‘Dạo quanh phố phường’ xem các địa phương ứng phó dịch bệnh trong 24h qua
Số ca mắc tăng cao, nhiều địa phương tiếp tục điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch để thích ứng với tình hình dịch bệnh.
Bắc Ninh dừng karaoke, quán bar, quản chặt hoạt động đông người
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã xuất hiện một số ổ dịch mới trong cộng đồng, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tạm dừng hoạt động các dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, massage từ ngày 12/11.
Địa phương này cũng yêu cầu người dân không ra ngoài từ 22h đến 4h sáng hôm sau, trừ các trường hợp: Thực hiện công vụ, đưa người đi cấp cứu, đi làm ca đêm, đi làm về…. (phải có giấy tờ liên quan như giấy xác nhận của cơ quan, doanh nghiệp hoặc giấy tờ chứng minh khác).
Đối với các hoạt động đông người, các địa phương vùng vàng (cấp độ 2) tổ chức đám hiếu, đám cưới, liên hoan tổ chức tại nhà riêng, tập trung không quá 30 người (riêng đám tang không quá 48 giờ).
Các địa phương vùng cam (cấp độ 3) tổ chức đám hiểu, đám cưới, liên hoan tổ chức tại nhà riêng, tập trung không quá 20 người (riêng đám tang không quá 48 giờ).
Địa phương vùng đỏ (cấp độ 4) dừng toàn bộ các hoạt động tổ chức đám cưới, liên hoan, riêng đám tang được tổ chức trong phạm vi gia đình không quá 20 người và không quá 48 giờ.
Quảng Ngãi: Không nới lỏng các dịch vụ ăn uống
Từ ngày 26/6 đến nay tỉnh Quảng Ngãi ghi nhận 1.869 ca bệnh. Trong đó có 150 ca bệnh COVID-19 trở về từ TP Hồ Chí Minh. Trong tuần qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi phát sinh 7 điểm dịch mới.
Tổng số trường hợp mắc COVID-19 mới của toàn tỉnh trong tuần qua là 157 ca, tăng 89 ca so với tuần trước. Riêng ca bệnh trong cộng đồng là 37 trường hợp.
Theo ông Đặng Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh tăng cao là do ý thức chấp hành biện pháp phòng chống dịch của không ít người dân, đặc biệt nhiều trường hợp trở về từ vùng có dịch ở tỉnh, thành phía nam được cách ly tại nhà còn kém; việc giám sát, xử lý vi phạm đối với số trường hợp này (cách ly tại nhà) của lực lượng chức năng còn buông lỏng, chưa nghiêm khắc.
Sau một thời gian dịch tạm lắng, nhiều hoạt động và sản xuất, kinh doanh được cấp thẩm quyền tỉnh nới lỏng; tỷ lệ “phủ” vaccine ngày càng tăng…nên công tác chỉ đạo chống dịch ở một số địa phương, cấp ngành chức năng bắt đầu có sự chủ quan, lơ là, chùng xuống.
Video đang HOT
Do vậy, địa phương này tạm thời không nới lỏng thêm hoạt động kinh doanh dịch vụ, ăn uống.
Đo nhiệt độ cho người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà. Ảnh rminh họa
Quảng Nam: Lập các cơ sở cách ly tập trung để tiếp nhận, điều trị bệnh nhân F0 thể nhẹ
Từ ngày 19/7 đến nay toàn tỉnh Quảng Nam ghi nhận 1.651 ca bệnh COVID-19, trong đó có 280 ca cộng đồng, 1.047 ca lây nhiễm thứ phát… Ca mắc thời gian qua đa số thể nhẹ và không triệu chứng (chiếm hơn 87%). Ca mắc ở 3 huyện miền núi Phước Sơn, Nam Giang và Nam Trà My đều có độ tuổi thấp, dưới 18 tuổi.
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị các địa lập thêm các cơ sở cách ly tập trung để tiếp nhận, điều trị bệnh nhân F0 thể nhẹ, không triệu chứng; thành lập và triển khai mô hình trạm y tế lưu động. Rà soát tất cả người về từ các tỉnh thành có ca mắc cao; giám sát chặt chẽ, chủ động xét nghiệm các trường hợp nguy cơ cao.
Đồng thời khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine COVID-19, tăng nhanh độ bao phủ mũi 1, tiêm ngay mũi 2 cho đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.
Long An: Cơ bản hoàn thành tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người dân
Tính đến ngày 11/11, Long An ghi nhận 36.317 ca nhiễm COVID-19 (trong đó 8.716 cộng đồng, 23.951 khu phong tỏa, 3.650 khu cách ly); điều trị khỏi 33.590 ca (92,49%); tử vong 523 ca (1,44%), đang điều trị tại bệnh viện 2.105 ca (5,79%), chờ khu cách ly tạm 99 ca (0,27%).
Hiện toàn tỉnh Long An chỉ có huyện Mộc Hóa vùng vàng còn tất cả vùng xanh.
Tính đến nay, tỉnh Long An thực hiện tiêm vacine phòng COVID-19 được 2.864.535 mũi tiêm, gồm 1.475.376 (101,59%) mũi 1 và 1.389.159 (95.66%) mũi 2.
UBND tỉnh Đồng Tháp đã chấp nhận chủ trương điều trị người mắc COVID-19 và cách ly các trường hợp F1 tại nhà, nơi lưu trú do Sở Y tế đề xuất.
Theo đó tỉnh Đồng Tháp chấp thuận điều trị tại nhà đối với người nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ; không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ôxy, nhịp thở nhỏ hơn hoặc bằng 20 lần/phút, SpO2 lớn hơn hoặc bằng 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè…
Ngoài ra, các trường hợp này còn phải đáp ứng thêm các tiêu chí: đã tiêm đủ liều hoặc 1 mũi vaccine phòng COVID-19 sau 14 ngày hoặc người mắc COVID-19 tái dương tính. Hoặc có đủ 3 yếu tố là trẻ em trên 1 tuổi, người lớn dưới 50 tuổi không có bệnh nền, không đang mang thai.
Tỉnh Đồng Tháp cũng tái hoạt động đối với 3 cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 gồm: Trường Quân sự tỉnh (cơ sở cũ) ở thành phố Sa Đéc; Khu Du lịch Mỹ Trà ở thành phố Cao Lãnh và Khu 6 tầng, Ký túc xá phường Hòa Thuận ở thành phố Cao Lãnh).
Cà Mau cũng yêu cầu các địa phương chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng cho việc triển khai cách ly, theo dõi sức khoẻ F0 không triệu chứng tại nhà.
Đồng thời, thành lập trạm y tế lưu động và chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng cơ số thuốc, oxy, máy đo SpO 2 và thiết bị cần thiết khác để kích hoạt trạm y tế lưu động hoạt động.
Thiết lập mạng lưới bác sĩ, điều dưỡng tình nguyện theo dõi, tư vấn, chăm sóc người nhiễm COVID-19 cách ly tại nhà.
Thành lập các đội: chăm sóc người bệnh, cấp cứu ngoại viện, phản ứng nhanh… chuẩn bị sẵn sàng khi có yêu cầu điều động hỗ trợ.
Tỉnh Cà Mau cũng yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine đảm bảo trước ngày 13/11 phải tiêm đủ mũi 1 cho toàn thể người dân từ 12 tuổi trở lên đang sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh (kể cả người không đăng ký hộ khấu thường trú, tạm trú); trả mũi 2 kịp, đủ theo kế hoạch.
Sở Y tế TP.HCM đề xuất mở vũ trường, karaoke, quán bar, bán hàng rong...
Ngày 28/10, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu ký tờ trình khẩn về việc triển khai Nghị quyết 128 gửi UBND TP.HCM.
Theo đó, Sở Y tế đề xuất UBND TP.HCM cho phép các địa phương quyết định việc mở lại quán bar, karaoke, vũ trường, bán hàng rong với điều kiện cụ thể.
Theo Sở Y tế, thực hiện chỉ đạo của UBND TP tại văn bản số 8043 ngày 26/10 về tham mưu triển khai thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ, Sở Y tế đã tổ chức họp chuyên gia y tế để lấy ý kiến về các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 theo phân công của UBND TP.
Ảnh minh hoạ
Theo đó, sau khi lấy ý kiến các chuyên gia y tế, Sở Y tế đề xuất UBND TP.HCM cho phép mở lại 4 hoạt động theo Nghị quyết 128, gồm:
- Hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời.
- Vũ trường, karaoke, massage, quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm đẹp và các cơ sở khác do địa phương quyết định.
- Cơ sở làm tóc (bao gồm cắt tóc).
- Hoạt động bán hàng rong, vé số dạo...
Theo từng loại hình hoạt động sẽ có từng biện pháp cụ thể theo từng cấp độ (có 4 cấp độ).
Cụ thể, với hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời, ngoại trừ cấp độ 1 được hoạt động không giới hạn, các cấp độ 2, 3, 4, người tham gia phải tiêm đủ vaccine hoặc đã khỏi bệnh hoặc có giấy xét nghiệm âm tính trong 72 giờ.
Ở địa bàn nguy cơ dịch cấp độ 2 (vùng vàng, nguy cơ trung bình) và 3 (vùng cam, nguy cơ cao), các dịch vụ trên cũng được hoạt động nhưng không quá lần lượt 50% và 25% công suất. Nhân viên và người tham gia phải đủ điều kiện như ở địa bàn cấp 1. Riêng khu vực nguy cơ dịch cấp 4 (vùng đỏ, nguy cơ rất cao), các cơ sở trên vẫn ngừng.
Hoạt động ngoài trời phải đáp ứng điều kiện tương tự, kèm theo bảo đảm khoảng cách tăng dần theo các cấp độ dịch, cụ thể là 1 m (cấp 2); 1,5 m (cấp 3); và 2 m (cấp 4).
Cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, massage, quán bar, Internet, trò chơi điện tử, làm đẹp và các cơ sở khác do địa phương quyết định.
Tuy nhiên, điều kiện để được hoạt động là người làm việc phải tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid-19; người tham gia phải tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh hoặc có xét nghiệm âm tính trong 72 giờ. Cấp độ 1 được hoạt động; cấp độ 2 hoạt động không quá 50% công suất; cấp độ 3 giảm xuống 25%; cấp độ 4 ngưng hoạt động.
Cơ sở làm tóc (bao gồm cắt tóc) được hoạt động với điều kiện người làm việc phải tiêm đủ liều vaccine hoặc F0 đã khỏi bệnh Covid-19. Công suất hoạt động giảm dần theo từng cấp độ dịch, cụ thể: Cấp 1 - không giới hạn; cấp 2 - 75% công suất; cấp 3 - 50%; cấp 4 - 25%.
Sở Y tế thành phố cũng đề xuất cho bán hàng rong và vé số dạo được hoạt động ở các địa bàn nguy cơ dịch cấp 1 và 2. Ở địa bàn cấp 3, hai dịch vụ này cũng được diễn ra, kèm điều kiện người bán phải tiêm đủ liều vaccine hoặc F0 đã khỏi bệnh Covid-19. Hai loại hình này không được hoạt động ở khu vực nguy cơ dịch cấp 4.
TPHCM chưa đủ điều kiện mở lại karaoke, quán bar, xe ôm công nghệ Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM nhận định, thành phố chưa đủ điều kiện, cơ sở để cho hoạt động lại quán bar, karaoke, xe ôm công nghệ do dịch bệnh còn phức tạp. Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 chiều 8/11, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng,...