Đào sâu gần 3 km dưới mỏ vàng, chuyên gia tìm thấy ‘kho báu’ 1,2 tỷ năm tuổi: Cực hiếm!
Theo các chuyên gia, “ kho báu” ở độ sâu gần 3 km bên dưới mỏ vàng ở Nam Phi có nồng độ nguyên tố phóng xạ cao chưa từng thấy.
Theo đó, ở độ sâu gần 3 km dưới mỏ vàng và uranium có tên là Moab Khotsong tại Nam Phi, một nhóm nghiên cứu đã tìm thấy nước ít nhất khoảng 1,2 tỷ năm tuổi. Đặc biệt, nguồn nước này còn có nồng độ các nguyên tố phóng xạ cao chưa từng thấy. Phát hiện này được công bố trên tạp chí Nature Communications.
Nguồn nước lâu đời này vẫn có chứa các yếu tố cho phép sự sống tồn tại mà không cần tiếp cận với năng lượng Mặt Trời.
Mặt Trời vẫn là nguồn năng lượng tối thượng đối với hầu hết các loài sinh vật. Thế nhưng trên thực tế, có nhiều dạng sống tồn tại mà không cần tới ánh sáng Mặt Trời trực tiếp, chẳng hạn như các vi sinh vật sống nhờ vào năng lượng ở sâu bên dưới lòng đất.
Tiến sĩ Oliver Warr tại ĐH Toronto (Canada) và các đồng nghiệp tìm thấy nguồn nước 1,2 tỷ năm tuổi ở trong các khối đá kết tinh nơi độ sâu tới 2,9 km dưới bề mặt. Các chuyên gia lưu ý rằng những tảng đá này ước tính bao phủ tới 72% vỏ Trái Đất (theo diện tích bề mặt) và chúng có thể chiếm tới 30% lượng nước ngầm của hành tinh xanh.
Phản ứng giữa nước và một số loại đá đã tạo ra khí hydro ở đây. Dù sản xuất chậm trên một diện tích rộng lớn như vậy, nhưng phản ứng trên có thể tạo ra một lượng khí khổng lồ theo thời gian. Đây chính là nguồn cung cấp năng lượng cho vi khuẩn hoặc con người nếu chúng ta khai thác.
Nhà nghiên cứu Oliver Warr thu thập mẫu ở Moab Khotsong, Nam Phi. Ảnh: Oliver Warr
Theo các chuyên gia, một số hydro phản ứng với carbon để tạo ra metan và các hydrocarbon phức tạp hơn. Điều này tạo điều kiện mở rộng phạm vi vi sinh vật có thể được hỗ trợ. Trong khi đó, sự phân rã phóng xạ của các đồng vị không ổn định sẽ tạo ra những hạt alpha.
Đặc biệt uranium, thorium và kali ở trong các tảng đá xung quanh sẽ phân hủy để tạo ra các nguyên tố nhẹ hơn, trong đó bao gồm những khí quý như helium, neon và argon. Theo thời gian, nồng độ của những khí này tích tụ theo thời gian và cung cấp thước đo tuổi của nguồn nước mà chúng bị giữ lại.
Uranium và các nguyên tố phóng xạ khác xuất hiện tự nhiên trong đá chủ yếu ở các mỏ khoáng và quặng. Những nguyên tố này nắm giữ thông tin mới về vai trò của nước ngầm như một nguồn cung cấp năng lượng cho các nhóm vi sinh vật được phát hiện trước đây ở sâu bên dưới bề mặt của Trái Đất.
Tiến sĩ Oliver Warr cho biết: “Hãy coi nguồn nước này như một chiếc hộp Pandora có chứa năng lượng sản xuất ra helium và hydro. Đây là một chiếc hộp mà chúng ta có thể học cách khai thác vì lợi ích của sinh quyển trên quy mô toàn cầu”.
Video đang HOT
Các chuyên gia nhận định, những nghiên cứu trong tương lai không chỉ tiết lộ một hệ sinh thái xa lạ mà còn có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc cho sự sống ở nơi có nhiều nước nhưng không có ánh sáng Mặt Trời. Đồng thời, những phân tích thông tin từ nguồn nước cổ xưa này có thể cho biết về năng lượng nào có thể thu được từ nguồn năng lượng phóng xạ ở trên các hành tinh như Sao Hỏa, Mặt Trăng…
Moab Khotsong là mỏ nước ngầm thứ 2 được phát hiện có tuổi đời hơn 1 tỷ năm ở độ sâu khoảng 3 km. Nhưng có một điểm khác biệt quan trọng giữa mỏ nước ngầm này với mỏ Kidd Creek (ít nhất 2 tỷ năm tuổi) tại Canada được phát hiện vào năm 2016.
Đó là nước ngầm ở mỏ Kidd Creek bị cô lập hoàn toàn, trong khi tại mỏ Moab Khotsong, nước tuy cũng không thể thoát ra nhưng lại có chứa các khí quý nhẹ hơn nên đã thoát ra ngoài bằng cách khuếch tán qua các tảng đá. Chính đặc điểm này đã dẫn tới sự khác biệt về nồng độ các nguyên tố giữa 2 mỏ nước ngầm.
Nguồn nước ngầm lâu đời nhất thế giới: Ít nhất 2 tỷ năm tuổi
Trước đó, vào năm 2013, các nhà khoa học tìm thấy nước ngầm có niên đại ước tính 1,5 tỷ năm ở độ sâu khoảng 2,4 km trong một mỏ tại Ontario, Canada. Tuy nhiên, kỷ lục này đã bị xô đổ bởi các chuyên gia phát hiện ra nguồn nước thậm chí còn lâu đời hơn bị chôn vùi bên dưới lòng đất.
Các nhà khoa học tìm ra nguồn nước lâu đời nhất trên thế giới ở độ sâu 3 km tại mỏ Kidd Creek, Canada, vào năm 2016. Ảnh: Shutterstock
Nguồn nước lâu đời nhất trên thế giới được tìm thấy ở bên dưới lòng đất với độ sâu tới 3 km tại mỏ Kidd Creek, Canada vào năm 2016. Bằng cách tiến hành phân tích các khí hòa tan ở trong nguồn nước ngầm ở mỏ Kidd Creek bao gồm khí helium, neon, argon và xenon, các nhà khoa học đã có thể xác định được niên đại của nó là ít nhất 2 tỷ năm. Điều này có nghĩa là mỏ nước ngầm này trở thành loại nước lâu đời nhất được biết đến trên Trái Đất.
Theo nhà địa hóa học Barbara Sherwood Lollar tại ĐH Toronto, nhận định, phát hiện về nguồn nước ngầm này thực sự đã đẩy lùi sự hiểu biết của con người về việc nước chảy có thể lâu đời như thế nào. Điều này cũng thúc đẩy các nhà khoa học phải tìm cách khám phá thêm.
Khi mọi người nghĩ về thứ nước ngầm nay, họ cho rằng đó phải là một lượng nước nhỏ bị mắc kẹt ở trong đá. Tuy nhiên, thể tích thực tế của nước ngầm lại lớn hơn rất nhiều so với dự đoán.
Theo các nhà khoa học, nước ngầm thường chảy rất chậm so với nguồn nước ở bề mặt, thậm chí là chậm nhất là 1 mét/năm. Thế nhưng khi khai thác bằng những lỗ khoan trong mỏ, nguồn nước ngầm có thể chảy với tốc độ khoảng 2 lít mỗi phút.
Trước đó, trong nghiên cứu được công bố vào tháng 10/2016, sau khi phân tích hàm lượng sunfat ở trong nước với khoảng cách 2,4 km cho thấy, sunfat được tạo ra tại chỗ trong phản ứng hóa học giữa nước và đá, thay vì được mang xuống lòng đất nhờ nước mặt.
Điều này có nghĩa là những điều kiện địa hóa ở trong những vũng nước cổ xưa này có thể đủ để duy trì sự sống của vi sinh vật. Đây là một hệ sinh thái độc lập dưới lòng đất và có thể tồn tại hàng tỷ năm.
Phân tích những dữ liệu thông tin từ nguồn nước cổ xưa ít nhất 2 tỷ năm tuổi này có ý nghĩa rất quan trọng và cho thấy rằng những khu vực có khả năng sinh sống trên Trái Đất có thể lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra, với những tảng đá hàng tỷ năm tuổi chiếm khoảng một nửa lớp vỏ của Trái Đất, còn cho thấy về khả năng sinh sống của hành tinh trên những thế giới khác có thể rộng hơn so với những gì chúng ta nghĩ.
Bà Sherwood Lollar nhận định: “Nếu điều này có thể hoạt động trên những tảng đá cổ xưa trên Trái Đất thì các quá trình tương tự có thể làm cho bề mặt dưới Sao Hỏa cũng có thể sinh sống được”.
Đây chắc hẳn là những thông tin có thể giúp các nhà khoa học tìm ra dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh trong tương lai.
Tiết lộ những hình ảnh đầu tiên về con tàu đắm 300 năm trước chất đầy châu báu dưới đáy biển Caribe
Sau hơn 300 năm ẩn mình dưới đáy của biển Caribe, lần đầu tiên những hình ảnh về con tàu San Jose huyền thoại, chứa đầy cổ vật trị giá hàng tỉ đô la đã được công bố.
Hồi đầu tuần, quân đội Colombia và Tổng thống nước này Ivan Duque đã công bố những hình ảnh chưa từng được biết đến về tàn tích con tàu đắm San Jose huyền thoại, là một loại tàu buồm lớn vũ trang nhiều tầng được người Tây Ban Nha sử dụng từ thế kỉ 15, đã ẩn mình dưới đáy của biển Caribe suốt hơn 3 thế kỉ với vô số cổ vật, ước tính trị giá hàng tỉ đô la.
Ảnh chụp màn hình video kho báu do Tổng thống Colombia công bố ngày 7/6. Nguồn: Ivan Duque /Global News.
Trước đó vào năm 2015, Hải quân Colombia dưới sự giám sát của Bộ văn hóa nước này, đã tìm thấy tàu ở độ sâu gần 950 m ngoài khơi bờ biển Caribe của nước này, trong tình trạng chưa từng bị con người can thiệp và tiến hành 4 đợt lặn thăm dò bằng phương tiện không người lái điều khiển từ xa.
Các hình ảnh cho thấy có vô số những đồng tiền vàng, đồ gốm sứ và cả những khẩu đại bác trong tình trạng bảo quản tốt.
Những đồng tiền vàng tại địa điểm con tàu đắm ngoài khơi Colombia. Nguồn: Ivan Duque / AFP.
Trong khi đó phần mũi tàu được bao phủ bởi tảo và san hô.
Các nhà chức trách cho biết họ cũng đã phát hiện thêm hai con tàu đắm trong sứ mệnh thăm dò tàu San Jose, gồm một tàu galleon thời thuộc địa và một tàu buồm thời hậu thuộc địa.
Video quay xác con tàu San Jose. Nguồn: Ivan Duque/ Global News.
Phát biểu về di sản, Tổng thống Colombia Ivan Duque cho biết, hiện trường cùng với xác các con tàu được giữ nguyên trạng và được bảo vệ cho tới khi được trục vớt.
Tàu San Jose galleon thuộc sở hữu của Hoàng gia Tây Ban Nha khi nó bị Hải quân Anh đánh chìm ngoài khơi Cartagena, Colombia vào năm 1708. Khi đó chỉ một vài trong số 600 thủy thủ đoàn sống sót.
Rất nhiều đồ gốm sứ tại vị trí tàu San Jose bị đắm. Nguồn: Ivan Duque / AFP.
Sau khi được phát hiện năm 2015, tàu San Jose là di sản tranh chấp của cả Tây Ban Nha, vốn là quốc gia chủ sở hữu con tàu và một nhóm người bản địa Qhara Qhara ở Bolivia, cho rằng nguồn gốc tài sản trên tàu thuộc về tổ tiên của họ. Kết cục xác tàu San Jose vẫn được giữ nguyên trạng trong lãnh hải Colombia.
Trước đó, con tàu là mục tiêu săn lùng bởi những người săn tìm kho báu.
Tàn tích của con tàu đắm San Jose còn có những khẩu đại bác. Nguồn: Ivan Duque / AFP.
Các chuyên gia tin rằng tàu San Jose chứa ít nhất 200 tấn vàng, bạc và ngọc lục bảo.
Các nhà chức trách Colombia đã công bố ý định thành lập một bảo tàng về xác tàu đắm nhằm tôn vinh di sản không chỉ cho Colombia, Caribe mà cả thế giới.
Hải quân Colombia cũng đã xác định được 13 địa điểm ngoài khơi bờ biển Cartagena mà họ muốn thăm dò để tìm kiếm những con tàu đắm khác.
Phát hiện mảnh vỡ lấp lánh khi làm đồng, đôi vợ chồng già đổi đời vì khai quật được kho báu 700 tuổi dưới mặt đất 5 đồng xu vàng đúc vào thế kỷ 14 được khai quật trên cánh đồng đều mang giá trị rất lớn.Tháng 10/2018, hai vợ chồng ông Phil Castle (71 tuổi) và bà Joan Castle (70 tuổi) tình cờ nhìn thấy những mảnh vỡ kim loại lấp lánh trên cánh đồng gần nhà họ tại New Romney, Kent, Anh. Nhận thấy đây không phải...