Hà Nội), khiến phố phường rực rỡ sắc xuân.
Những cành đào đầu tiên bung nở đã được người dân Nhật Tân, Hà Nội chuyển ra chợ bán phục vụ những người chơi đào dịp Tết Dương lịch.
Ông Bình (người trồng đào Nhật Tân) chia sẻ, năm nay thời tiết thất thường nên đến thời điểm này đào vẫn chưa được đẹp cho lắm, giá lại thấp hơn mọi năm.
"Để có những cành đào phục vụ Tết Dương lịch người trồng đào đã phải tuốt lá từ sớm để cho nụ hoa kết và nở đúng thời điểm phục vụ người chơi " - Ông Bình cho biết.
Những cành đào có giá khoảng 150.000 - 500.000 đồng tùy kích thước.
Ghi nhận của PV Báo điện tử Tổ Quốc chiều 29/12, nhiều người chơi đào đã vào tận vườn để chọn những cây đào khủng về trưng bầy tại cơ quan.
Những cành đào đầu tiên đã bắt đầu xuống phố đón một mùa xuân mới về.
Hàng trăm cành đào Nhật Tân nở sớm đã được bày bán ở chợ Quảng Bá (Hà Nội), khiến phố phường rực rỡ sắc xuân.
Đi dọc con phố Âu Cơ tại chợ hoa Quảng Bá những ngày này, nhiều người không khỏi ngạc nhiên và thích thú khi bất chợt thấy những cành đào Nhật Tân bung nở khoe sắc sớm.
Hàng trăm cành đào đang được bày bán tại đây, với giá khá "mềm". Những cành đào nhỏ có giá từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng/cành, cành lớn giá từ 300.000 - 500.000 đồng/cành.
Đặc biệt, những cành to đẹp hơn thì có giá trên dưới 1 triệu đồng. Theo người bán hàng, để có được những cành đào nở đúng dịp, chủ vườn phải chăm sóc và tuốt lá cho đào sớm nhiều ngày.
Nhiều năm nay, người Hà Nội có thói quen chơi đào sớm, ngay từ dịp Tết Dương lịch. Vì thế, hiện nhiều người đã đến chợ hoa Quảng Bá để chọn mua về trang trí nhà cửa, tận hưởng không khí năm mới sớm.
Cũng như Nhật Tân, làng quất Tứ Liên cũng tất bật chuẩn bị cho một vụ xuân mới.
Năm nay những loại quất bonsai tiếp tục được người dân lựa chọn.
Theo nhiều chủ vườn, thời điểm này các cơ quan công sở thường tới mua những cây to, "khủng" để về trưng bầy sớm.
Bảo Trung
Theo toquoc.vn
Kiev tổ chức lễ hội đèn lồng chào đón năm mới Lễ hội đèn lồng bắt nguồn từ Trung Quốc, đây là một trong những ngày hội lộng lẫy và tưng bừng nhất của quốc gia này. Lễ hội có lịch sử kéo dài hơn 2.000 năm. Vừa qua, người dân Kiev, Ukraine đã tổ chức lễ hội đèn lồng để chào mừng năm mới sắp tới. Mọi người đi bộ qua cổng đèn...