Đào tạo tiến sĩ nhiều, sử dụng được bao nhiêu?
Chi 12.000 tỷ đào tạo 9.000 tiến sĩ là vấn đề đang gây “ nóng” trong dư luận những ngày qua. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Bộ GD-ĐT “mạnh tay” đào tạo tiến sĩ có thể gây lãng phí khi việc sử dụng số lượng tiến sĩ hiện có vẫn chưa hiệu quả.
Mục tiêu đào tạo 9.000 tiến sĩ nằm trong đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH và các trường CĐ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục ĐH giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030 của Bộ GD-ĐT.
Lý giải về mục tiêu này, Bộ GD-ĐT cho biết, hiện tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ công tác tại các cơ sở giáo dục ĐH còn thấp và chưa hợp lý về cơ cấu độ tuổi, chưa cân xứng giữa các ngành nghề. Trong khi đó, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ còn rất thấp so với các nước lân cận. Cụ thể, đến năm 2017, Việt Nam mới đạt tỷ lệ 22,7% trong khi Thái Lan là 24% từ năm 2005, Malaysia đạt 73% từ năm 2010…
Đào tạo tiến sĩ nên theo chất lượng đừng chạy đua số lượng. (ảnh minh họa: IT)
Đồng tình với việc cần nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên để cải thiện chất lượng giáo dục ĐH, tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc đào tạo nếu không vì “chất” mà chỉ chạy đua theo số lượng sẽ gây lãng phí lớn. Trong khi đó, hiện cả nước vẫn có 23.000 GS, PGS, TS nhưng hiệu quả nghiên cứu khoa học thì chưa đâu vào đâu.
Chia sẻ với báo chí, TS Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó Vụ giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho rằng, phải thừa nhận rằng, hiện nay, ở nước ta, việc đào tạo tiến sĩ vẫn diễn ra một cách dễ dãi, qua loa, chất lượng chưa ổn. Chính vì vậy, Bộ GD-ĐT nên thực hiện ngay việc rà soát lại các cơ sở đào tạo tiến sĩ. “Không phải cơ sở nào cũng có thể đào tạo, đã đến lúc cần cương quyết hơn. Trường nào đào tạo tiến sĩ phải nghiên cứu khoa học mạnh, có bề dày truyền thống, có cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên tốt” – TS Khuyến cho hay.
Video đang HOT
Trong khi đó, GS.TS Đặng Quốc Bảo – nguyên Hiệu trưởng Học viện Quản lý giáo dục lại cho rằng, chủ trương thì tốt nhưng vấn đề là đào tạo như thế nào để mang lại hiệu quả thực sự. Đó cũng là một câu chuyện phải bàn kỹ.
“Tôi nghĩ rằng, những người được chọn đi học phải học thật và quá trình đào tạo phải mang lại kết quả thật. Chúng ta chấp nhận kéo dài thời gian thậm chí là tốn kém nhưng vấn đề là tiến sĩ phải có trình độ thực sự” – GS Bảo nói.
TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, nếu ngành giáo dục có thêm nhiều tiến sĩ thì cũng tốt nhưng chất lượng tiến sĩ của chúng ta chưa cao, nhất là khoa học giáo dục của ta chưa phát triển.
“Phải xem xét lại quy trình đào tạo tiến sĩ ở các trường ĐH làm sao cho thực sự cải tiến và có hiệu quả đào tạo. Còn nếu chỉ chạy theo số lượng mà không củng cố chất lượng thì dù có học thật, bằng thật thì chất lượng vẫn giả” – ông Lâm nói.
Ông Lâm cho rằng, nên lấy chi phí nghìn tỷ trên để cải thiện lương cho giáo viên trước, tạo động lực cho họ làm việc. Theo ông, chỉ cần mỗi một ngành có những mũi nhọn, có những người nghiên cứu kịp thời là được. Phải đào tạo làm sao cho có hiệu quả mới đảm bảo yếu tố chất lượng.
Được biết, tổng chi phí của đề án 12.000 tỷ bao gồm 10.200 tỷ đồng từ kinh phí còn lại của Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020, được phê duyệt theo Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17.6.2010 của Thủ Tướng Chính phủ; 1.800 tỷ từ các cơ sở giáo dục đại học và đối tượng thụ hưởng Đề án.
Theo Danviet
Tinh giản nội dung giáo dục - vừa mừng vừa lo
Bộ GDĐT vừa có văn bản hướng dẫn việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm 2017 - 2018. Ngoài việc tinh giản nhiều nội dung học tập, hướng dẫn của Bộ còn yêu cầu các trường không được dạy nội dung ngoài sách giáo khoa.
Giảm gánh nặng kiến thức cho học sinh
Theo thông tin từ Bộ GDĐT, việc tinh giản nội dung dạy học ngay trong năm học 2017 - 2018 là do chương trình giáo dục phổ thông mới vừa có quyết định lùi tiến độ áp dụng sau một năm. Cụ thể, thời gian bắt đầu triển khai chương trình và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học trên phạm vi toàn quốc sẽ được bắt đầu với cấp tiểu học từ năm học 2019 - 2020, đối với cấp THCS từ năm học 2020 - 2021 và đối với cấp THPT từ năm 2021 - 2022.
Để giảm gánh nặng kiến thức cho học sinh trong thời gian chờ chương trình và sách giáo khoa mới, Bộ GDĐT quyết định tiếp tục giảm tải. Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ, trong năm học 2017 - 2018 các cơ sở giáo dục phổ thông phải điều chỉnh thêm nội dung dạy học.
Trong khi chờ chương trình và sách giáo khoa mới, Bộ GDĐT yêu cầu tinh giản kiến thức cho học sinh (ảnh minh họa). ảnh: Tùng Anh
Cụ thể, Bộ yêu cầu tiếp tục rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa, tiếp tục tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng trong chương trình hiện hành. Thứ trưởng Độ nhấn mạnh, cần bỏ những nội dung trùng lặp, bổ sung cập nhật những thông tin mới thay thế những thông tin cũ đã lạc hậu. Đặc biệt, không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt và tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa.
Không thể lấy sách giáo khoa làm giới hạn
Bộ nên quy định không được dạy vượt quá những kiến thức tối thiểu học sinh cần có. Sách giáo khoa hiện chỉ được coi là một kênh thông tin, học sinh có rất nhiều kênh khác để tham khảo".
TSNguyễn Tùng Lâm
Sau hướng dẫn của Bộ GDĐT nhiều phụ huynh, học sinh "thở phào" vì lượng kiến thức được tinh giản, gánh nặng học tập sẽ bớt căng thẳng hơn. Tuy nhiên, không ít giáo viên lại phản hồi về quy định không dạy nội dung trong sách giáo khoa. Các thầy cô cho rằng nếu cấm là chưa hợp lý.
Cô Vũ Minh Hòa - giáo viên THCS tại Vĩnh Phúc chia sẻ, việc tinh giản kiến thức cho học sinh là cần thiết, tuy nhiên, Bộ cấm tuyệt đối dạy các kiến thức ngoài sách giáo khoa là không hợp lý: "Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường xuyên tìm tòi, học hỏi thêm các kiến thức ngoài sách vở. Nếu hạn chế việc giới thiệu cho các em các kiến thức đó thì rất không nên".
Chia sẻ vấn đề này trên báo chí, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cũng cho rằng, yêu cầu của Bộ GDĐT là học sinh phải biết vận dụng năng lực thực tế, nhưng thực tế là có nhiều nội dung cần thiết không có trong sách giáo khoa, vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh hiểu thêm, nếu cấm là không hợp lý.
Giải thích vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT) cho biết, trong hướng dẫn, Bộ đưa ra hàng loạt mục tiêu trong đó nhấn mạnh việc tinh giản kiến thức, giảm bớt gánh nặng học tập cho học sinh trong thời gian chờ chương trình mới.
"Do sách giáo khoa cụ thể hóa mục tiêu của chương trình nên ý cuối cùng trong câu này nhằm nhấn mạnh yêu cầu không dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Bộ cũng yêu cầu "bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu", nghĩa là không hạn chế giáo viên chỉ dạy học với dữ liệu trong sách giáo khoa. Tuy nhiên việc diễn đạt như trên đã gây ra hiểu lầm. Điều này không đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ" - ông Nguyễn Xuân Thành giải thích.
Theo Danviet
Trưởng công an xã sút đồ dân: "Cán bộ hành xử vô văn hóa!" Hình ảnh vị trưởng công an xã mặt hằm hằm, liên tục dùng chân "sút" bay các đồ vật đựng vài con cá nhỏ, mấy nải chuối, mớ rau... của người dân nghèo khi đi dẹp chợ đã khiến dư luận dậy sóng. Không ít bạn đọc thẳng thắn nhìn nhận, hành động đó của người cán bộ là vô văn hóa. Sau...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bí mật trên chiếc xe bỏ lại bên đường

Voi rừng bám theo người đã cứu mình... để cảm ơn

Đi bắt ốc rồi bị lạc suốt đêm trên núi, 2 vợ chồng được cảnh sát giải cứu

Đôi nam nữ tử vong ở thác nước nổi tiếng Hòa Bình

Sạt lở đá khiến 5 người mất tích ở Lai Châu

Hai thiếu niên lái xe máy bằng chân để quay clip 'khoe trên mạng cho vui'

Cháy lớn xưởng nội thất ở Hóc Môn, phong tỏa đường nhiều giờ để dập lửa

Động đất 5 độ richter ở Điện Biên

Nữ nhân viên văn phòng bị điện giật bất tỉnh khi sạc điện thoại

Phú Quốc: Xe rùa rơi từ tầng 4 khiến 1 thợ hồ tử vong

Phát hiện thi thể người đàn ông trên sông Tô Lịch

Ô tô con biến dạng sau cú va chạm với xe đầu kéo ở Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

Shin Seung Ho: Từ vệ sĩ của Irene (Red Velvet) đến tài tử nổi bật của màn ảnh Hàn
Sao việt
21:54:16 16/05/2025
Vừa nghỉ hưu ở tuổi 55, mẹ tôi quyết định ly hôn khiến ai cũng sững sờ
Góc tâm tình
21:51:27 16/05/2025
Messi chúc mừng Barca
Sao thể thao
21:50:38 16/05/2025
Người phụ nữ duy nhất bị đồn hẹn hò G-Dragon mà không ai tin, chứng kiến 2 thập kỷ càn quét của "ông hoàng Kpop"
Nhạc quốc tế
21:42:31 16/05/2025
Vụ vợ bị chồng 'xử' tại chỗ làm ở Hải Dương: hé lộ động cơ gây án sốc
Pháp luật
21:38:12 16/05/2025
Một loại hạt rất sẵn, rẻ tiền nhưng có tác dụng giảm cân hiệu quả
Sức khỏe
21:34:18 16/05/2025
Lê Hùng Nguyễn cùng Jenny Huỳnh bị Forbes 'réo tên' sở hữu thành tích ấn tượng
Netizen
21:31:30 16/05/2025
Bạn gái Diddy lộ hậu quả kinh hoàng sau tiệc thác loạn: Nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm dạ dày, loét miệng vì nuốt 1 thứ
Sao âu mỹ
21:23:23 16/05/2025
Tin tặc dùng AI để dò mật khẩu người dùng
Thế giới số
21:01:27 16/05/2025
Sự nghiệp và đời tư lao đao của "chị đẹp" Hwang Jung Eum ở tuổi 41
Sao châu á
20:59:35 16/05/2025