‘Đạo tặc’ hoành hành xóm trọ SV đợt cuối năm
Những ngày cuối năm, nhiều sinh viên bộn bề với bài vở ôn thi cuối kỳ nên thiếu cảnh giác. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm các bạn thường tụ tập tổ chức ăn uống nên đây chính là “thiên đường” cho “đạo tặc” hoành hành.
Buổi trưa, Hợp, SV năm 2, trường ĐH Hà Tĩnh đang miệt mài ngồi ôn thi trong phòng trọ. Đầu chiều, một người bạn cùng lớp đển rủ đi học. Hợp vội vàng cho sách vở vào cặp rồi mặc áo quần chuẩn bị đến lớp. Lúc ra khỏi phòng thì không thấy chiếc xe đạp bỏ ngoài hành lang. Hợp tá hỏa chạy hết phòng này đến phòng khác hỏi: “Có ai mượn xe tớ không?”. Hợp bần thần cả người khi các bạn đều lắc đầu trả lời không mượn.
Đang xôn xao vì chiếc xe “mới cong” của Hợp bỗng dưng không cánh mà bay thì từ phía cuối dãy trọ, Lài cũng la toáng lên khi chiếc di động mới sắm bị kẻ gian “cuỗm” mất. “Đó là món quà đáng nhớ nhất thời sinh viên của em. Sau nhiều năm phấn đấu em mới dành được suất học bổng trường. Số tiền đó em mua cho mẹ cái áo ấm, còn lại em dồn hết mua chiếc di động để làm vật kỷ niệm và có phương tiện liên lạc với gia đình, bạn bè”, Lài giọng vẫn chưa hết buồn bã kể lại.
Một phút lơ là… hở là mất.
Không chỉ xóm trọ của Hợp và Lài mà qua khảo sát của chúng tôi thì thời điểm gần đây nhiều xóm trọ sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh cũng đang rất hoang mang vì nạn mất cắp hoành hành. Thậm chí đến những đôi dép nhựa, đôi tất hay quần áo cũng hở là mất. “Hôm qua mới “nhận lương”, rủ đứa bạn cùng phòng đi sắm cái quần jeans. Buổi trưa giặt xong đưa ra phơi, đến tối đi học về ra lấy đồ vào thì cái quần đã không còn trên dây phơi trước phòng nữa”, Nga, SV năm 3, khoa Tiểu học Mần non, trường ĐH Hà Tĩnh trọ học trên, đường Lê Duy Điếm, ngao ngán nói.
Quần áo,…
Video đang HOT
…đến giày dép “đạo tặc” cũng không bỏ qua.
Trong số những trường hợp bị “đạo tặc” cuỗm đồ đạc mà chúng tôi tiếp xúc thì có lẽ trường hợp đáng thương nhất là Nghinh SV năm 2, Khoa Công nghệ thông tin, ĐH Hà Tĩnh. Nghinh kể trong nước mắt: “Em học ngành Công nghệ thông tin nên rất cần dùng máy vi tính. Bố mẹ mới bán con bò, cộng thêm tiền vay mượn anh em mua cho em cái máy laptop để làm dụng cụ học tập. Trưa hôm đó, em quên không cài cửa nhưng chỉ một loáng chiếc cặp và cái laptop bỏ ở giường đã không còn. Giờ em không biết nói với bố mẹ thế nào đây”.
Những chiếc máy vi tính, laptop là món hàng mà “đạo tặc” khoái khẩu nên rất dễ bị mất cắp.
Hơn nữa, thời điểm cuối năm cũng là lúc mà các bạn sinh viên thường tụ họp tổ chức ăn uống nên tình hình an ninh cũng bất an hơn. Sự đông đúc cộng với nhiều người “khách lạ” đã tạo điều kiện cho “đạo tặc” trà trộn. Chỉ cần một sơ hở là kẻ gian có thể cuỗm những vật dụng, tư trang của các bạn sinh viên.
Ông Hải, chủ xóm trọ nằm trên đường Lê Duy Điếm lắc đầu, cho hay: “Nhiều hôm tôi đến kiểm tra và thu tiền hàng tháng vào buổi trưa hay lúc đã về khuya nhưng vẫn thấy cửa cổng xóm trọ mở toang, xe cọ, áo quần,… để lộn xộn, sinh viên lại lơ là thì không bị mất mới là lạ. Dù xóm trọ vẫn hay bị mất cắp nhưng các cháu sinh viên vẫn không đề cao cảnh giác. Nhiều lần tôi nhắc nhở các cháu nên cẩn thận nhưng được vài hôm rồi đâu lại vào đấy”.
Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Lê Đăng Đỉnh, trưởng công an phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh), cho biết: “Cuối năm luôn là thời điểm nóng về nạn trộm cắp ở xóm trọ sinh viên. Để hạn chế tình trạng mất cắp trong xóm trọ, mỗi sinh viên cần đề cao cảnh giác và tự bảo vệ tài sản của cá nhân mình. Nếu có bị mất thì nên báo lên cơ quan công an. Sự im lặng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn nạn mất cắp hoành hành”.
Trung tá Đỉnh nói thêm, các chủ xóm trọ sinh viên nên kiểm tra khắt khe giấy đăng ký tạm trú, tạm vắng của sinh viên. Đó là phương án tốt nhất để kẻ gian khó trà trộn.
Theo Dân Trí
Teen coi chừng 'sập bẫy' mùa làm thêm cuối năm
Noel, Tết dương lịch và Tết nguyên đán đang đến gần là lúc giới sinh viên rộn ràng đi kiếm việc làm thêm nhưng đó cũng là thời điểm các trung tâm môi giới việc làm "không đứng đắn" giăng ra những cái bẫy hoàn hảo để tóm được những con mồi trẻ tuổi.
Vì sao sinh viên "sốt" việc làm thêm?
Nhu cầu có một khoản thù lao kha khá để tiêu pha trong những dịp lễ, mong muốn sắm được những bộ cánh lung linh hay để cùng ai đó có những ngày lễ thật lãng mạn... là những lý do khiến các bạn sinh viên đổ xô đi tìm việc làm thêm mùa Tết.
Cậu bạn M.T (đại học KTQD) tâm sự: "Bạn gái tớ thích đi xem phim ở Megastar chứ kiên quyết không đi xem phim ở những rạp khác. Mà vé ở Megastar thì đắt. Không kiếm việc làm thêm thì có mà..." Còn cô bạn T.H (đại học Mở) thổ lộ: "Hôm trước, tớ thấy cái váy ở shop đẹp quá. Lại đang muốn học thêm một khoá tin học nữa. Đành phải "cày cuốc" vậy".
Thêm vào đó là nhu cầu khẳng định mình, mong muốn được trưởng thành và biết trân trọng hơn những đồng tiền kiếm được. Thế là, các bạn sinh viên đi tìm việc part- time mà không biết rằng công cuộc này chẳng hề dễ dàng. Cho dù...
Nơi nơi tư vấn việc làm, nhà nhà tuyển dụng
Chỉ cần click chuột, đăng nhập vào những trang web tuyển dụng, tìm việc là dân sinh viên nhà mình có thể tháy đầy rẫy những dòng tin với các tít to đùng, hấp dẫn như: "Việc làm bán thời gian cho sinh viên, thu nhập cao", "Ai cần việc part - time nhào dzô" hoặc "làm ca, lương 200.000đ/ca"... Chỉ vì một chút tò mò, thiếu hiểu biết là không ít sinh viên sẽ tin vào những dòng "trời ơi đất hỡi" này với hi vọng sẽ kiếm được một công việc nhàn hạ mà lương lại cao.
Trong vai một sinh viên đang cần việc làm thêm cuối năm, người viết đã "mon men" đến trụ sở của công ty S. (đường Láng, Hà Nội). Vừa bước vào văn phòng, tôi đã bị choáng ngợp bởi hàng trăm sinh viên, gương mặt ai cũng hồ hởi với những quyển catalo quảng cáo mĩ phẩm rực rỡ trên tay. Trong văn phòng, các anh chị tư vấn viên hăng say truyền đạt kinh nghiệm bán hàng cho đàn em.
Khoan bàn đến tính chất của công vịêc này, nhưng tôi chỉ thử nhẩm tính với chừng này người bán mĩ phẩm (và còn nhiều người ở những trung tâm khác nữa) thì lấy đâu ra nguồn khách hàng tương ứng và yêu thích nhãn hiệu mĩ phẩm này?
Các bạn trẻ hãy tìm hiểu kỹ trước khi nộp đơn làm thêm. (ảnh minh họa)
Trong một lần bị dụ khị bởi một trung tâm tư vấn việc làm ở đường Trường Chinh, Hà Nội, bạn T.H (đại học Công đoàn) đã mất 50.000đ lệ phí để được giới thiệu cho một công việc "đơn giản, thù lao cao và không ràng buộc thời gian".
Đến lúc nhận việc, cô bạn mới ngã ngửa ra khi công việc đã được giới thiệu một cách "hoa mĩ" kia chỉ là dán vỏ hộp bánh kẹo cho một xí nghiệp sản xuất bánh kẹo. Thù lao cao đâu chả thấy, chỉ thấy M.T phải ngồi một chỗ, làm luôn tay mà chỉ được tròm trèm 30.000 - 40.000đ/buổi. Làm được một tuần, M.T cũng phải "chào thua".
K.P lại là một trường hợp khác. Đựơc người quen giới thiệu cho công việc bán vé máy bay ở gần Ngã Tư Sở, cô bạn cũng làm hồ sơ, phỏng vấn tại văn phòng của hãng đàng hoàng. Nhưng chốt hạ, để làm việc thì bạn vẫn phải nộp 300.000đ để "hoàn tât thủ tục, làm sổ BHXH" - như lời của nhân viên ở đó nói.
Dù tiền đã nộp, nhưng K.P còn phải thử vịêc một tuần và trong một tuần, nếu bị từ chối vì bất kì lí do gì thì cô bạn cũng không được đòi lại số tiền trên. Đến nước này, K.P chỉ còn biết tặc lưỡi: "Thôi, đã đâm lao thì phải theo lao".
Tự tạo "kháng thể" cho mình
Nguyên nhân chính sinh viên thành con mồi béo bở cho những trung tâm lừa là do các bạn còn thiếu cảnh giác, hiểu biết và quá nôn nóng trong quá trình tìm vịêc làm thêm. Nên tạo cho mình những "kháng thể"cần thiết nếu gặp phải những trung tâm kiểu này, các bạn trẻ nhé.
Nếu các công ty, doanh nghiệp muốn tuyển dụng lao động, chắc chắn họ sẽ đăng tuyển và nhận hồ sơ, phỏng vấn trực tiếp chứ không bắt các ứng viên nộp bất cứ khoản tiền nào cho họ. Hơn nữa, các giấy tờ, biên lai cũng sẽ có dấu của công ty một cách rõ ràng và minh bạch - điều mà những "trung tâm lừa" không bao giờ có.
Tốt hơn hết, các bạn sinh viên nên tự trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để không bị rơi vào cái bẫy việc làm. Hãy đến tận nơi, hỏi trực tiếp bộ phận tuyển dụng của những cơ sở mà bạn muốn làm part - time. Câu trả lời sẽ xác thực hơn nhiều và nguy cơ bị cho "ăn thịt lừa" sẽ được giảm thiểu đáng kể đấy.
Theo Mực Tím
Teen girl đang ngán ngẩm những chàng "công tử" Những cậu công tử bóng bẩy, sành điệu, tiêu tiền như rác đã không còn là "hot boy" trong mắt teen girl thời nay. Thậm chí còn bị coi là... bất tài, vô dụng!! Nếu như lúc trước, một anh chàng "bóng sáng", đi xe ga, ăn mặc sành điệu và ví tiền lúc nào cũng căng đét luôn ăn điểm hơn các...