Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
Một nghiên cứu của Nhật Bản đưa ra đáp án về khoảng cách sử dụng hai phương tiện này, theo Mainichi.
Mỗi học sinh ở Nhật Bản ngày nay đều sử dụng máy tính bảng. Đồng thời các thiết bị số hiện cũng không thể thiếu. Trong khi mọi người thường cho rằng những thiết bị này khiến thị lực của tr.ẻ e.m tiếp tục suy giảm, thì liệu các thiết bị số có thực sự gây hại nhiều hơn cho mắt so với sách hoặc truyện tranh truyền thống không?
Khi đán.h giá tình trạng mỏi mắt, một yếu tố căn bản là khoảng cách giữa mắt và vật thể đang nhìn.
Học sinh xem thiết bị số gần hơn so với đọc sách
Một nghiên cứu năm 2015 do nhà nghiên cứu Naomi Nohara của Đại học Khoa học Sức khỏe Heisei đứng đầu, khảo sát 67 sinh viên trong độ tuổ.i từ 19 đến 31, đã phát hiện ra rằng khoảng cách xem trung bình khi đọc sách là 33,7 cm. Ngược lại, khi soạn email trên điện thoại thông minh, khoảng cách trung bình là 27,7 cm.
Bác sĩ nhãn khoa Takashi Fujikado, cũng là giáo sư tại Đại học Osaka, nhận xét, “Khi nhìn một vật ở khoảng cách 20cm, so với 30cm, con người cần phải tập trung nhiều hơn khoảng 1,7 lần. Điều này làm tăng áp lực lên mắt và chúng ta có thể nói rằng các thiết bị kỹ thuật số, thường được nhìn ở khoảng cách gần hơn so với giấy, có nhiều khả năng gây cận thị hơn”.
Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã ghi nhận sự gia tăng, đặc biệt là ở các thế hệ trẻ, của một tình trạng về mắt được gọi là lác mắt hội tụ cấp tính, trong đó một mắt hướng vào trong, gây ra tình trạng nhìn một ra hai. Trong khi nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng, nhưng theo Fujikado, việc nhìn các thiết bị số ở khoảng cách gần trong thời gian dài có thể là một yếu tố góp phần gây ra tình trạng này.
Video đang HOT
Hiệp hội Mắt lác và nhược thị Nhật Bản và Hiệp hội Nhãn khoa cho bệnh nhi Nhật Bản đã phân tích 194 bệnh nhân trong độ tuổ.i từ 5 đến 35 bị lác hội tụ cấp tính và phát hiện ra rằng những người ở độ tuổ.i 16 là nhóm lớn nhất bị tình trạng này, với 16 bệnh nhân. Tiếp theo là 14 bệnh nhân ở độ tuổ.i 13 và 13 bệnh nhân ở độ tuổ.i 14. Những con số này cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao ở học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Trong số 194 bệnh nhân được báo cáo từ các cơ sở y tế trên toàn Nhật Bản, 156 người, sử dụng thiết bị số trong thời gian dài, đã được yêu cầu giảm thời gian sử dụng màn hình trong ba tháng để xem các triệu chứng của họ có cải thiện không.
Đối với những bệnh nhi tiểu học, thời gian sử dụng được giới hạn dưới một giờ mỗi ngày, trong khi đối với những bệnh nhân ở độ tuổ.i trung học cơ sở trở lên, thời gian sử dụng được giới hạn dưới hai giờ mỗi ngày. Mười người trong số họ đã khỏi bệnh và 58 người thấy các triệu chứng giảm bớt. Tuy nhiên, 88 bệnh nhân, hay gần 60%, thấy các triệu chứng của họ không thay đổi hoặc thậm chí trở nên tồi tệ hơn.
Fujikado giải thích, “Ở những người trẻ tuổ.i, một khi góc lệch mắt trở nên lớn, việc tự điều chỉnh trở nên khó khăn”.
Vậy tr.ẻ e.m nên làm gì để bảo vệ sức khỏe đôi mắt? Bác sĩ Fujikado khuyên nên chơi ngoài trời hai giờ mỗi ngày, giữ các thiết bị số cách mắt ít nhất 30 cm và tránh xa màn hình trong hai đến ba phút sau mỗi nửa giờ.
Những bệnh về mắt thường thấy ở trẻ nhỏ
Việc nhận biết và xử lý kịp thời các bệnh về mắt cực kỳ quan trọng, giúp đảm bảo đôi mắt của trẻ được bảo vệ, phát triển tối đa.
Các bệnh về mắt không chỉ trở thành một vấn đề phổ biến, mà còn là một dấu hiệu đáng chú ý cho thấy sức khỏe mắt của trẻ đang gặp vấn đề. Vì vậy, bác sĩ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 lưu ý một số bệnh về mắt thường thấy ở trẻ nhỏ như sau:
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là một trong những vấn đề phổ biến và gây phiền toái cho trẻ nhỏ. Tình trạng này không chỉ khiến các bé khó chịu mà còn có thể dẫn đến nhiễ.m trùn.g, sưng và viêm.
Những yếu tố gây ra đau mắt đỏ có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau: Virus, vi khuẩn, các tác nhân nhỏ như bụi, lông động vật hay phấn hoa. Đây đều có thể trở thành nguyên nhân tiềm ẩn khiến cho đôi mắt nhỏ của trẻ trở nên đỏ rực.
Tuy nhiên, phụ huynh không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào của viêm kết mạc ở trẻ nhỏ. Việc nhanh chóng chẩn đoán và xử lý kịp thời giúp giảm nhẹ sự khó chịu, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm lan rộng.
Lẹo mắt
Lẹo mắt là tình trạng sưng bờ mi mắt, có thể xảy ra ở cả phần ngoài và phần trong của mí mắt. Nguyên nhân của bệnh thường do nhiễ.m trùn.g vi khuẩn, gây ra sưng đỏ và đau nhức.
Trong đó, dấu hiệu của bệnh là sự xuất hiện của một cục u hoặc mụn mủ ở rìa mí mắt. Đôi khi, khi nhìn bằng mắt thường, lẹo mắt có thể bị nhầm lẫn với chắp mắt. Nhưng rất may mắn, tình trạng này thường tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần mà không cần phải điều trị.
Nhược thị
Nhược thị là tình trạng mà thị lực của một hoặc cả hai mắt bị suy giảm, đi kèm với các tổn thương mắt có thể nhìn thấy trực tiếp.
Có nhiều nguyên nhân gây ra nhược thị ở tr.ẻ e.m bao gồm: Cận thị, loạn thị, viễn thị, lác mắt, bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, sụp mí mắt và nhiều nguyên nhân khác. Mỗi trường hợp đều đòi hỏi sự chăm sóc, can thiệp phù hợp để đảm bảo rằng đôi mắt của trẻ được bảo vệ và phát triển tối đa.
Lác mắt
Trong danh sách các vấn đề về sức khỏe của tr.ẻ e.m, bệnh lác mắt là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 4/100 tr.ẻ e.m. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lác mắt ở tr.ẻ e.m, trong đó có yếu tố di truyền, tình trạng khúc xạ và một số nguyên nhân khác.
Vì vậy, việc nhận biết và xử lý kịp thời cực kỳ quan trọng. Đặc biệt, phụ huynh cần chú ý đến những dấu hiệu như mỏi mắt, khó tập trung, vụng về, hoặc gặp khó khăn trong di chuyển của trẻ.
Cận thị
Trong dãy các vấn đề về sức khỏe mắt của tr.ẻ e.m, cận thị luôn nổi bật như một trong những thách thức quan trọng nhất. Bởi, bệnh không chỉ là vấn đề về khả năng nhìn xa, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân như: Yếu tố di truyền, thiếu ngủ, sinh non, hoặc các thói quen không tốt như đọc sách trong điều kiện ánh sáng kém hoặc dùng điện thoại di động, máy tính quá gần mắt.
Bác sĩ khuyến cáo, hiện nay trẻ nhỏ tiếp cận công nghệ đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống. Nhưng việc sử dụng chúng một cách có ý thức và cân nhắc giữ khoảng cách đủ xa khi sử dụng thiết bị là vô cùng quan trọng.
Cận thị: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và các biện pháp phòng ngừa Cận thị là tình trạng người bệnh không thể nhìn rõ các vật ở xa, nhưng nhìn rõ các vật ở gần. Cận thị xảy ra khi hình dạng của mắt hoặc một số bộ phận của mắt làm cho ánh sáng khúc xạ không chính xác. 1. Tổng quan về cận thị Cận thị là tật khúc xạ có xu hướng di...