Đào Sapa to mọng bán ở Sài Gòn và sự thật khiến ai cũng bất ngờ
Nhiều chiếc xe tải chở đầy đào, trái nào cũng to mọng đậu ven Quốc lộ 1 (TP HCM) rao là đào Sapa với giá hàng trăm nghìn đồng/kg.
Những ngày qua, doc tuyến QL1A (cửa ngõ TP HCM về Đồng Nai) xuất hiện nhiều xe đẩy tay, thậm chí có cả xe tải mang biển số các tỉnh phía Bắc chở đầy trái đào to mọng với biển treo “đào Sapa”, “đào Tây Bắc”.
Nhiều người đi đường nhìn thấy những quả đào to lớn, hấp dẫn nên đã ghé vào tìm hiểu và mua với giá từ 80 nghìn đến 120 nghìn/kg (tùy loại).
Thế nhưng, khi khách trả giá thì sao khi “cò kè”, người bán sẽ chấp nhận ngay dù lúc đó mỗi kg chỉ còn khoảng 18 nghìn đến 35 nghìn/kg.
Dọc QL1A, đoạn từ TP HCM về các tỉnh, nhiều xe đẩy, xe tải chở đầy đào đậu ven đường để bán dạo.
Những trái đào to mọng, trọng lượng 2 – 3 quả/kg được người bán giới thiệu là đào Sapa, đào Tây Bắc.
Theo những người bán hàng quảng cáo thì đây là đào Sapa nên hương vị rất ngọt. “Có nhiều khách mua về làm quà, chúng tôi bán hàng tạ mỗi ngày, nhiều khi còn không có hàng để bán”, chị M., người bán đào trên xe tải ven QL1, đoạn qua địa phận huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cho biết.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, những xe bán đào với trái to mọng này là đào xuất xứ từ Trung Quốc. Thế nhưng, những người bán vẫn treo bảng và khẳng định với khách là đào Sapa.
Điều này cũng được nhiều tiểu thương chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP HCM) khẳng định đây là đào Trung Quốc chứ không phải đào Sapa như những người bán dạo ngoài đường giới thiệu.
Video đang HOT
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tiến Thành, trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sapa (tỉnh Lào Cai) cho biết: “Đến thời điểm hiện tại, đào Sapa đã hết mùa, đào to khoảng 3 quả/kg là đào Trung Quốc. Hiện đào Sapa có hơn 10 loại nhưng đều là quả nhỏ, chỉ 10 quả/kg”.
Ông Thành cũng cho biết thêm, thời điểm đào Sapa vào vụ là từ tháng 3 đến cuối tháng 7. Hiện nay, sản lượng đào Sapa chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu thị trường nên để sinh lợi nhiều người đã nhập đào Trung Quốc, sau đó “đội lốt” thành đào Sapa.
Tuy nhiên, những trái đào to mọng này là đào xuất xứ từ Trung Quốc.
Thế nhưng, những người bán vẫn treo bảng và khẳng định với khách là đào Sapa.
Những quảđào Trung Quốc to mọng nhưng bị người bán “đội lót” thành đào Sapa, Tây Bắc.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sapa khẳng định loại đào này là đào Trung Quốc.
Vũ Sơn
Theo Vũ Sơn (Vietnamdaily)
Nông dân Tân Lạc có nguồn thu lớn từ loại bưởi đỏ ngon nức tiếng
Gia đình ông Đinh Văn Hậu ở xóm Sung (xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) là một trong những hộ tiên phong trồng bưởi đỏ trên 7.000m2 đất dốc, nhờ vậy mà đời sống của gia đình ông ngày càng khá giả.
Ông Đinh Văn Hậu, xóm Sung (xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) trồng gần 300 gốc bưởi đỏ từ năm 2013 trên 7.000m2 nương rẫy. Cây giống được ông mua từ các nhà vườn lớn ở huyện Cao Phong (Hòa Bình).
Để tiện lợi cho việc chăm sóc vườn bưởi, ông khoan giếng, mua máy bơm lắp đặt ống dẫn nước, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển xanh tốt. Khoảng 3 năm sau vườn cây bắt đầu cho quả bói.
Ông Hậu đang kiểm tra quá trình phát triển của bưởi đỏ tại vườn.
Nhờ cần mẫn, linh hoạt trong lựa chọn cây giống và học hỏi kỹ thuật chăm sóc khoa học trong trồng trọt. Vì vậy mà vườn bưởi đỏ của ông Hậu đều cho sai quả, chất lượng tốt, được nhiều khách hàng rất ưa chuộng. Hàng năm cứ đến vụ thu hoạch bưởi, gia đình ông cũng thiếu sản phẩm cung cấp ra thị trường.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Đinh Văn Hậu, chia sẻ: Mấy năm về trước, tôi trồng ngô nhưng thu nhập không cao, nên tôi chuyển sang trồng bưởi đỏ. Tôi thấy trồng bưởi đỏ rất dễ chăm sóc, vốn đầu tư ít hơn ngô, đầu ra cho sản phẩm tương đối ổn định. Các thương lái từ Hà Nội, Phú Thọ, Thái nguyên đến nương vườn nhà tôi thu mua nhiều lắm, gia đình tôi không phải mất chi phí và công sức vận chuyển bưởi ra xã bán như bán ngô trước kia.
Từ lâu bưởi đỏ Tân Lạc đã nổi tiếng là hoa quả thơm ngon, được rất nhiều người ưa thích.
"Từ lúc trồng bưởi đó đến nay, thu nhập của gia đình tôi đã dư giả lên nhiều, con cái tôi đều được ăn học và có nghề nghiệp ổn định. Nếu tính riêng thu nhập bưởi đỏ, mỗi vụ gia đình tôi có lãi gần 80 triệu đồng. Ngoài trồng bưởi đỏ tôi còn nuôi thêm 1.000 con vịt bán thịt, 1 năm tôi nuôi được 3 lứa, mỗi lứa cho lãi 20 triệu đồng. Tính tổng bình quân 1 năm gia đình tôi có lãi hơn 140 triệu đồng từ bưởi và vịt"- ông Đinh Văn Hậu, xóm Sung khẳng định.
ông Hậu khoan giếng, mua ống dẫn nước để tiện lợi tưới tiêu cho vườn bưởi.
Theo kinh nghiệm của ông Hậu: Để vườn bưởi phát triển tốt, ít bị sâu bệnh và sai quả, tôi thường dùng phân phân chuồng ủ hoai mục, phân kali bón cho cây trồng. Vì thế mà 7.000m2 vườn cây của gia đình tôi luôn xanh tốt. Tôi dự tính trong thời gian tới sẽ cải tạo lại 1ha nương bỏ hoang trồng thêm cam Vinh để nâng cao nguồn kinh tế hơn nữa cho gia đình.
Ngoài trồng bưởi đỏ, ông Hậu còn nuôi 1.000 con vịt phát triển kinh tế gia đình.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, Vũ Quang Hùng, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình cho hay: Với việc mạnh dạn đầu tư và chuyển đổi diện tích đất bạc màu sang trồng cây ăn quả, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, nhiều hộ dân ở xã Thanh Hối đã có cuộc sống khấm khá và thu nhập kinh tế ổn định, trong đó có gia đình ông Đinh Văn Hậu.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá định kinh tế cao. Đồng thời, chúng tôi phối hợp và liên kết với các doanh nghiệp đồng hành cùng nông dân, để tiêu thụ sản phẩm cho bà con trong thời gian tới....", ông Hùng nói.
Mỗi năm ông Hậu có lãi từ bưởi đỏ gần 80 triệu đồng.
Theo Danviet
Hàng trăm ngôi nhà ở Đắk Lắk bị ngập sau mưa lớn Mưa lớn tối 6/8 tại Đắk Lắk khiến hàng trăm ngôi nhà ở các huyện Buôn Đôn, Ea Súp, bị ngập, giao thông chia cắt. Sáng 7/8, Văn phòng Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk cho biết do mưa lớn tối 6/8 khiến hàng trăm ngôi nhà, hoa màu của người dân bị ngập sâu, nặng nhất...