Đảo quốc Palau: Tấm gương bảo tồn hệ sinh thái biển
Trong bối cảnh môi trường và hệ sinh thái biển đang bị đe doạ và ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những tác động của biến đổi khí hậu và ý thức con người, việc một đảo quốc nhỏ bé ở Thái Bình Dương lập ra một khu bảo tồn sinh thái biển rộng lớn được xem là bước đi đúng đắn, thiết thực.
“ Thiên đường” giữa Thái Bình Dương
Cộng hoà Palau là một quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương, cách quần đảo Philippines khoảng 800km về phía đông. Palau có biên giới biển giáp với Indonesia, Philippines và Liên bang Micronesia.
Không ít người biết đến sự tồn tại của quốc gia nhỏ bé và xinh đẹp này. Tổng diện tích Palau chỉ vỏn vẹn chưa đầy 500km2, gồm khoảng gần 300 hòn đảo nhỏ nhưng chỉ có khoảng 10 đảo có người sinh sống. Trong đó, đảo đông dân nhất là Koror.
Những con sứa biển trong một điểm thu hút khách du lịch ở đảo quốc Palau. https://dulich.petrotimes.vn/
Thủ đô của Palau là Ngerulmud, nằm trên đảo Babeldaob. Hầu hết các đảo thuộc Palau là những đảo san hô, chỉ cao hơn mặt nước biển vài mét mà thôi. Dân số Cộng hoà Palau chưa đầy 21.000 người, chủ yếu là người Palau (chiếm khoảng ), ngoài ra có người gốc Philippines, gốc Trung Hoa. Họ sử dụng tiếng Palau (thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo) và tiếng Anh.
Có nghiên cứu cho rằng những cư dân đầu tiên đến Palau vào khoảng 3.000 năm trước từ Philippines. Nhưng người châu Âu mới thực sự khám phá ra quần đảo này lần đầu tiên vào thế kỷ 16. Năm 1543, nhà thám hiểm Tây Ban Nha Ruy Lopez De Villalobos phát hiện ra quần đảo này và tuyên bố nó thuộc chủ quyền của Tây Ban Nha. Sau đó, quần đảo Palau rơi vào tay người Đức (1899) rồi người Nhật (1914) trước khi Liên Hiệp Quốc giao quyền ủy trị cho phía Mỹ sau Thế chiến II. Năm 1978, các công dân trên đảo đã bỏ phiếu phản đối việc Palau gia nhập “Liên bang Micronesia” thuộc sự kiểm soát của Mỹ và đòi độc lập. Đến năm 1994, Palau chính thức trở thành một quốc gia được Liên Hiệp Quốc công nhận.
Trước đó, Palau ký Hiệp ước Quan hệ tự do với Mỹ, theo đó, Mỹ giữ quyền chịu trách nhiệm về quốc phòng và ngoại giao cho Palau, đổi lại đảo quốc này được Mỹ viện trợ phát triển kinh tế tổng cộng 480 triệu USD trong vòng 15 năm.
Thu nhập bình quân đầu người của Palau lên tới 7.000 USD/năm, nhờ vào lợi thế phát triển du lịch của mình. Chỉ tính riêng năm 2007, có 82.400 lượt khách du lịch khắp thế giới đến quốc đảo này du lịch. Con số trên gấp 4 lần dân số Palau.
Tấm gương bảo vệ đại dương
Là một đảo quốc nhỏ bé nhưng Palau lại chính là một “tấm gương lớn” về bảo vệ hệ sinh thái biển. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày một phức tạp, Palau dành tới 80% lãnh hải để thiết lập một khu bảo tồn và phát triển hệ sinh thái biển.
https://dulich.petrotimes.vn/
Theo giới nghiên cứu, yếu tố quan trọng để hệ sinh thái biển phát triển mạnh mẽ là bảo vệ đại dương. Palau đã thiết lập được một khu bảo tồn biển rộng lớn trong lòng quốc gia này gần 2 năm trở về trước, với diện tích lên tới gần 500.000 km2. Tại đây, người dân không được phép đánh bắt cá, không khai thác tài nguyên biển. Khu bảo tồn của Palau lớn thứ 6 thế giới, trong khi đảo quốc này chỉ nhỏ xíu trên bản đồ. Dễ hình dung hơn, có thể hiểu Palau nhỏ hơn thành phố New York nhưng khu bảo tồn biển của họ lại lớn hơn tiểu bang California của Mỹ.
Video đang HOT
Tổng thống Palau Tommy Remengesau nhấn mạnh, việc thành lập khu bảo tồn hệ sinh thái biển là vô cùng cần thiết để bảo tồn đời sống của những người dân quốc đảo Palau.
National Graphic dẫn lời ông Tommy: “Người dân trên đảo bị ảnh hưởng nặng nhất bởi các mối đe dọa đến đại dương. Tạo khu bảo tồn là một bước đi táo bạo để người dân Palau nhận thức điều quan trọng đến sự sinh tồn của chúng ta”.
Quan trọng hơn, với khu bảo tồn biển của đảo quốc Palau, các nhà khoa học có cơ sở cho một loạt nghiên cứu mới. Trong một bài báo công bố mới đây trên tạp chí Plos One, các nhà nghiên cứu của Sinh thái học của Đại học Hawaii công bố kết quả theo dõi bảo tồn biển có tác động tích cực như thế nào. Nghiên cứu này tập trung vào số lượng cá và các sinh vật sống dưới đáy biển tại khu bảo tồn Palau.
Ngay trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học cũng cố gắng không tác động tới sinh vật biển ở đây. Họ không lấy mẫu trực tiếp mà chỉ dùng phương pháp quan sát hình ảnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vùng biển Palau có số lượng cá gấp đôi các vùng không bảo vệ. Còn cá săn mồi tăng lên gấp 5 lần.
Ý thức bảo vệ môi trường biển
Chuyên gia Enric Sala thuộc nhóm nghiên cứu về hệ sinh thái biển ở Palau cho hay: “Những gì chúng ta đo được đã khẳng định rằng khu bảo tồn giúp tăng sinh khối của cá”. Thực tế cho thấy, việc gia tăng các loại cá giúp cho nguồn thuỷ hải sản của Palau phong phú hơn rất nhiều. Chuyên gia này khẳng định, việc phát triển thành công khu bảo tồn Palau không chỉ nhờ vào chính sách của chính quyền địa phương, mà còn nhờ ý thức bảo tồn thiên nhiên của cư dân quốc đảo này. Người Palau tự nguyện bảo vệ nguồn tài nguyên biển mà không cần tới các quy định của pháp luật hay biện pháp cưỡng chế nào. Giới quan sát cho rằng ý thức này một phần nhờ vào truyền thống bám biển ngàn đời của quốc đảo Palau.
https://dulich.petrotimes.vn/
Thực tế cho thấy, Palau có một hệ sinh thái biển lành mạnh, trong sạch. Hiện, đảo quốc xinh đẹp giữa Thái Bình Dương này có tỷ lệ đa dạng sinh học thuộc loại cao nhất hành tinh. Chưa kể, du lịch môi trường và hệ sinh thái biển đem tới doanh thu đáng kể cho nền kinh tế. Đây là điều đáng ghi nhận khi hiện tại, chỉ có 1,6% diện tích đại dương trên thế giới được bảo vệ. Bởi vậy, không hề khoa trương khi nói rằng đảo quốc này xứng đáng là tấm gương lớn cho các quốc gia trên thế giới về việc bảo tồn hệ sinh thái biển.
Ngoài Palau, ý thức bảo vệ đại dương và sử dụng năng lượng tái tạo để ứng dụng vào cuộc sống cũng được ghi nhận trên một hòn đảo ở Thái Bình Dương khác, đảo Ta’u.
Đảo này thuộc quần đảo Samoa của Mỹ. Hiện, đảo đã tự loại bỏ các máy phát điện sử dụng nhiên liệu truyền thống, chuyển sang sử dụng pin năng lượng mặt trời khổng lồ, đáp ứng gần như 100% nhu cầu năng lượng của người dân trên đảo.
Mới đây nhất, UPI thông tin một hệ thống lưới điện nhỏ và pin dự trữ do tập đoàn Solar City và Tesla đã lắp đặt thành công trên đảo Ta’u. Theo đó, mạng lưới điện trên đảo Ta’u do Cơ quan Điện lực Samoa (ASPA) quản lý và điều hành. Khoảng 6 megawatt giờ điện (MWh) năng lượng mặt trời dư thừa có thể được lưu trữ trong 60 bộ Tesla Powerpack, loại pin cỡ lớn dùng để dự trữ năng lượng dùng vào ban đêm.
Việc ứng dụng năng lượng mặt trời một cách thông minh này nhờ vào thời tiết nắng quanh năm ở Ta’u. Keith Ahsoon – chủ một cửa hàng tạp hoá trên đảo Ta’u chia sẻ: “Trời luôn nắng ở trên đảo. Việc khai thác năng lượng mặt trời cung cấp đủ điện năng giúp chúng tôi ngủ thoải mái hơn và phục vụ tốt hơn khách hàng vào ban đêm”. Ông Ahsoon cũng cho rằng dự án sáng tạo này sẽ làm giảm lượng khí thải carbon của thế giới, bởi chỉ khi sống trên một hòn đảo, người ta mới cảm nhận được trực tiếp hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tình trạng xói mòn bờ biển cũng như các thay đổi rõ rệt khác là một phần cuộc sống ở đây.
Về phần mình, công ty Tesla – bên phụ trách dự án nói trên cho hay, dự án điện mặt trời sẽ thay thế cho việc sử dụng hơn 415.000 lít dầu diesel chạy máy phát điện mỗi năm, cộng thêm chi phí để vận chuyển số nhiên liệu đó ra đảo Ta’u, với quãng đường dài khoảng 6.400 km tính từ bờ biển phía tây nước Mỹ.
"Thiên đường trăng mật" Fiji chào đón các cặp đôi trở lại từ 1/12
Được mệnh danh là "thiên đường biển đảo" và là một trong những "thiên đường trăng mật" trên thế giới, Fiji đang được nhiều khách du lịch "săn lùng" sau khi có thông tin đảo quốc này sẽ mở cửa trở lại với du lịch quốc tế từ ngày 1/12.
Người dân Fiji hào hứng chờ đón khách du lịch quốc tế trở lại với "thiên đường trăng mật" trên Thái Bình Dương này từ ngày 1/12.
Fiji cuốn hút các cặp đôi "trăng mật" với nhiều hoạt động "nâng tầm lãng mạn"
Fiji là một đảo quốc bao gồm 333 hòn đảo ở phía nam Thái Bình Dương, thuộc châu Đại Dương. Với dân số chỉ hơn 905.000 người, Fiji có 2 cụm đảo Mamanuca và Yasawa là những điểm đến rất cuốn hút khách du lịch.
Ngành du lịch đóng góp khoảng 40% GDP cho Fiji. Chính phủ Fiji đã đề ra kế hoạch phát triển toàn diện ngành du lịch của "thiên đường biển đảo" này, với mục tiêu đưa ngành du lịch trị giá 1,9 tỷ USD năm 2017 lên mức 2,2 tỷ USD khi kết thúc năm 2021.
Một cặp đôi hưởng tuần trăng mật tại Fiji.
Không chỉ hấp dẫn bởi vẻ đẹp của những bãi biển cát trắng mịn và làn nước trong vắt như pha lê, hàng trăm hòn đảo của Fiji còn ẩn chứa nhiều điều kỳ thú chờ khách du lịch khám phá để có những trải nghiệm đa dạng và kỳ thú.
Với khí hậu nhiệt đới ngập tràn ánh nắng mặt trời quanh năm, Fiji hiện đã sẵn sàng chào đón khách du lịch trở lại, nhất là các cặp đôi hưởng tuần trăng mật sang chảnh tại các resort 5 sao trên đảo cho thuê riêng với các bungalow (nhà gỗ) trên mặt nước, hoặc phiêu lưu theo các tour mạo hiểm kích thích hưng phấn và nhiều hoạt động được nâng tầm lãng mạn, bao gồm:
Các cặp đôi có thể hưởng tuần trăng mật sang chảnh tại bungalow (nhà gỗ) trên mặt nước tại resort ở Fiji.
Tour phiêu lưu tới đảo Hoping thuộc cụm đảo Yasawa - nơi có các bãi biển và vịnh nhỏ hẻo lánh rất thích hợp cho những cặp đôi muốn có chuyến đi "bí mật". Tại đây khách du lịch có thể lặn trong hang động, bơi cùng cá mập rạn san hô, ngắm nhiều loài cá sặc sỡ, sau đó tương tác với người dân tại các thôn làng xinh xắn.
Tour khám phá Taveuni - "Đảo Vườn" của Fiji - nơi nổi tiếng với Công viên Di sản Quốc gia Bouma, những rạn san hô rực rỡ sắc màu và các khu rừng với nhiều thác nước hoang sơ "hút hồn" khách du lịch. Những ai thích cảm giác mạnh có thể lướt ván diều, lặn tại Rainbow Reef (rạn san hô Cầu Vồng)...
"Đảo Vườn" Taveuni, Fiji nổi tiếng với Rainbow Reef (rạn san hô Cầu Vồng), là nơi lý tưởng để lặn và thu hút rất đông khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới tới.
Tour "giải mã bí mật" về làn sóng mơ ước tại Cloudbreak "huyền thoại" (thuộc cụm đảo Mamanuca). Nằm trên một rạn san hô có mái che ở hòn đảo Tavarua hình trái tim tuyệt đẹp, Cloudbreak là điểm lướt sóng "huyền thoại", với những con sóng được xếp hạng trong số 10 con sóng tuyệt nhất và cũng thách thức nhất thế giới... Cloudbreak "huyền thoại" thu hút nhiều "tay" lướt sóng từ khắp nơi trên thế giới tới trải nghiệm và "giải mã bí mật" những con sóng kỳ lạ nơi đây...
Khách du lịch dừng chân thư giãn tại thác Tavoro tuyệt đẹp trong rừng ở Fiji.
Nét văn hóa bản địa Fiji - cách làm đẹp và "khóa trinh tiết" của các cô gái
Văn hóa Fiji đã phát triển với sự du nhập của nhiều nền văn hóa khác nhau, tạo nên một bản sắc dân tộc và cộng đồng độc đáo. Đặc biệt dấu ấn văn hóa bản địa (thổ dân) là một phần năng động và sống động trong cuộc sống hàng ngày của đa số người dân Fiji.
Các vũ công biểu diễn một vũ điệu truyền thống của người Fiji bản địa chào đón khách du lịch.
Người Fiji bản địa được cho là đến từ miền tây Melanesia (tiểu vùng của châu Đại Dương) khoảng 3.500 năm trước. Xã hội bản địa Fiji rất coi trọng đơn vị gia đình, làng mạc và đất đai. Nghi thức trong các nghi lễ của người Fiji bản địa khá phức tạp tùy thuộc vào chức năng.
Truyền thống độc lạ đi chân trần trên lửa của người Fiji trên đảo Beqa, là dựa theo một truyền thuyết.
Bên cạnh đó các khu vực khác nhau có những truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế khác qua nhiều thế kỷ. Gây chú ý nhất là truyền thống đi chân trần trên lửa của người Fiji trên đảo Beqa, với các nghi thức nghiêm ngặt được thực hiện trước khi đốt lửa. Nguồn gốc của truyền thống đi chân trần trên lửa là truyền thuyết về một chiến binh Beqa dũng cảm, được thần linh ban cho năng lực đi trên đá nóng, lửa... mà không bị bỏng và có thể tryền lại năng lực đó cho các thế hệ sau.
(10: Các thiếu nữ Fiji thời hiện đại. Theo phong tục truyền thống, các cô gái Fiji bản địa thường đeo "khóa trinh tiết" trước khi kết hôn.
Trang phục và cách làm đẹp của người Fiji cũng có những truyền thống độc đáo, khác lạ như: nam giới mặc khố, phụ nữ mặc váy cỏ (váy ngắn là gái chưa chồng, váy dài là đã có chồng). Sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên, hầu hết thiếu nữ Fiji xăm phần dưới cơ thể từ để đánh dấu bước khỏi đầu thời kỳ trưởng thành, chuẩn bị làm vợ, làm mẹ. Tục lệ đeo "khóa trinh tiết" cũng được các cô gái thực hiện trước khi kết hôn...
Khám phá những thiên đường săn mây và hoa chi pâu tuyệt đẹp ở vùng Tây Bắc Núi rừng Tây Bắc vào độ cuối thu không chỉ hút chân du khách bởi mùa lúa chín vàng hay biển mây trắng ngần mà còn có cả sắc tím mùa hoa chi pâu. Vùng núi Tây Bắc là một trong những địa điểm cuốn hút hội đam mê xê dịch ở khắp nơi tìm đến. Tây Bắc luôn biết cách làm người...