“Đào, phở và piano” thu 1 tỷ đồng sau 10 ngày: Doanh thu chưa tương xứng?
Đạo diễn Phi Tiến Sơn xác nhận với phóng viên Dân trí, “Đào, phở và piano” được đầu tư với kinh phí 20 tỷ. Vậy doanh thu hiện tại chạm mốc 1 tỷ đồng là thành công hay thất bại?
Phim Đào, phở và piano đã tạo nên “cơn sốt” khi lượng khán giả truy cập mua vé xem phim tăng đột biến khiến web của Trung tâm Chiếu phim quốc gia bị sập. Nói như ông Vũ Đức Tùng – Quyền Giám đốc Trung tâm Chiếu phim quốc gia, đây là “hiện tượng trước nay chưa từng có”.
Theo đó, đã có các rạp chiếu phim tư nhân đồng ý phát hành phim Đào, phở và piano. Các đơn vị này nhận phát hành miễn phí và nộp toàn bộ doanh thu về cho Nhà nước.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, đạo diễn Phi Tiến Sơn cho biết, phim được cấp kinh phí 20 tỷ đồng phân bổ cho 2 năm là 2022-2023. Theo số liệu của Box Office Việt Nam – đơn vị thống kê độc lập, tính đến hết ngày 21/2, Đào, phở và piano ghi nhận mức doanh thu 1 tỷ đồng.
Với doanh thu hiện tại chạm mốc 1 tỷ đồng, vậy số tiền bỏ ra làm phim có tương xứng?
Các nghệ sĩ trong vai Cảm tử quân ở hậu trường phim “Đào, phở và piano” (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cho biết, phim Đào, phở và piano được đầu tư 20 tỷ, doanh thu hiện tại mới được 1 tỷ đồng là chưa tương xứng, bởi số tiền thu lại chưa được 1/10 số tiền bỏ ra.
Tuy nhiên điều đáng nói, khi phim gây “sốt”, các cơ quan quản lý chưa có những phản ứng thích hợp. Có rạp tư nhân “đón tay” nhận chiếu nhưng việc phát hành phim chưa diễn ra ngay được mà vẫn phải… chờ. Tối 21/2 vẫn chưa có rạp tư nhân nào chiếu phim này.
“Ban đầu, phim được phát hành ở Trung tâm Chiếu phim quốc gia với 3 suất chiếu/ngày, mỗi phòng chiếu chưa đến 100 khán giả thì doanh thu cũng không cao được.
Sau đó, phim lên cơn “sốt”, có rạp nhận phát hành nhưng dường như việc này vẫn phải làm theo quy trình. Việc chậm trễ như vậy cũng ảnh hưởng đến doanh thu của phim là điều chắc chắn”, bà Trịnh Thanh Nhã cho hay.
Bà Nhã thẳng thắn, việc “nhân bản” phim kỹ thuật số, ở thời đại 4.0 này rất dễ mà để lâu như thế thì việc nghĩ đến chuyện doanh thu “ngất ngưởng” như chúng ta vẫn mong đợi là khó.
Nữ biên kịch cũng có những so sánh thực tế: ” Đào, phở và piano không phải là phim có thể chiếu ồ ạt. So với dàn phim của Nhà nước đặt hàng 10 năm trở lại đây, có phim nào vượt qua doanh thu 100 triệu không? Chúng ta phải so sánh nó trong mặt bằng những phim có cùng xuất phát điểm chứ không thể so sánh với các phim tư nhân.
Video đang HOT
Những phim đơn vị ngoài sản xuất có sự đầu tư bài bản, truyền thông rất tốt, phim được quảng bá ngay từ khi làm kịch bản, còn phim Nhà nước đặt hàng thì không được quảng bá gì. Vậy nên việc phim Nhà nước có hay đến mấy thì cũng chỉ là “áo gấm đi đêm”.
Theo bà Nhã, nếu phim Đào, phở và piano được đem đi chiếu khắp cả nước, bằng hệ thống các rạp chiếu phim, chiếu bóng lưu động thì số lượng người xem rất nhiều, có khi nhiều khán giả hơn phim Mai, Nhà bà nữ của Trấn Thành.
Biên kịch Trịnh Thanh Nhã nói: “Doanh thu là một trong những tín hiệu hay để đo đếm sức hút của phim nhưng không phải là tất cả. Vì các phim không ở trong hoàn cảnh giống nhau”.
Còn đạo diễn Trần Vũ Thủy thì nói, phim được Nhà nước đặt hàng thường có mục đích là tuyên truyền, mang lại giá trị nhân văn cho cộng đồng. Các phim này không có mục đích mang ra rạp để thu tiền.
“Nếu muốn mang phim ra rạp bán vé, các nhà làm phim thường kết hợp với các đơn vị tư nhân. Họ có các quy định, cơ cấu tỷ lệ % khi phát hành và cả tiền làm truyền thông nên việc bán vé sẽ dễ dàng, doanh số thu về cũng cao, thước đo về doanh thu cũng chính xác hơn.
Như bạn có một bát phở ngon, món bún chả đặc biệt mà không quảng cáo thì ai biết mà đến mua? Tôi đánh giá cao phim Đào, phở và piano vì câu chuyện, cách thể hiện, tư tưởng của phim”, đạo diễn Trần Vũ Thủy chia sẻ.
Nam đạo diễn cho biết thêm, một bộ phim được chiếu trên toàn quốc, sẽ có tính lan tỏa cao, doanh thu cũng tăng.
Tuy nhiên, ông Thủy cũng nói đến một nghịch lý: “Nhiều bộ phim làm đến 50-70 tỷ, truyền thông tốt nhưng vì một lý do nào đó, bộ phim không đạt doanh thu như mong muốn, đó là điều đáng tiếc. Còn phim Nhà nước đặt hàng đa phần làm xong, công chiếu rồi… nhập kho, rồi có thể sau đó bị… lãng quên”.
Vì thế, qua hiện tượng của Đào, phở và piano, đạo diễn Trần Vũ Thủy thấy đây là một tin mừng cho phim lịch sử, cách mạng.
“Còn về doanh thu, khó có thể nói đó là thành công hay thất bại vì nó liên quan đến quy trình làm phim của một số tổ chức, đơn vị. Nếu phim này do tư nhân làm, được quảng bá bài bản, tôi tin phim sẽ có doanh thu rất cao. Vì phim có cách làm phù hợp với thị hiếu khán giả, phim có hình thức kể chuyện mới mẻ, đảm bảo được tính nghệ thuật và cả giải trí của phim”, nam đạo diễn nói.
Đạo diễn Phi Tiến Sơn (trái) và nữ diễn viên chính Cao Thùy Linh (phải) của phim “Đào, phở và piano” (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Bà Trịnh Thanh Nhã cũng nói về thực trạng của phim Nhà nước đặt hàng, các phim làm thường rất chậm, kịch bản phải 1-2 năm mới được thông qua, đợi tiền về cũng phải vài năm trời mới có. Vì thế, nhiều đơn vị tư nhân ngại làm việc kiểu này.
Nữ biên kịch cũng đồng quan điểm với đạo diễn Trần Vũ Thủy: “Ngày trước, có đạo diễn tự mang phim Nhà nước đặt hàng đi phát hành, giới thiệu ngay lập tức bị “thổi còi”, bởi vì thế, nhiều phim làm theo đơn đặt hàng xong là… “đắp chiếu”, cá nhân các đạo diễn muốn tự lực cánh sinh cũng khó vì gặp nhiều rào cản của các thủ tục hành chính”.
Bà Thanh Nhã nói thêm, lý do phim Đào, phở và piano có doanh thu ít là chiếu ở cụm rạp nhỏ, người xem chen chúc nhưng không thể mở rộng phòng chiếu, suất chiếu ra được.
“Cũng không thể so sánh Đào, phở và piano với phim của Trấn Thành được, vì đó là 2 thể loại phim khác nhau”, bà Nhã chia sẻ.
Đạo diễn Bùi Trung Hải thì băn khoăn, một bộ phim làm ra không thể được phát hành, không có chi phí truyền thông, quảng bá thì làm sao không bị thua lỗ? Vì thế, cần có cái nhìn tổng quát, toàn diện hơn về việc tài trợ cho sản xuất phim sử dụng ngân sách Nhà nước.
Ông Hải đưa ra giải pháp, Việt Nam cần nghiên cứu mô hình Quỹ tài trợ cho điện ảnh như Quỹ CNC của Pháp hay Quỹ KOFIC của Hàn Quốc. Các quỹ điện ảnh này mang tầm quốc gia, có đầu tư tới vài trăm triệu USD mỗi năm và đã góp phần thúc đẩy sự phát triển điện ảnh tại Hàn Quốc và Pháp hơn 10 năm qua.
“Mới đây 2 bộ phim Pháp là phim Anatomy of a Fall – Kỳ án trên đồi tuyết (đạo diễn Justine Triet) và The Taste of Things – Hương vị vạn vật (đạo diễn Trần Anh Hùng) cũng là những phim được quỹ phát triển điện ảnh đầu tư và có tiếng vang”, ông Hải cho biết.
NSND Trung Hiếu, Cao Thùy Linh và Doãn Quốc Đam trong một cảnh quay của phim “Đào, phở và piano” (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Nhà quay phim Quang Minh thẳng thắn: “Phim Đào, phở và piano được đầu tư 20 tỷ đồng, hiện có doanh thu 1 tỷ đồng nhưng lại được tung hô, quan tâm nghe có vẻ như một… trò đùa nhưng chúng ta hãy ghi nhận sự nỗ lực của ê-kíp bộ phim được Nhà nước đặt hàng.
Trong bối cảnh các phim thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhiều nhà sản xuất đổ cả “tấn vàng” vào làm phim thì sự cố gắng của đoàn phim Đào, phở và piano là đáng trân trọng. Có thể doanh thu chưa cao, nhưng ê-kíp đã được tiếng tăm, được sự ghi nhận của khán giả là lãi rồi”.
"Đào, Phở Và Piano là một hiện tượng viral nhưng còn quá sớm để nói về thành công của phim"
Nhà phê bình Nguyễn Phong Việt hy vọng Đào, Phở Và Piano sẽ được chiếu rộng rãi trên cả nước, đến với nhiều khán giả hơn thì sự thành công mới thực sự rõ nét.
Bộ phim Đào, Phở Và Piano đang trở thành tâm điểm chú ý của những người quan tâm tới lĩnh vực phim ảnh khi trở thành chủ đề viral khắp MXH. Trong những ngày qua, các suất chiếu của phim tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia liên tục cháy vé. Mới đây, hai nhà phát hành Beta Media và Cinestar cũng đã đồng ý nhận chiếu tác phẩm tại các cụm rạp của mình.
Đào, Phở Và Piano đang là bộ phim thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng.
Đánh giá về độ hot của Đào, Phở Và Piano này, nhà phê bình Nguyễn Phong Việt chia sẻ với chúng tôi: "Theo góc nhìn cá nhân, đây là một hiện tượng viral được cộng hưởng bởi sức mạnh của social vào thời điểm hiện tại. Cộng thêm việc được phát hành ở một cụm rạp nhỏ, số suất chiếu ít..., vô hình trung tạo ra một 'nhu cầu rất đặc biệt' với khán giả".
Nhà phê bình Nguyễn Phong Việt.
Cũng theo ý kiến của nhà phê bình Nguyễn Phong Việt, việc mùa phim Tết năm nay không có quá nhiều tác phẩm nổi bật cũng góp phần tạo hiệu ứng cho sự nở rộ của Đào, Phở và Piano. "Khi chỉ có duy nhất Mai dẫn dắt thị trường, tự nhiên một phim về đề tài chiến tranh cùng với những hoài niệm về một Hà Nội xưa, trở thành tâm điểm chú ý của một bộ phận khán giả trong những ngày gần đây cũng là lẽ tự nhiên. Nhất là trong thời kỳ mạng xã hội có thể tạo ra một xu hướng tiêu dùng rất nhanh chóng và dễ dàng dành cho số đông. Kiểu như giữa một bữa tiệc ngày Tết với rất nhiều món quen thuộc, bỗng nhiên có một món ăn lạ về khẩu vị, cũng dễ giúp cho thực khách chú ý hơn".
Nhà phê bình cho rằng mức độ thành công của phim chỉ có thể được đánh giá một cách rõ ràng hơn sau khi phim công chiếu rộng rãi. "Còn quá sớm để chúng ta nói về sự thành công của Đào, Phở Và Piano. Vì dù như thế nào đi chăng nữa, chúng ta phải có số liệu về vé bán ra cùng với doanh thu của phim. Tôi hy vọng bộ phim sẽ được chiếu rộng rãi trên cả nước đến với nhiều khán giả hơn thì sự thành công mới thực sự rõ nét. Vì đến cuối cùng một bộ phim thành công là một bộ phim có thể chạm đến nhiều người", anh nói thêm.
Tuy nhiên, Nguyễn Phong Việc nhận định việc tác phẩm thu hút sự chú từ đông đảo công chúng là một dấu hiệu tích cực với dòng phim lịch sử và các tác phẩm điện ảnh vốn nhà nước. "Dù nhìn ở góc độ nào, tôi cũng ủng hộ các khán giả trẻ ra rạp xem phim nhiều hơn, bao gồm cả phim Việt Nam lẫn phim về lịch sử dân tộc, đó chính là cách để thúc đẩy thị trường điện ảnh phát triển nói riêng và ngành công nghiệp giải trí ở Việt Nam nói chung. Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật có tác động rất mạnh đến cảm xúc và nhận thức của mỗi cá nhân. Và nếu đó là một bộ phim hay kèm theo nhiều thông điệp sống ý nghĩa, rõ ràng sẽ tốt hơn rất nhiều so với những bài giảng thuần túy dạy về lịch sử hay văn hóa dân tộc".
Hiệu ứng truyền miệng của Đào, Phở Và Piano khiến nhà phê bình nhớ lại trường hợp của Đất Rừng Phương Nam năm ngoái. "Chúng ta có thể thấy nhu cầu xem phim lịch sử của người Việt là rất lớn, chỉ là chúng ta có đủ sức mang đến cho khán giả những bộ phim điện ảnh hay về đề tài này hay không. Phải thừa nhận, cách chúng ta bàn luận về Đất Rừng Phương Nam hay Đào, Phở Và Piano đều là tín hiệu mừng cho dòng phim lịch sử cũng như cho chính khán giả trẻ hôm nay".
Theo Nguyễn Phong Việt, hiện trạng "khát vé" của Đào, Phở Và Piano cũng cho thấy nên có sự thay đổi về việc sản xuất phim nhà nước cũng như cấp thêm nguồn kinh phí cho khâu truyền thông, quảng cáo sản phẩm. "Không nên làm theo cách hiện nay là chỉ cấp kinh phí sản xuất phim còn lại việc phát hành, PR và marketing thì '0 đồng', rồi trông chờ vào những dịp viral may mắn như là Đào, Phở Và Piano đang có", anh nêu ý kiến.
Khi được hỏi về việc các hệ thống rạp còn lại có nên nhập cuộc để giúp lan toả bộ phim đến với nhiều khán giả hơn không, nhà phê bình thẳng thắn bày tỏ quan điểm: "Theo hiểu biết của tôi là phim nhà nước khi phát hành tại các cụm rạp tư nhân thì phía cụm rạp lại không được thu phí phát hành theo quy luật thị trường, mà phải nộp 100% doanh thu về cho nhà nước. Đây là một trở ngại rất lớn, khiến cho các cụm rạp tư nhân không mặn mà với việc phát hành các tác phẩm này. Do đó, chúng ta cần có một quy định rõ ràng hơn về tỷ lệ ăn chia khi phát hành phim nhà nước, tôi tin trong chừng mực nào đó các cụm rạp sẽ ủng hộ phát hành".
Hai diễn viên chính của 'Đào, phở và piano' bất ngờ xuất hiện tại rạp chiếu phim Trong cơn sốt phim 'Đào, phở và piano', hai diễn viên chính của phim bất ngờ xuất hiện tại Trung tâm chiếu phim quốc gia (Hà Nội) để gửi lời cảm ơn khán giả. Doãn Quốc Đam và Cao Thị Thùy Linh với phục trang trong phim có mặt tại Trung tâm chiếu phim quốc gia. Chụp màn hình Chiều 21.2 tại Trung...