Đảo Ngọc bước vào thời kỳ tăng trưởng mới
Tiếp nối giai đoạn tăng trưởng thần kỳ của du lịch, dịch vụ, thương mại; đời sống xã hội tại Phú Quốc đang sẵn sàng cho một chu kỳ phát triển mang tính đột phá nhằm nâng cao toàn diện “sức bật” của đảo Ngọc. Tâm điểm là sự xuất hiện của khu đô thị có quy hoạch đồng bộ, khoa học tại Nam đảo.
“Cú hích” của chính sách mở cửa thu hút đầu tư
“Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể với mục tiêu cao nhất là hỗ trợ tốt hơn, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ông Phạm Vũ Hồng cam kết trước 500 quan khách đến dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại Kiên Giang sáng 29/7.
Cùng với việc nới lỏng chính sách thu hút đầu tư, Phú Quốc còn đưa vào khai thác nhiều công trình hạ tầng trọng điểm có ý nghĩa đòn bẩy cho phát triển kinh tế, du lịch như Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, Cảng biển hàng hóa quốc tế An Thới, Cảng biển hành khách Dương Đông, đường điện cáp ngầm Hà Tiên – Phú Quốc, đường quanh đảo, đường trục chính Nam – Bắc…
Phú Quốc với quyết tâm trở thành trung tâm du lịch quốc tế
Video đang HOT
Sự đầu tư đồng bộ từ “thượng tầng” như các chính sách vĩ mô, cho tới hạ tầng… đã mang lại những kết quả bất ngờ trong kinh tế xã hội Phú Quốc. Kinh tế tăng trưởng bình quân 27,52%/năm; thu ngân sách đạt trên 1.000 tỷ đồng mỗi năm; GDP bình quân đầu người tăng gần 4 lần so với năm 2010. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, Phú Quốc đã đón hơn 2.2 triệu lượt khách, tăng 36% so với cùng kỳ; khách quốc tế hơn 392.000 lượt người, đạt 67,6% kế hoạch, tăng 35,5%.
Đặc biệt với tờ trình về việc xin chủ trương của Chính phủ thành lập TP Phú Quốc trực thuộc Kiên Giang, “thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam” đang trở thành điểm đến của những người muốn lập nghiệp, làm giàu lâu dài.
Khu đô thị kiểu mẫu – Đích đến của đảo Ngọc
Tuy nhiên, bức tranh sinh hoạt đô thị của Phú Quốc hiện nay mới sôi động tại khu vực thị trấn Dương Đông là chính. Các khu phố sầm uất nhất lại chỉ tập trung trong bán kính quanh khu chợ đêm. Các dịch vụ thương mại, y tế, vui chơi giải trí, giáo dục đang dừng ở mức “thị trấn” chứ chưa đáp ứng nhu cầu cao cấp của người dân và khách du lịch.
Giải đáp cho bài toán phát triển này, tại phía Nam đảo Ngọc sẽ xuất hiện một khu đô thị có quy hoạch bài bản, được kiến tạo bởi Tập đoàn Sun Group. Khu đô thị sở hữu diện tích 35ha, nằm tại thị trấn An Thới, với vị trí huyết mạch tại “cửa ngõ” dẫn vào khu Tây Nam đảo. Nơi đây, cư dân sẽ được thụ hưởng tiêu chuẩn sống mới với những công viên chủ đề rộng lớn, lối kiến trúc nhà phố với những cửa sổ mái vòm duyên dáng mang nét đặc trưng của miền biển Địa Trung Hải đầy hoa và nắng. Những con phố thương mại đa sắc màu sầm uất bên quảng trường trung tâm nhộn nhịp; không gian vui chơi, thư giãn cho cộng đồng, và khu vực được quy hoạch để phát triển trường học, y tế trong tương lai… đều được chủ đầu tư Sun Group tính toán kỹ để mang tới cho cư dân tương lai một cuộc sống an nhiên và đầy đủ. Người dân, giới doanh nhân, chuyên gia, người nước ngoài đến làm việc và sinh sống tại Phú Quốc sẽ được sống trong một khu đô thị văn minh.
Không gian tiện nghi, xanh mát trong khu đô thị
Với tính toán trong quy hoạch mang tính dài hơi từ những công trình đầu tiên tại Nam đảo, khu đô thị được kiến tạo ngay giao lộ của trung tâm Nam Phú Quốc, nhằm mang tới cho cư dân cơ hội kinh doanh dịch vụ từ dòng khách du lịch lớn của những tổ hợp nghỉ dưỡng đẳng cấp tại Nam đảo. Khách du lịch tới vui chơi, nghỉ dưỡng tại JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, Premier Village Phu Quoc Resort; hay cáp treo Hòn Thơm đều sẽ ghé qua khu đô thị hiện đại đầu tiên trên đảo Ngọc để tham quan, mua sắm và cả lưu trú để trải nghiệm cuộc sống địa phương trong những căn nhà phố được chủ nhân tùy biến thành dịch vụ homestay độc đáo.
Nói vậy để thấy, trong chu kỳ phát triển của đảo Ngọc, sự ra đời của một khu đô thị hiện đại chính là đích đến cuối cùng cho cuộc sống văn minh của người dân Phú Quốc, là mảnh ghép quan trọng hoàn thiện chuỗi trải nghiệm nghỉ dưỡng của du khách, là lựa chọn tối ưu cho những nhà đầu tư chiến lược.
Ánh Dương
Theo Trí thức trẻ
71% vốn FDI vào Việt Nam 7 tháng dồn vào công nghiệp chế biến chế tạo
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, trong 7 tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký rót vốn 20,22 tỷ USD vào Việt Nam, giảm 13,45% so với cùng kỳ.
Trong đó, cả nước có 2.064 dự án đăng ký cấp mới với tổng vốn gần 8,27 tỷ USD và 791 lượt dự án đăng ký tăng thêm vốn với 3,42 tỷ USD. Lượng góp vốn, mua cổ phần tại 4.387 dự án đạt trị giá hơn 8,52 tỷ USD.
Trong khi lượng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đều giảm so với cùng kỳ, lượng góp vốn, mua cổ phần gấp 2,5 lần 7 tháng của năm 2018. Vốn FDI giải ngân trong 7 tháng đầu năm đạt 10,55 tỷ đồng, tăng 6,63% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn FDI rót nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với tổng cộng 14,46 tỷ USD từ đầu năm đến nay. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 1,47 tỷ USD và thứ ba là bán buôn bán lẻ và sửa chữa ôtô, xe máy đạt 1,09 tỷ USD.
7 tháng đầu năm 2019 ghi nhận sự tăng mạnh của dòng vốn FDI thông qua hoạt động góp vốn, mua bán sáp nhập. Lũy kế 7 tháng đầu năm, vốn góp mua cổ phần tăng 78% so với cùng kỳ, tuy nhiên giảm so với mức tăng hơn 300% vào tháng 02/2019.
Đáng chú ý, sau khi đạt đỉnh trong tháng 2/2019, tốc độ tăng của vốn FDI đăng ký có xu hướng chậm dần lại và chuyển sang tăng trưởng âm trong 2 tháng gần đây. Sự sụt giảm này một phần là do tháng 6 năm ngoái có các dự án đầu tư mới với vốn đăng ký rất lớn như dự án thành phố thông minh tại Hà Nội trị giá 4,4 tỷ USD và dự án sản xuất Poplypropylene tại Vũng Tàu trị giá 1,2 tỷ USD.
PV
Theo infonet.vn
Doanh thu của Apple tăng trưởng trở lại Quý III năm tài khóa 2019 của Apple có kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng của các nhà phân tích và doanh thu tăng trở lại sau 2 quý sụt giảm liên tiếp. TTXVN/Báo Tin tức