Đào sâu 300m phát hiện ‘đá lạ’ nặng 12 tấn, chuyên gia xác nhận siêu kho báu, phải dùng siêu công nghệ mới đào lên được
Siêu kho báu xuất hiện sâu 300m dười lòng đất.
Tại Liêu Ninh, Trung Quốc phát hiện khối đá màu xanh nặng 12,6 tấn ở độ sâu 300m dưới lòng đất, các chuyên gia đã vào cuộc và xác nhận đây chính là kho báu đá ngọc bích. Hơn nữa, Cục địa chất Liêu Ninh (Trung Quốc) cho biết, khối đá ngọc bích này nằm trong siêu mỏ kho báu đá ngọc bích lớn, với trữ lượng lên tới 3 triệu tấn.
Hiện nay, Liêu Ninh (Trung Quốc) rất giàu tài nguyên đá ngọc bích. Trên thực tế, đồ dùng bằng ngọc bích ở Liêu Ninh được phát triển khá sớm và có lịch sử lâu đời nên được gọi là “ngọc cổ”. Trong số đó, đá ngọc bích được khai thác chủ yếu ở Dongxiyugou, thị trấn Pialing, Liêu Ninh, Trung Quốc. Ngọc bích là loại đá cứng, có độ bóng cao và đá ngọc bích màu xanh lục có giá trị cao nhất.
Trong khai thác đá quý, Trung Quốc sử dụng AI để xác định các khoáng chất có giá trị trong đá theo thời gian thực, tăng tỷ lệ khai thác và giảm chi phí xử lý. Công nghệ này giúp đưa ra quyết định về phương pháp phân loại tốt nhất nhằm tối ưu hóa trong quá trình khai thác khoáng sản.
Video đang HOT
Hơn nữa, trí tuệ nhân tạo còn hỗ trợ việc thăm dò khai thác bằng cách phân tích lượng lớn dữ liệu, xác định mục tiêu tại chỗ và cung cấp thông tin chi tiết. Điều này giúp mang lại hiệu quả tại chỗ cao hơn về mặt thời gian và chi phí.
Việc triển khai công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động thăm dò mỏ đá quý, sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo để xử lý dữ liệu địa chất và địa vật lý nhằm giúp xác định các địa điểm khai thác tiềm năng và tối ưu hóa hoạt động khoan.
Cùng với đó, Trung Quốc còn phát triển một số thiết bị đầu cuối và phần mềm di động thông minh, chẳng hạn như RG-Map, DGSInfo… đã đạt được kết quả tốt về độ chính xác và tiện lợi, từ đó các kỹ sư Trung Quốc có thể sử dụng dữ liệu thực để lên kế hoạch khai thác. Trong trường hợp này, độ chính xác dự đoán độ dày lớp địa tầng đạt 71,43%.
Xuất hiện loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
Một loài quái vật hoàn toàn mới, biết bay, đã được các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc - Brazil khai quật từ những phiến đá kỷ Phấn Trắng.
Được đặt tên là Meilifeilong youhao, loài quái vật mới là một phần của Jehol Biota, một hệ sinh thái nước ngọt và trên cạn được bảo tồn trong các lớp đá cổ xưa miền Đông Bắc Trung Quốc.
Chân dung quái vật bay Meilifeilong youhao - Ảnh đồ họa: Maurilio Oliveira
Theo Sci-News, hài cốt của 2 cá thể đã lộ diện ở khu vực hệ tần Jiufotang ở TP Hồ Lô Đảo, tỉnh Liêu Ninh - Trung Quốc, nằm giữa lớp đá của kỷ Phấn Trắng sớm, tức từ 125-113 triệu năm trước.
Tuy có sải cánh lên tới 2,16 m như một con chim khổng lồ, nhưng chúng là một loài bò sát.
Hóa thạch quái vật Meilifeilong youhao - Ảnh: Scientific Reports
Các phân tích của nhóm nghiên cứu Trung Quốc - Brazil dẫn đầu bởi TS Xiaolin Wang từ Viện Cổ sinh vật có xương sống và cổ sinh vật học (thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc) cho thấy các quái vật này thuộc họ Chaoyangopteridae.
Chaoyangopteridae là một nhóm dực long kích cỡ trung bình, có mào cao và chủ yếu phân bổ ở châu Á.
Một trong hai mẫu vật được bảo quản trong đá ở tình trạng tốt ngạc nhiên, gồm hầu hết các phần xương trên cơ thể. Nó được coi là hóa thạch hoàn chỉnh nhất của một loài Chaoyangopteridae từng được phục hồi cho đến nay.
Trong khi đó bộ xương hóa thạch thú hai chỉ bao gồm các phần trước của hàm trên và vòm miệng, thuộc về một cá thể nhỏ hơn.
Tuy nhiên chính các xương vùng miệng là thứ mà các nhà khoa học muốn tìm kiếm, giúp hoàn thành các mảnh ghép còn thiếu về bức tranh Chaoyangopteridae ở châu Á.
Nghiên cứu về các quái vật bay ở Liêu Ninh vừa được công bố trên tạp chí Scientific Reports.
Đào mỏ, nhóm thợ đụng trúng cục đá đen sì trị giá hơn 7.000 tỷ đồng Những người thợ mỏ không ngờ cục đá xấu xí đó lại có giá trị khủng như vậy. Một nhóm thợ mỏ trong lúc đào bới ở mỏ Carnaiba tại thị trấn nhỏ Pindobacu, Brazil phát hiện cục đá khổng lồ. Đem ra ánh sáng, nhóm thợ phát hiện nó màu đen sì và có thể phát ra ánh sáng màu xanh. Họ...