Đào rãnh trong vườn rồi lót bạt không phải để nuôi cá mà nông dân Sóc Trăng đối phó với nguy cơ gì?
Hạn hán, xâm nhập mặn đã và đang diễn ra gay gắt, do đó đòi hỏi phải có những giải pháp hiệu quả hơn nữa nhằm làm giảm thiểu tối đa thiệt hại do hạn, mặn gây ra.
Trước thực trạng nêu trên, hiện các nhà vườn trên địa bàn toàn tỉnh Sóc Trăng đã tích trữ nước ngọt để ứng phó với hạn, mặn…
Thông thường, các loại cây ăn trái từ lúc trồng cho đến thu hoạch lứa đầu tiên phải mất từ 1 – 4 năm. Chính vì vậy, việc chăm sóc vườn cây ăn trái, nhất là các loại trái cây đặc sản không hề đơn giản, bởi quá trình sinh trưởng cây sẽ đối mặt một số loại dịch bệnh, sâu hại.
Đặc biệt biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trong những năm gần đây, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất cây ăn trái. Do đó, để cung cấp đầy đủ nước ngọt tưới cho cây ăn trái, các nhà vườn đã chủ động tích trữ nước ngọt trong các ao, mương vườn của mình.
Ông Trần Văn Khánh, xã An Thạnh Tây, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) bên ao lót bạt tích trữ nước ngọt để tưới cho vườn nhãn trong các tháng mùa khô. Ảnh: TL
Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) là vùng đất cù lao, bốn bề sông nước nên được thiên nhiên ưu đãi phù sa bồi đắp, nguồn nước ngọt dồi dào. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, vào các tháng mùa khô trên địa bàn huyện, nước mặn xâm nhập sâu vào các kênh, rạch, cống và len lỏi vào vườn cây ăn trái của hộ dân.
Nắm bắt được “quy luật” này, nhiều nhà vườn đã chủ động nguồn nước tưới cho cây ăn trái của mình bằng cách áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, để vừa đảm bảo việc dự trữ nước hiệu quả, vừa hạn chế thất thoát nước khi ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm.
Để tìm hiểu cách trữ nước của hộ dân, ứng phó hạn, mặn, chúng tôi ghé tham quan vườn nhãn Ido của ông Trần Văn Khánh, ấp An Lạc, xã An Thạnh Tây, huyện Cù Lao Dung, đúng lúc ông đang bơm nước ngầm vào ao dự trữ trong khu vườn nhãn.
Ông Khánh chia sẻ: “Tôi trồng nhãn tính đến nay đã gần 8 năm với diện tích vườn 1,5ha. Theo đó, để ứng phó hạn, mặn mùa khô xảy ra hàng năm, trước khi nhãn bắt đầu cho trái vụ đầu tiên, tôi đầu tư ao lót bạt trữ nước ngọt và gắn thêm hệ thống ống nhựa mềm dọc theo gốc cây quanh vườn, cứ thế mỗi ngày bơm nước lên đầy ao dự trữ, xử lý hạ phèn xong thì dùng nước tưới nhãn. Nhờ có ao lót bạt dự trữ nước nên đảm bảo nguồn nước tưới cho nhãn dồi dào, giúp cây tươi tốt”.
Cũng là hộ dân tích trữ nước bằng ao lót bạt tưới cho cây nhãn, ông Nguyễn Văn Hoàng, ấp An Lạc, xã An Thạnh Tây góp lời: “Nhờ chủ động tích trữ nguồn nước ngọt tưới cho vườn nhãn nên trong các năm qua vào các tháng hạn, mặn, vườn nhãn sinh trưởng tốt vì đủ lượng nước cung ứng cho cây. Cùng với đó, khi chủ động được nguồn nước, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nhãn ra hoa vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Do vậy, thường nhà vườn sẽ tận dụng nguồn nước dự trữ tưới cây rồi làm trái nghịch vụ để bán nhãn giá cao. Đồng thời, việc dự trữ nước trong ao lót bạt hạn chế lượng nước thất thoát do rò rỉ ra bên ngoài, nhất là trong ao có lót bạt, nước mặn sẽ không thể xâm nhập được. Đi kèm ao lót bạt là hệ thống ống tưới với giọt nước nhuyễn, góp phần cho nước thẩm thấu vào gốc cây nhanh, tạo độ ẩm lâu trong đất, hạn chế lượng nước tưới cho cây…”.
Mặc dù không lót bạt tại ao vườn nhưng ông Phạm Văn Hết, cũng ngụ tại ấp An Lạc, xã An Thạnh Tây lại có cách tích trữ nước và áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật khá hay cho khu vườn có nhiều loại cây ăn trái như: xoài, ổi, dừa.
Video đang HOT
Ông Hết bộc bạch: “Khi ngoài sông có độ mặn lên, tôi đóng kín các cống thoát nước ra vào vườn để trữ đầy lượng nước ngọt trong các ao vườn. Nếu mặn kéo dài, nước trong các ao trữ cạn, tôi sẽ dùng cây bắp tươi đậy gốc cây ăn trái, cắt tỉa bớt cành, lá cây… Đây là các cách tôi đã áp dụng trong tháng mùa khô hàng năm rất hiệu quả”.
Theo Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung Nguyễn Văn Đắc, tổng diện tích cây ăn trái trên địa bàn huyện là 4.700ha. Để bảo vệ vườn cây ăn trái và ứng phó hạn, mặn trong các tháng mùa khô, đơn vị phối hợp địa phương tăng cường công tác dự báo, cảnh báo về tình hình, diễn biến hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và chủ động các biện pháp ứng phó.
Hướng dẫn người dân tích trữ nước để phục vụ sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi; vận động người dân chủ động đắp gia cố các bờ bao cục bộ, nạo vét hệ thống kênh nội đồng… để ngăn mặn, trữ ngọt. Khuyến cáo người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về lĩnh vực canh tác, chăm sóc cây trồng trong điều kiện thiếu nước ngọt; khuyến cáo mức độ chịu mặn của một số loại cây trồng phổ biến để người dân biết và lấy nước tưới cho phù hợp…
Ngay cạnh sông La Ngà, nhiều vườn cây đang "chết khát", nông dân phải hái bỏ trái non, nghịch cảnh ở Đồng Nai
Dù nằm cạnh dòng sông La Ngà, nhiều vườn cây ăn trái ở xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc) đang thiếu nước tưới trầm trọng.
Nông dân phải hái bỏ trái xanh để cứu lấy cây trồng.
Hái bỏ trái xanh vì thiếu nước tưới dù nằm cạnh sông La Ngà
Những ngày vừa qua, nắng hạn gay gắt xảy ra trên địa bàn xã Xuân Bắc. Tình trạng này khiến vườn cây ăn trái hơn 1,5ha của ông Võ Văn Chiều đang queo quắt từng ngày vì thiếu nước tưới.
Trước đó, ông Chiều đã khoan 2 giếng nước sâu cả trăm mét. Đến nay, cả 2 giếng đều trơ đáy. Để cứu vườn cây khỏi chết khô, ông Chiều phải hái bỏ quả xanh, cắt tỉa cành cây già.
Ông Chiều cho biết, vườn cây ăn trái của mình ở cách xa dòng sông La Ngà. Đến mùa nắng nóng, đất trong vườn trở nên khô cằn. Ông buộc phải chọn cách hái bỏ trái non để dưỡng sức cho cây, đợi vụ thu hoạch năm sau.
"Chúng tôi mong chính quyền sớm mở kênh mương thủy lợi tới các vùng xa để nông dân ở có nước tưới cho cây trồng", ông Chiều nói.
Thiếu nước tưới, nông dân xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc) phải hái bỏ trái non cứu vườn cây. Ảnh: Trần Khánh
Trong khi đó, vườn mít Thái 17ha của ông Phùng Minh Phú, ngụ cùng xã, cũng đang phải gồng mình trong nắng hạn.
Để cứu vườn mít, ông Phú mua máy bơm và ống nhựa để dẫn nước từ sông La Ngà về.
Đường ống đưa nước về vườn dài 6km. Mỗi ngày, ông Phú bơm nước khoảng 10 tiếng đồng hồ mới đủ nước tưới cho vườn mít Thái.
Hiện, giá xăng dầu tăng rất cao nhưng ông Phú vẫn phải tìm mọi cánh để cứu vườn cây. Tính ra, chi phí hàng ngày tốn từ 1-1,5 triệu đồng.
Theo ông Phú, từ tháng 2 đến tháng 5 là mùa khô hạn. Nguồn nước trữ trong vườn không đủ tưới. Các giếng khoan thì đã cạn kiệt. "Tốn kém hàng trăm triệu đồng nhưng đầu tư máy bơm là giải pháp duy nhất trong tình cảnh hiện nay", ông Phú rầu rĩ nói.
Chưa có nguồn nước thủy lợi, nông dân xã Xuân Bắc phải bơm nước từ sông La Ngà vào tưới vườn trái cây và hoa màu. Ảnh: Trần Khánh
Xã Xuân Bắc hiện có gần 5.000ha đất canh tác nông nghiệp. Các loại cây trồng chủ yếu là cây công nghiệp, cây ăn trái và rau màu.
Mặc dù nằm kế bên sông La Ngà, nhưng xã Xuân Bắc vẫn chưa có nguồn nước thủy lợi. Nhiều năm nay, nông dân nơi đây vẫn khai thác nguồn nước ngầm để tưới cây.
Đến mùa hạn lại thiếu nước tưới
Theo UBND huyện Xuân Lộc, địa bàn huyện có mật độ sông suối tương đối dày. Tuy nhiên, phần lớn sông suối ngắn và dốc nên khả năng giữ nước kém.
Sông La Ngà có chiều dài khoảng 290km. Đoạn chảy qua huyện Xuân Lộc dài 18 km, với diện tích lưu vực khoảng 262km2.
Các nhánh suối của sông La Ngà trên địa bàn huyện gồm có: suối Gia Huynh, Suối Cao, Suối Rết, Suối Gia Ray. Tuy nhiên, chỉ có suối Gia Huynh, suối Rết là có nước quanh năm.
Sông La Ngà, đoạn qua địa bàn xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc. Ảnh: GoogleMap
Ngoài ra, các nhánh sông suối thuộc hệ thống sông Dinh có lưu vực hẹp. Mùa khô kéo dài khiến các suối này thường bị kiệt.
Địa bàn huyện Xuân Lộc nằm trong khu vực nghèo mạch nước ngầm. Trên vùng đất đỏ vàng, nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25-30m. Còn ở các khu vực khác, nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 80-102m.
Vì thế, việc xây dựng các hồ chứa, kết hợp với chuyển tải nước từ ngoài vùng vào là rất cần thiết. Đây là điều kiện thúc đẩy cho phát triển kinh tế, nhất là cho sản xuất nông nghiệp.
Được biết, từ năm 2014, Bộ NNPTNT đã có chủ trương giải quyết nước tưới cho huyện Xuân Lộc.
Theo đó, một trạm bơm sẽ được đầu tư, đưa nước từ sông La Ngà về cung cấp cho 3 xã Xuân Bắc, Xuân Thọ và Xuân Cao.
Tuy nhiên, nhiều năm đã trôi qua, song dự án vẫn chưa được triển khai. Chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần kiến nghị. Nông dân thì canh cánh nỗi lo khi mùa khô đến.
Một vườn bưởi của nông dân xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc) khô héo trong mùa khô hạn. Ảnh: Xuân Lượng
Năm 2022, xã Xuân Bắc đặt mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Giai đoạn 2024-2025, xã Xuân Bắc sẽ đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Thế nhưng hiện nay, giải pháp nguồn nước thủy lợi cho sản xuất nông nghiệp vẫn chưa được giải quyết. Nông dân chưa thể mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thâm canh tăng vụ.
Ông Phạm Văn Hòa, cán bộ nông nghiệp xã Xuân Bắc cho biết, vào mùa khô, mực nước ngầm thiếu hụt. Nông dân phải cắt tỉa cành cây, cắt bỏ trái để dưỡng sức cho vườn cây. Thậm chí, một số vườn cây chết khô do thiếu nước.
Đây là giống chuối đặc sản gì mà dân Sóc Trăng trồng xen trong vườn cây ăn trái cho thu hàng trăm triệu? Từ đất trồng một năm được 3 vụ lúa, nhưng anh Danh Hải Đăng - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Khóm 3, Phường 5, TP. Sóc Trăng (Sóc Trăng) mạnh dạn chuyển sang trồng chuối sáp. Cây chuối sáp dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, ít sâu bệnh, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hầu như không đáng kể, nhưng...