Đảo nhân tạo, “vũ khí mới” của Trung Quốc trên biển Đông

Theo dõi VGT trên

Họ đang tạo ra những hòn đảo nhân tạo chưa từng tồn tại từ trước đến nay, giống như những hòn đảo nhân tạo ở Dubai.

Theo hãng tin tài chính Bloomberg, cát, xi măng, gỗ và thép là những công cụ mới nhất trong “kho vũ khí” phục vụ cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.

Hãng tin này dẫn nguồn tin là các ngư dân và giới chức Philippines cho biết, tàu Trung Quốc đang thường xuyên chở vật liệu qua vùng nước gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam để phục vụ cho việc xây dựng. Điều này có thể dẫn tới sự ra đời của những hòn đảo hoàn toàn mới.

“Họ đang tạo ra những hòn đảo nhân tạo chưa từng tồn tại từ trước đến nay, giống như những hòn đảo nhân tạo ở Dubai”, ông Eugenio Bito-ono, 58 tuổ.i, người đứng đầu khu dân cư trên một hòn đảo của Philippines nói.

“Việc xây dựng này có quy mô rất lớn và diễn ra liên tục. Điều này có thể dẫn tới việc Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát toàn bộ biển Đông“, ông Bito-ono nói với phóng viên Bloomberg.

Đảo nhân tạo, vũ khí mới của Trung Quốc trên biển Đông - Hình 1

Trung Quốc đang cấp tập đổ đất lấn biển, biến các đảo đá mà Bắc Kinh chiếm của Việt Nam năm 1988 thành các căn cứ quân sự nổi ở Trường Sa – Ảnh Bộ Ngoại giao Philippines.

Trung Quốc cố chấp và cố tình trì hoãn trong vấn đề Biển Đông

Theo hãng tin này, đảo nhân tạo có thể phục vụ cho các tuyền bố chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời tạo ra căn cứ quân sự để nước này kiểm soát vùng biển nơi có những tuyến hàng hải bận rộn nhất thế giới.

Video đang HOT

“Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là chiếm quyền kiểm soát thực tế, cho dù không phải là chính thức và hợp pháp, đối với các vùng nước lân cận, phía Tây của Thái Bình Dương”, ông Richard Javad Heydarian, giảng viên đại học Ateneo de Manila của Philippines, nhận xét.

“Vấn đề duy nhất lúc này là liệu Trung Quốc có làm được điều đó không, và làm như thế nào để đạt được, trong khi các nước tuyên bố chủ quyền khác đang có sự phản kháng rất mạnh mẽ”.

Quần đảo Trường Sa của Việt Nam bao gồm hơn 100 hòn đảo và bãi đá, nằm ở phía Nam của biển Đông. Trung Quốc tự nhận quần đảo này thuộc chủ quyền của mình. Phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cao giọng hôm 6/6: “Bất kỳ việc gì mà Trung Quốc làm trên quần đảo Trường Sa đều nằm trong quyền chủ quyền của Trung Quốc”.

Trung Quốc bắt đầu việc cải tạo bãi đá Gạc Ma (do nước này chiếm của Việt Nam năm 1988) thuộc quần đảo Trường Sa từ tháng 2 năm nay. Hôm 15/5, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines, ông Voltaire Gazmin, tuyên bố, “chúng tôi gần như chắc chắn đó sẽ là một căn cứ” của Trung Quốc. Cũng trong tháng 5, Bộ Quốc phòng Philippines cho biết đã phát hiện một con tàu lớn của Trung Quốc chở cát ở gần khu vực này.

Nghị sĩ Mỹ bóc trần chiến lược “gặm nhấm” Biển Đông của TQ

Mới đây, Philippines còn phát hiện thấy hoạt động của Trung Quốc ở bãi Ga Ven và bãi Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. “Chúng tôi một lần nữa cảm thấy lo ngại. Dường như đang có những diễn biến, trong đó có sự di chuyển của tàu bè”, Tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino nói hôm 5/6.

Việc kiểm soát những hòn đảo có đường băng có thể giúp ích cho Trung Quốc nếu nước này tìm cách thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở khu vực phía Nam như đã từng làm trên biển Hoa Đông. Tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc từng công bố ADIZ trên khu vực tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Ông Pasi Abdulpata, một nhà thầu đán.h cá hoạt động gần bãi Gạc Ma, nói tàu Trung Quốc đã chở xi măng, gỗ và thép tới khu vực này hồi giữa tháng 5. “Chúng tôi nhìn thấy ba con tàu cỡ lớn bằng tàu tuần duyên. Những việc mà họ đang làm là sai trái, làm biến dạng cả đại dương”, ông Abdulpata nói.

Việc Trung Quốc tiến hành xây dựng trên bãi Gạc Ma, nếu có, là vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) mà Bắc Kinh ký kết với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hồi năm 2002. Cho dù, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc một mực tuyên bố, nước này vẫn đang tuân thủ DOC.

Theo Vneconomy

Trung Quốc vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế

Tại cuộc Hội thảo quốc tế "Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam", khai mạc sáng nay (26-5) tại TP Hồ Chí Minh, hàng chục chuyên gia hàng đầu về luật quốc tế trong và ngoài nước đã thảo luận về hành động sai trái của Trung Quốc và đưa ra nhiều lời khuyên đối với Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình

Trung Quốc vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế - Hình 1

Ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

Biển Đông chưa bình yên

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, GS.TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh nêu rõ, Biển Đông là tuyến hàng hải quốc tế huyết mạch, có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng không chỉ đối với Việt Nam, Trung Quốc, các quốc gia trong khu vực mà còn với tất cả các quốc gia trên thế giới. Do vậy, duy trì môi trường ổn định, hợp tác và phát triển ở Biển Đông là bổn phận và trách nhiệm của các quốc gia và là yếu tố quan trọng để bảo đảm hoà bình, an ninh, tự do hàng hải, hàng không và thương mại quốc tế. "Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm và yêu sách về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia trong khu vực còn nhiều khác biệt nên Biển Đông vẫn chưa được bình yên", GS.TS Mai Hồng Quỳ nhấn mạnh.

Các học giả đã chỉ rõ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển của Việt Nam là hoàn toàn sai trái, làm Biển Đông "dậy sóng". Luật gia Veeramalla Anjaiah, Phó Tổng biên tập tờ Jakarta Post, Indonesia khẳng định, việc triển khai một giàn khoan dầu khổng lồ trong vùng biển của Việt Nam là một sự vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế và trái với Tuyên bố về cách ứng xử của các các bên ở Biển Đông (DOC). Chỉ rõ hơn sự vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc, TS. Nguyễn Toàn Thắng đến từ Đại học Luật Hà Nội nhấn mạnh, Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực là vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật quốc tế. Sự hiện diện hiện nay của Trung Quốc ở Hoàng Sa không làm phát sinh danh nghĩa chủ quyền đối với Trung Quốc. Do vậy, việc Trung Quốc cho rằng, họ hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của đảo Tri Tôn là hoàn toàn trái Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) vì đảo Tri Tôn không có quy chế của đảo theo Điều 121 của Công ước để được hưởng các vùng biển theo quy định của UNCLOS 1982 mà chỉ có một vùng biển tối đa là 12 hải lý. Mặt khác, đảo Tri Tôn thuộc chủ quyền của Việt Nam. "Là thành viên của UNCLOS 1982, Trung Quốc có nghĩa vụ tận tâm, thiện chí thực hiện các quy định của Công ước", TS Nguyễn Toàn Thắng phát biểu. Trong khi đó, GS Baladas Ghoshal, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nam Á và Đông Nam Á, Đại học Jawaharlal Nehru, Ấn Độ nhận định, việc Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam có thể là một biểu hiện của sự thận trọng, là một động thái có toan tính để ngăn chặn Mỹ và các cường quốc khác hợp sức lại.

Trung Quốc vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế - Hình 2

GS.TS Mai Hồng Quỳ phát biểu đề dẫn

ASEAN phát huy "quyền lực mềm"

Tại cuộc hội thảo, nhiều chuyên gia cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ASEAN trong việc giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông. Theo GS Baladas Ghoshal, ASEAN đang ngày một đoàn kết hơn trong việc đối phó với Trung Quốc. Tiếng nói của ASEAN đã góp phần kiềm chế tham vọng của Trung Quốc, tuyệt nhiên không thể sử dụng và đe doạ sử dụng vũ lực. Trong khi đó, Luật gia Veeramalla Anjaiah cho rằng, ASEAN cần nhanh chóng đoàn kết, thống nhất, đồng thuận để sớm cùng Trung Quốc ký COC. Đồng thời, ASEAN cần vận động sự ủng hộ ủa các quốc gia ngoài Hiệp hội như Mỹ, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a trong tiến trình giải quyết hoà bình các tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc.

TS Nguyễn Hùng Sơn, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam và GS Andrea Margelleti, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế, Italia cùng đưa ra nhận định rằng, với vai trò là tổ chức quốc tế liên chính phủ của khu vực, ASEAN phải là trung tâm điều phối và hoà giải các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên cũng như tranh chấp giữa các quốc gia thành viên với các quốc gia ngoài ASEAN trong đó có Trung Quốc. Do vậy, ASEAN cần phát huy "quyền lực mềm" và khẩn trương cùng với Trung Quốc tiến tới ký kết COC- công cụ pháp lý khu vực quan trọng nhất để giải quyết hoà bình các tranh chấp liên quan. Để làm được điều này, ASEAN cần học tập kinh nghiệm của EU trong giải quyết tranh chấp để vận dụng vào việc xây dựng COC cũng như tiến hành thúc đẩy giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế.

Trung Quốc vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế - Hình 3

Các đại biểu trao đổi tại Hội thảo

Cần tính tới sức mạnh tổng hợp của dư luận quốc tế

Việt Nam cần làm gì để bảo vệ chủ quyền một cách hòa bình là vấn đề được thảo luận sôi nổi tại Hội thảo. TS Trần Phú Vinh, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh đã giới thiệu tổng thể các biện pháp giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiến chương Liên Hợp quốc, theo đó Điều 33 của Hiến chương đã qui định các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình gồm các pháp chính trị ngoại giao và biện pháp pháp lý gồm: Đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, Toà án và trước tổ chức quốc tế bằng các hiệp định khu vực. TS Trần Phú Vinh cho rằng: "Các bên nên sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết hoà bình tranh chấp nếu các biện pháp ngoại giao đã áp dụng nhưng không đạt hiệu quả". Liên hệ với vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981, Việt Nam đã sử dụng các biện pháp ngoại giao nhưng Trung Quốc vẫn không đàm phán thiện chí với Việt Nam. Do vậy, theo TS Trần Phú Vinh, Việt Nam có thể yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hoặc yêu cầu Toà án Công lý quốc tế (ICJ) ra kết luận với câu hỏi, Trung Quốc đặt giàn khoan, sử dụng và đe doạ sử dụng vũ lực trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có phù hợp luật quốc tế hay không? "Đây là một biện pháp nên được sử dụng", TS Trần Phú Vinh nhấn mạnh.

Trong khi đó, GS Hikmahanto Juwana đến từ khoa Luật, Đại học Indonesia cho rằng, Việt Nam cần đán.h giá đầy đủ các chứng cứ pháp lý của Việt Nam và của Trung Quốc để thấy được điểm mạnh điểm yếu về chứng cứ của hai bên. Ngoài ra, Việt Nam cần tính tới sức mạnh tổng hợp của dư luận quốc tế trong việc ủng hộ các tuyên bố của Việt Nam. "Trước hết, Việt Nam nên sử dụng các biện pháp chính trị-ngoại giao sau đó mới tính tới việc đưa ra Toà án Công lý quốc tế", GS Hikmahanto Juwana phát biểu.

Tại cuộc Hội thảo, GS.TS Makane Moise Mbengue đến từ khoa Luật Đại học Giơ-ne-vơ, Thuỵ Sĩ cũng đã trình bày về những thuận lợi và khó khăn trong việc đưa các vụ tranh chấp giữa các quốc gia ra trước Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng Liên hợp quốc và Toà án Công lý quốc tế để Việt Nam có thể tham khảo.

Theo Quân Đội Nhân Dân

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Yêu cầu xử lý nghiêm vụ cô giáo xin phụ huynh tiề.n mua laptop
07:51:52 29/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'
10:21:38 30/09/2024

Tin đang nóng

Hiệu trưởng đã ra quyết định với giáo viên "xin hỗ trợ cái laptop"
23:13:58 30/09/2024
Tại sao phát ngôn bỏ học của Negav trở thành chuỗi khủng hoảng lan rộng?
22:13:22 30/09/2024
"Đụng độ" cùng 1 show diễn: Jung Kook được khen hết lời, Lisa bị gọi là "nữ hoàng hát nhép"
22:10:00 30/09/2024
Trương Minh Cường ôm chặt Trác Thúy Miêu mừng dịp đặc biệt
23:27:53 30/09/2024
Hoa hậu Mai Phương Thuý mặc sexy chơi thể thao, Quỳnh Nga cũng không kém cạnh
23:10:22 30/09/2024
Vợ kém 12 tuổ.i của Anh Đức: Không quan tâm tin đồn tiêu cực về chồng
23:17:42 30/09/2024
Con trai David Beckham hẹn hò ca sĩ hơn 10 tuổ.i
23:12:50 30/09/2024
Hoàng Thuỳ Linh trở lại sau thông tin đã sinh con
22:00:56 30/09/2024

Tin mới nhất

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp

18:17:38 30/09/2024
Trong lúc hai vợ chồng đang chèo thuyền đến giữa sông, ông N có biểu hiện co giật nên bất ngờ bị ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi mất tích.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Người Việt tại Anh chia sẻ mất mát với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

10:01:53 30/09/2024
Các hội đoàn khác cũng nhanh chóng trao tặng số tiề.n quyên góp với mong muốn hỗ trợ kịp thời tới những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão Yagi.

Hà Nội: Cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất trong đêm, xuất hiện nhiều tiếng nổ

08:00:16 30/09/2024
Lực lượng chức năng huyện Hoài Đức (Hà Nội), đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà xưởng sản xuất tại xã Di Trạch vào đêm nay.

Những đêm thức trắng sợ vỡ đê của người dân trên cồn giữa sông Mekong

07:52:39 30/09/2024
Hơn 10 ngày kể từ đợt vỡ đê mới nhất, ông Nguyễn Văn Hiếu (57 tuổ.i, ngụ cồn Phú Đa, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã hết bàng hoàng, nhưng vẫn chưa khắc phục xong hậu quả.

6h sáng nay cầu phao Phong Châu bắt đầu hoạt động

07:17:40 30/09/2024
Theo phương án tổ chức giao thông của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, người, xe thô sơ, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), ô tô con và xe bán tải được phép lưu thông qua cầu phao Phong Châu.

Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích

07:04:15 30/09/2024
Do mưa lớn, nguy cơ sạt lở đất có thể tiếp diễn nên hoạt động tìm kiếm cứu nạn trong vụ sạt lở đất trên quốc lộ 2 (đoạn qua huyện Bắc Quang, Hà Giang) phải tạm dừng.

Có thể bạn quan tâm

Quá khứ ồn ào của tiểu thư từng góp mặt tại bữa tiệc trắng của Diddy

Sao âu mỹ

07:49:36 01/10/2024
Tiểu thư danh giá của tập đoàn Hilton - Paris Hilton nhận được chú ý của dư luận khi những bức ảnh của cô tại bữa tiệc trắng do ông trùm Diddy tổ chức nhiều năm trước bất ngờ được đào lại .

Khởi tố nguyên Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương cùng 4 thuộc cấp

Pháp luật

07:46:20 01/10/2024
Cơ quan An ninh điều tra đã phối hợp với Viện kiểm sá.t nhâ.n dân tỉnh và các đơn vị nghiệp vụ thuộc lực lượng An ninh Công an tỉnh Thanh Hóa thi hành các Quyết định, Lệnh trên theo quy định pháp luật.

Hồ Ngọc Hà: "Tôi và Đức Trí khắc khẩu ở phòng thu, ra sân khấu ngọt ngào"

Nhạc việt

07:34:03 01/10/2024
Trước thềm live concert Có đôi lần , Hồ Ngọc Hà chia sẻ cảm xúc tại buổi tập luyện để chuẩn bị cho màn song ca với nhạc sĩ Đức Trí.

Sao Hàn 1/10: Lisa bị gọi là 'nữ hoàng hát nhép', V BTS đẹp trai nhất thế giới

Sao châu á

07:29:16 01/10/2024
V BTS đã giành được danh hiệu danh giá Người đàn ông đẹp trai nhất thế giới năm 2024 . Lisa bị chỉ trích vì hát nhép ca khúc về bạn trai tỷ phú

Sao Việt 1/10: Trấn Thành tình tứ hôn bà xã, Hoa hậu Ý Nhi đẹp rạng ngời

Sao việt

07:25:53 01/10/2024
Trấn Thành không ngại khoe khoảnh khắc tình tứ bên Hari Won, Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi đẹp rạng rỡ trong ánh nắng chiều.

Hoa sữa về trong gió - Tập 23: Linh bị sếp đì khắp nơi để bênh tình nhân

Phim việt

07:09:51 01/10/2024
Ở công ty, Hoàn bị trưởng phòng cảnh cáo vì có hành vi mờ ám. Các đồng nghiệp đều biết chuyện cô ta cặp kè với giám đốc chi nhánh.

Sai lầm của người mẹ đậ.p nát điện thoại khi phát hiện con xem nội dung xấu

Netizen

07:06:56 01/10/2024
Công nghệ phát triển, mạng xã hội có sức lan tỏa rộng rãi, tr.ẻ e.m rất dễ tiếp cận những hình ảnh, video có nội dung không phù hợp với lứa tuổ.i.

Thanh Bùi: "Con tôi là người Việt Nam thì phải ở Việt Nam"

Tv show

06:40:04 01/10/2024
Mới đây, tại chương trình The Khang Show, nhạc sĩ Thanh Bùi đã lên tiếng khi được hỏi vì sao từ khi có chuyện chấn động gia đình, tới giờ anh mới xuất hiện và chia sẻ trước công chúng.

Khi nấu thịt bò với khoai tây, hãy ghi nhớ 4 điểm mấu chốt thì thịt bò sẽ giòn, ngon và có màu đỏ đẹp

Ẩm thực

06:08:59 01/10/2024
Chỉ cần ghi nhớ 4 điểm mấu chốt này bạn sẽ có món ăn thơm ngon về hương vị, đẹp mắt về màu sắc cho bữa cơm gia đình.

Phim hoạt hình 'Robot hoang dã' thống trị phòng vé Bắc Mỹ

Hậu trường phim

06:08:24 01/10/2024
Phim hoạt hình Robot hoang dã (The Wild Robot) vươn lên dẫn đầu phòng vé Bắc Mỹ tuần qua với doanh thu ấn tượng, còn bom tấn Megalopolis có mở màn không mấy êm xuôi.

Ngắm vẻ ngoài hoàn mỹ tới từng centimet của hot girl Đắk Lắk đóng phim Đi Giữa Trời Rực Rỡ

Người đẹp

06:05:56 01/10/2024
Không chỉ tài năng, Đỗ Yên Đan còn được đán.h giá cao về nhan sắc. Đỗ Yên Đan là người mẫu, diễn viên múa và là beauty influencer trên Tiktok rất có tiếng ở Việt Nam.