Đảo nghỉ dưỡng Boracay của Philippines đón du khách trở lại
Trong nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế đất nước đang bị tác động xấu do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, chính quyền Philippines đã mở cửa trở lại đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng Boracay tại miền Trung nước này từ ngày 1/10.
Đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng Boracay. Ảnh: news.com.au
Theo đó, chính phủ cho phép cả du khách trong và ngoài nước đến đảo, nhưng với điều kiện họ phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Theo giới chức địa phương, đảo Boracay đã đón 35 du khách trong ngày đầu tiên mở cửa trở lại và chỉ 13 khách một ngày sau đó. Trong thời gian này, chưa có nhiều khách du lịch sẵn sàng đến với Boracay.
Quyết định mở lại đảo Boracay được đưa ra sau khi hòn đảo này không ghi nhận ca mắc mới kể từ tháng 6 năm nay. Giữa tháng 6, nhà chức trách đã cho phép những người ở vùng Tây Visayas đến đảo sau 3 tháng áp đặt biện pháp hạn chế đi lại do đại dịch.
Video đang HOT
* Tại Nigeria, Bộ trưởng Giáo dục Adamu Adamu ngày 2/10 thông báo tất cả các trường học tại nước này dự kiến mở cửa trở lại vào ngày 12/10 tới sau khi số ca mắc mới trong ngày tại đây giảm.
Theo ông Adamu, số ca mắc mới trong ngày tại Nigeria đã giảm xuống 200 ca so với giai đoạn đỉnh điểm trung bình lên tới 700 ca trong tháng 7 và 8. Do đó, tất cả các trường tại Nigeria có thể mở cửa trở lại. Chính phủ chỉ thị các trường công và tư triển khai các bước cần thiết để mở lại trường, đồng thời khuyến cáo các trường tuân thủ những biện pháp vệ sinh và đảm bảo sức khỏe.
Tháng 3 năm nay, quốc gia đông dân nhất châu Phi đã đóng cửa trường học nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Tháng 9 vừa qua, nhà chức trách đã cho phép mở lại một số lớp học cho các sinh viên năm cuối, trong khi thực hiện nới lỏng các biện pháp phòng dịch.
Philippines ngừng rút thỏa thuận quân sự với Mỹ
Philippines hoãn quyết định hủy Thỏa thuận Các lực lượng Thăm viếng với Mỹ chỉ hai tháng trước khi có hiệu lực do "các diễn biến trong khu vực".
"Tôi gửi thông báo ngoại giao này đến đại sứ Mỹ. Washington đã nhận được thông tin và khá hài lòng", Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. viết trên mạng xã hội Twitter hôm 2/6, kèm theo ảnh chụp văn bản đình chỉ quyết định hủy Thỏa thuận Các lực lượng Thăm viếng (VFA).
Ngoại trưởng Locsin cho biết lệnh đình chỉ sẽ có hiệu lực trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/6 và sẽ được chính phủ Philippines gia hạn thêm 6 tháng trước khi hết hạn. Quyết định được đưa ra "sau khi cân nhắc tình hình chính trị và các diễn biến trong khu vực", thông báo có đoạn viết.
Lính Philippines và Mỹ (phải) tham gia diễn tập ở Philippines hồi tháng 5/2017. Ảnh: US Army.
VFA có hiệu lực từ năm 1999, cung cấp cơ sở pháp lý cho sự hiện diện của hàng nghìn lính Mỹ luân chuyển tại Philippines, nhằm phục vụ các cuộc tập trận và hoạt động hỗ trợ nhân đạo.
Điều khoản chủ đạo của VFA cho phép Washington duy trì quyền xét xử với binh sĩ Mỹ phạm pháp tại Philippines, trừ một số trường hợp đặc biệt. Nó cũng giúp lính Mỹ không phải chấp hành những yêu cầu về hộ chiếu và thị thực tại Philippines.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hồi tháng 2 thông báo hủy VFA để đáp trả vụ Mỹ hủy visa, từ chối cho thượng nghị sĩ Philippines Ronaldo dela Rosa nhập cảnh. Đại sứ quán Mỹ tại Philippines không giải thích lý do, nhưng dường như quyết định bắt nguồn từ những cáo buộc giết người không qua xét xử trong hơn hai năm Rosa giữ chức tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Philippines.
Quyết định được đưa ra bất chấp sự can ngăn của nhiều quan chức chính quyền Philippines. Ngoại trưởng Locsin từng cảnh báo biện pháp này có thể chấm dứt khoản viện trợ an ninh trị giá 550 triệu USD cùng hoạt động hỗ trợ huấn luyện và tình báo của Mỹ, cũng như làm lạnh nhạt quan hệ kinh tế song phương.
Washington là đồng minh quốc phòng lớn nhất của Manila và hàng triệu người dân nước này có người thân là công dân Mỹ. Tuy nhiên, Duterte không che giấu sự khó chịu với Washington và có xu hướng thân thiết với Bắc Kinh.
Dân Philippines sợ tái hiện đội quân 'Rolex 12' phiên bản mới Việc chính quyền Philippines điều động lượng lớn binh sĩ trong cuộc chiến chống Covid-19, đồng thời đe dọa ban bố thiết quân luật, làm sống lại ký ức về thời kỳ độc tài quân sự. Chẳng nhiều người Philippines còn sống có ký ức về Cúm Tây Ban Nha đầu thế kỷ 20, đại dịch có quy mô toàn cầu tương tự...