Đào tạo xạ thủ bắn tỉa trong băng giá ở Mỹ
Để trở thành những thành viên ưu tú, các tay súng bắn tỉa thuộc Thủy quân lục chiến Mỹ phải tham gia quá trình đào tạo ở độ cao 300 m và dưới nền nhiệt xuống tới mức đóng băng.
Đào tạo ở độ cao 300 m
Quá trình đào tạo những tay súng bắn tỉa cừ khôi của Thủy quân lục chiến Mỹ diễn ra ở độ cao khoảng 300 m trên một đỉnh núi của vùng Sierra Nevada, bang California. Vào mùa đông, nhiệt độ ở dãy Sierra Nevada xuống tới mức đóng băng. Các tay thiện xạ phải vùi người trong lớp tuyết dày, hướng cặp mắt xuống thung lũng dưới chân núi và tìm cách di chuyển trong những khu công sự tạm thời.
Khóa học bắn tỉa trên núi tập trung nhiều vào kỹ năng thực hiện góc bắn cao. “Điều này phù hợp với tình hình hiện nay khi chúng tôi không chỉ thực hiện nhiệm vụ ở những khu vực thành thị mà chuyển hướng sang các vùng đồi núi”, Chris một tay súng bắn tỉa tham gia khóa huấn luyện, cho biết.
Theo CNN, trong quá trình huấn luyện, các thiện xạ học cách tiêu diệt mục tiêu dưới tiết trời giá lạnh và địa hình gồ ghề. Những kinh nghiệm và kỹ năng sau khóa học sẽ trở nên hữu ích với các tay súng khi họ nhận nhiệm vụ tại vùng đồi núi Afghanistan.
Khắc nghiệt
Lính bắn tỉa thuộc Thủy quân lục chiến Mỹ tập ngắm bắn tại khu vực tuyết phủ trắng. Ảnh minh họa: Wikipedia
Con đường tới trại tập trung rất gian nan khi các thiện xạ phải đi bộ dưới lớp tuyết dày gần 1 m và mất 4 tiếng rưỡi để leo lên núi. Họ thường khởi hành vào ban đêm cho kịp ngày huấn luyện hôm sau. Dưới ánh trăng, họ di chuyển trong vòng 3 tiếng để hoàn thành cuộc hành trình theo đúng kế hoạch. Dấu hiệu duy nhất để nhận dạng các tay súng bắn tỉa là chiếc mũ màu vỏ cây mà họ đội trên đầu. Khi lên tới đỉnh núi, nhóm xạ thủ xây dựng một hàng rào an ninh và dành thêm 4 tiếng để đào công sự bằng tuyết.
Chris cho biết hoạt động của họ ở vùng núi lạnh lẽo diễn ra rất khó khăn bởi các xạ thủ phải di chuyển trong bóng tối và khi nền nhiệt giảm mạnh. Nước và việc giữ ấm là hai ưu tiên hàng đầu của lính bắn tỉa trong điều kiện thời tiết lạnh giá. Họ thường phải đem theo bếp mini dùng cho cắm trại để đun nước uống. “Bạn phải đun sôi tuyết để lấy nước uống. Bạn chỉ có thể đun khoảng 2 lít trong một lần vì nước sẽ lại đóng băng nếu bạn không dùng nó ngay lúc đó”, xạ thủ Chris nói.
Video đang HOT
25% lính bắn tỉa thất bại
Một xạ thủ bắn tỉa của Thủy quân lục chiến Mỹ, Ảnh: CNN
Theo trung sĩ David Williams, các tay thiện xạ phải có khả năng bắn và hạ gục đối tượng ở khoảng cách 300 m hay bằng chiều dài của 10 sân bóng đá. Theo anh, học cách tồn tại trong địa hình đồi núi khắc nghiệt là một phần thiết yếu của quá trình đào tạo.
“Ngoài kẻ thù, những ngọn núi là một đối thủ đáng gờm của các xạ thủ. Họ phải nắm được các kỹ năng chính xác để di chuyển qua địa hình hiểm trở một cách hiệu quả mà vẫn hoàn thành tốt các nhiệm vụ phức tạp mà tiểu đoàn trưởng đặt ra”, Williams nhận định.
Trung sĩ Williams cho rằng, công việc của tay súng bắn tỉa hải quân là đánh chặn các mục tiêu tầm xa. “Về cơ bản, họ là những thiên thần hộ mệnh cho tiểu đoàn. Họ khảo sát chiến trường, tìm kiếm các mối đe dọa tiềm năng và loại bỏ chúng nếu cấp trên ra lệnh”, Williams nói.
Khoảng 25% lính bắn tỉa của Thủy quân lục chiến thường không vượt qua khóa đào tạo trên núi. Tuy nhiên, họ luôn rút ra những bài học từ quá trình huấn luyện khắc nghiệt này.
“Đó chắc chắn là một giai đoạn gian khổ, nhưng nếu dốc hết sức, bạn sẽ nhận kết quả xứng đáng”, Chris khẳng định.
Theo Tri Thức
Chuyện tác chiến của xạ thủ bắn tỉa
"Một viên đạn, hai mạng địch" là thành tích đáng nể mà một xạ thủ bắn tỉa của quân đội Anh đạt được khi thực hiện nhiệm vụ tại Afghanistan.
Hai xạ thủ bắn tỉa Osmond (trái) và Potter (phải). Ảnh: Telegraph
Diệt 75 mục tiêu trong 40 ngày
Sự hiện diện của hạ sĩ Tom Potter và lính bộ binh Mark Osmond (Potter và Osmond là biệt danh) tại địa điểm đóng quân mới ở tỉnh Helmand, phía tây nam Afghanistan, cuối tháng 8/2009 đã đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn đáng kinh ngạc trong lịch sử lính bắn tỉa của quân đội Anh. Chỉ trong 40 ngày, hai thiện xạ thuộc đội lính bắn tỉa 4 Rifles đã diệt 75 phiến quân Taliban. Potter "khử" 31 đối tượng và Osmond lấy mạng 44 tên.
Osmond là một người nhiệt tình. Anh luôn tỏ ra háo hức khi nói chuyện về đặc điểm kỹ thuật và hiệu suất của súng bắn tỉa. Chàng trai 25 tuổi kiên trì theo đuổi sự nghiệp nhưng lại lo sợ một ngày phải xa rời công việc mà anh đam mê. Potter, 30 tuổi, tỏ ra thoải mái hơn. Anh luôn giữ bình tĩnh và tin tưởng những việc anh đã làm.
Theo Telegraph, năm 2007 và 2008, Potter đã hạ 7 đối tượng, trong khi Osmond hạ sát 23 tên. Hai người là thành viên của Áo Ghi-lê Xanh - đội giành chức vô địch trong giải đấu dành cho lính bắn tỉa quân đội Anh năm 2006. Trong một lần thực hiện nhiệm vụ, Osmond và Potter đã kết liễu 8 phiến quân Taliban chỉ trong hai giờ. "Ban đầu, tôi không cảm thấy thoải mái và tự hỏi liệu việc hạ sát thực sự cần thiết?", Osmond chia sẻ. Tuy nhiên, phản ứng của người dân địa phương đã củng cố tinh thần anh. "Chúng tôi đã nói chuyện với người dân. Họ cảm thấy chúng tôi đang bảo vệ họ", anh nói.
Hai thiện xạ đã tiêu diệt đa số mục tiêu bằng súng trường bắn tỉa L96 ở khoảng cách 1.200 m. Họ sử dụng bộ triệt âm thanh để giảm tối đa âm lượng, khiến kẻ thù không thể xác định vị trí tiếng súng phát ra. Tốc độ di chuyển của viên đạn nhanh gấp 3 lần tốc độ âm thanh nên đối tượng không thể nghe thấy bất kỳ tiếng động nào trước khi chết. Thông tin từ máy bộ đàm cho thấy phiến quân Taliban nghĩ chúng bị tấn công từ phía các trực thăng.
Kỳ tích "một viên đạn, hai mạng địch"
Cú bắn lịch sử "một viên đạn, hai mạng địch" của Osmond đã hạ gục hai phiến quân Taliban. Ảnh: Telegraph
Khoảng cách xa nhất mà Potter từng hạ một phiến quân nổi dậy là 1.430 m. Nhưng cú bắn lịch sử lại thuộc về Osmond, tuy khoảng cách chỉ là 196 m.
Ngày 12/9/2009, sau khi xác định đối tượng là một tên chỉ huy của Taliban ngồi sau xe máy cùng một kẻ khác ở làng Gorup-e Shesh, Osmond đã rút súng lục để bắn cảnh cáo. Ngay sau đó, anh chộp khẩu L96 với số seri 0166 mà anh từng dùng tại chiến trường Iraq để "khử" đối tượng. Chỉ với một lần bắn duy nhất, anh đã khiến xe đổ nhào và hai tên Taliban ngã xuống đường, nằm bất động.
Sau quá trình khám xét hiện trường, người ta kết luận hai phiến quân đều chết bởi viên đạn lớn xuyên qua đầu. Osmond đã sử dụng viên đạn cỡ 7,62 mm và bắn xuyên qua đầu hai người đàn ông. Anh đạt thành tích "một viên đạn, hai mạng địch" mà không phải xạ thủ nào cũng có thể thực hiện.
Tôn thờ nghệ thuật bắn tỉa
Một xạ thủ đang ngắm mục tiêu. Ảnh minh họa: menshealth
Một ngày làm việc của Potter và Osmond thường bắt đầu vào khoảng 7h sáng và kết thúc khi mặt trời lặn. Ở khoảng cách lên tới 900 m, hai xạ thủ cùng phối hợp để thực hiện nhiệm vụ. Họ ngắm vào đầu hoặc ngực của đối tượng. Khi phiến quân di chuyển, xạ thủ thứ hai sẽ đảm trách việc hạ sát mục tiêu nếu xạ thủ thứ nhất bỏ lỡ. Họ thông báo cho đồng đội về thông số trên khẩu súng trường và đặt biệt danh cho các đối tượng khi chúng rơi vào tầm ngắm. "Chúng tôi diệt mục tiêu theo nhiều cách khác nhau", Potter nói.
Thiếu tá Mark Gidlow-Jackson, người chỉ huy của đội lính bắn tỉa, mô tả Osmond và Potter là "hình ảnh thu nhỏ của những người lính bộ binh trầm tư".
"Họ biết kết quả của những việc họ đang làm và đều là những người đàn ông đáng tin cậy. Họ coi trọng nghệ thuật bắn tỉa. Osmond và Potter đều lịch sự với lối ăn nói nhẹ nhàng. Họ là những người đàn ông đẹp trai nhất trong đơn vị, song cũng nguy hiểm nhất", thiếu tá Jackson nhận xét về thuộc cấp của ông.
Theo Tri Thức
Lính Anh hạ 6 phiến quân Taliban bằng 1 phát đạn Sau phát bắn, tên phiến quân trúng đạn nổ tung, khiến 5 tên đi cùng thiệt mạng. Ngày 31/3, tờ Telegraph của Anh cho hay một lính bắn tỉa của quân đội Anh đã tiêu diệt 6 chiến binh Taliban chỉ bằng một phát đạn duy nhất sau khi viên đạn trúng vào bộ kích nổ của một chiếc áo khoác gắn bom...