Đào Sa Pa nhiều người bán, ít người mua
Mặc cho trận mưa tuyết lịch sử xảy ra trung tuần tháng 12/2013 làm hại vùng hoa đào của huyện Sa Pa nhưng hơn một tuần nay, dọc quốc lộ 4D, từ khu vực Ô Quý Hồ kéo dài xuống Trung Chải, chợ hoa đào Tết vẫn kéo dài hàng cây số.
Tuy nhiên tại chợ hoa này chỉ thấy đông người bán mà rất ít người mua.
Anh Hoàng – một thương lái hoa đào ở thành phố Hải Phòng chuyên đánh đào Sa Pa về miền xuôi tiêu thụ, cho biết hoa đào bày bán ở thị trấn Sa Pa năm nay không đẹp vì chỉ thấy cành mà chẳng có nụ.
Giá bán hoa đào tại chợ Sa Pa cũng không đắt như các năm trước, chỉ 200 – 300 ngàn đồng là có cành đào ưng ý. Cành to đẹp hơn có giá bán từ 500.000 đến 1,2 triệu đồng. Có vài cây đào to 20 – 30 tuổi, rêu phong bám đầy thân, giá chào bán 10 triệu đồng…
Đi trên quốc lộ 4D chạy qua khu vực Ô Quý Hồ, chúng tôi gặp khá nhiều xe máy thồ những cành đào rất to từ các làng bản xa xôi ra thị trấn Sa Pa bán cho thương lái thu mua vận chuyển về xuôi. Bán không được, đến tối họ lại chở về nhà để sáng hôm sau lại chở ra bán tiếp.
Mấy năm trước, không ít người dân thấy giá bán hoa đào cao chặt cả những cành đào non, đào mù hoa mang đi chợ nhưng không bán được, đành vứt lại ven đường cho người dân gần chợ mang về làm củi đun.
Chợ hoa đào Sa Pa nằm dọc quốc lộ 4D.
Video đang HOT
Nhiều người Sa Pa nhà gần chợ thì vác bộ đào đi bán, bán không được tối lại vác về nhà để hôm sau lại mang ra chợ bán tiếp.
Phạm Ngọc Triển
Theo Dantri
Trắng đêm theo chân người nghèo kiếm tiền sắm Tết
12h khuya, khi mọi nhà đóng cửa, tắt đèn đi ngủ trong chăn ấm cũng là lúc những người lao động nghèo lao ra đường, bắt đầu cho một đêm mưu sinh đầy gian nan. Ngày giáp Tết, họ càng phải "chạy đua" với thời gian.
Bắt đầu một đêm nhặt rác
Trời càng về khuya, TP Đông Hà (Quảng Trị) càng lạnh. Chiếc xe đạp của những chị nhặt rác vẫn len lỏi qua từng nẻo phố vắng ngắt để mưu sinh. Công việc vất vả đó chính là nguồn thu nhập quan trọng của họ khi ngày Tết đã cận kề. Chị Hương, một người nhặt rác chia sẻ với chúng tôi trong mệt nhọc: "Khổ lắm anh ơi, đạp xe gần 2 giờ rồi mà chưa gom được bao nhiêu. Tranh thủ lúc mấy anh, chị công nhân môi trường chưa đi thu dọn vệ sinh để kiếm vài vỏ chai, thùng giấy, lon bia... kiếm sống qua ngày chứ đợi đến lúc đó thì về không mất. Tết nhất gần đến nơi rồi".
Dạo một vòng quanh thành phố, nhiều bác xe thồ vẫn trầm ngâm ngóng đợi một chiếc xe dừng lại để mong kiếm khách.
Trông giữ các tác phẩm gỗ lũa tại Hội hoa Xuân
Tại nhà văn hóa trung tâm tỉnh cũng có biết bao người dân đang thức trắng đêm trông vườn hoa trưng bày tại Hội hoa Xuân, phục vụ nhu cầu chơi Tết của mọi nhà.
Khi đồng hồ điểm 3h sáng, chúng tôi có mặt tại khu chợ đêm Đông Hà. Khác với vẻ tĩnh lặng của thành phố là không khí náo nhiệt mua bán, trao đổi của các chị tiểu thương, nông dân nghèo từ các nơi đổ về đây mưu sinh.
Chị An ở xã Gio Quang, huyện Gio Linh cho biết, đêm nào cũng vậy, cứ khoảng 2h sáng là chị chở rau về đây bán lại. Dù nguồn thu không được bao nhiêu nhưng cũng cố gắng gom góp thôi chú à. Ngày mai là Tết đưa ông Táo về trời rồi, tranh thủ mua ít lễ về cúng luôn.
Một số hình ảnh PV Dân trí ghi nhận được vào đêm 23 tháng Chạp:
Phiên chợ đêm ngày cận Tết tấp nập kẻ bán, người mua
Một chị đang đưa hàng đến chợ
Những mớ rau, mớ cải bán được đồng nghĩa với việc họ có cái Tết ấm áp hơn
Những quầy thịt mở bán sớm hơn thường ngày để phục vụ nhu cầu người mua
Một chị đi xe đạp lo lắng vì đến muộn
Các chị lao công tranh thủ hoàn thành nốt công việc của đêm
Một cụ ông nhóm lửa nấu xôi bán cho học sinh.
Đăng Đức
Theo Dantri
Tờ mờ sáng đi mua cá chép tiễn Táo quân Ngay từ sáng sớm ngày 23 tháng Chạp, nhiều lái buôn đã có mặt sẵn sàng phục vụ người dân mua "phương tiện" đưa Táo quân về trời... Không phải gia đình nào cũng có điều kiện, thời gian mua sắm lễ vật về cúng ông Công, ông Táo từ trước, nên ngay sáng sớm ngày 23 tháng Chạp, nhiều người đã đi...