Đào tạo hơn 150 cán bộ cho các xã đặc biệt khó khăn
UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt phương án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã đặc biệt khó khăn, xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 năm 2014.
Theo đó, sẽ tỉnh sẽ đào tạo cho 156 cán bộ là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã; cán bộ Tài chính – kế toán xã; cán bộ nông nghiệp; cán bộ xây dựng hoặc địa chính xã thuộc 21 xã khu vực III và 18 xã, thị trấn thuộc khu vực II có thôn đặc biệt khó khăn được đầu tư chương trình 135 giai đoạn 2014-2015.
Tỉnh Quảng Nam đào tạo cán bộ đưa về các xã khó khăn để phát triển kinh tế. Trong ảnh: Bí thư huyện miền núi Tây Giang – ông Briu Liếc – khảo sát một khu dân cư đang hoàn thiện trên địa bàn
Dự kiến khóa đào tạo sẽ bắt đầu từ ngày 4-15/8/2014. Mục tiêu là giúp cho cán bộ được đào tạo nắm bắt được những kiến thức cơ bản về tổ chức thực hiện các dự án hợp phần chương trình 135 như: dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; kỹ năng thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, tổ chức thực hiện duy tu bảo dưỡng công trình; nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác kế toán, phương pháp lập kế hoạch; tổ chức thanh quyết toán hạng mục công trình xây dựng cơ bản; các loại hình đầu tư trên địa bàn xã do xã chủ đầu tư.
Video đang HOT
Trong một quyết định khác, ngày 1/8, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng đã ký quyết định điều động, luân chuyển 57 cán bộ, giáo viên khối mầm non, tiểu học và trung học cơ sở thuộc ngành giáo dục và đào tạo các huyện: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Phước Sơn về nhận công tác tại ngành giáo dục và đào tạo các huyện: Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Nông Sơn.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Phước Sơn ban hành quyết định điều động, luân chuyển về và Chủ tịch UBND các huyện: Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Nông Sơn ban hành quyết định tiếp nhận, phân công công tác đối với 57 cán bộ, giáo viên nêu trên trong tháng 8 này.
Được biết, tính đến cuối năm 2013, toàn tỉnh đã giải quyết cho 841/868 cán bộ, giáo viên được điều động, luân chuyển, nghỉ hưu, thôi việc và có nguyện vọng ở lại công tác tại các huyện miền núi nằm trong danh sách đề án khảo sát ban đầu.
Theo kế hoạch, trong năm 2014-2015, có gần 540 cán bộ, giáo viên đủ điều kiện về thời gian công tác tại các huyện miền núi có nguyện vọng luân chuyển về các trường huyện, thành phố. Ngoài ra, các huyện miền núi cũng đề nghị điều động 71 cán bộ, giáo viên lên công tác tại miền núi.
Công Bính
Theo Dantri
Bò tót xuống núi húc 4 người thương vong
Một cá thể bò tót nghi là con bò từ huyện Đông Giang (Quảng Nam) "đi lạc" xuống huyện Đại Lộc (Quảng Nam), húc chết 1 người và làm 3 người khác bị thương. Sự việc xảy ra sáng nay 26/5.
Nạn nhân bị tử vong là anh Phạm Thành Thiện (SN 1993, trú xã Đại Lãnh, Đại Lộc, Quảng Nam); 3 nạn nhân bị thương là em Trương Ngọc Duy (SN 2002, trú xã Đại Lãnh), bà Trà Thị Bình (SN 1946, trú xã Đại Lãnh) và anh Bùi Tuấn Kiệt (SN 1974, trú xã Đại Hưng).
Con bò tót húc người dân ở huyện Đại Lộc có thể là con bò tót "đi lạc" từ huyện Đông Giang xuống
Trao đổi với PV Dân trí, Chủ tịch xã Đại Lãnh - ông Ngô Xuân Yến - cho biết, con bò tót này xuống địa bàn thôn Đại An lúc 5h30 sáng nay 26/5, sau đó húc anh Thiện bị thương nặng. Khi được người dân chở anh Thiện đến bệnh viện Bắc Quảng Nam cấp cứu thì anh tử vong.
Sau đó con bò tót này tiếp tục húc thêm 3 người khác bị thương. Theo Chủ tịch xã Đại Lãnh, em Duy và bà Bình bị thương nhẹ ở vùng mặt, riêng anh Kiệt bị nặng đang được cấp cứu tại Bệnh viện Bắc Quảng Nam.
Theo phỏng đoán của Chủ tịch xã Đại Lãnh, có thể con bò tót này từ vùng núi của huyện Đông Giang "đi lạc" xuống huyện Đại Lộc. Đến 11h trưa nay, con bò tót vẫn loanh quanh ở các xã Đại Hựng và Đại Lãnh. Cơ quan chức năng ngành kiểm lâm của Quảng Nam cũng đã có mặt tại xã Đại Lãnh để phối hợp bảo vệ người dân và con bò tót này.
Công Bính
Theo Dantri
Thủy điện hỏng, dân cũng "tối thui" Từ Tết Nguyên đán đến nay, gần 180 hộ dân của xã biên giới AXan (huyện Tây Giang, Quảng Nam) phải sống cảnh thiếu điện vì công trình thủy điện KaNoonh phải tạm dừng do vỡ đường kênh dẫn nước. Việc mất điện lâu ngày khiến cho sinh hoạt cũng như sản xuất của đồng bào nơi đây bị đình trệ và tê...