Đạo luật quốc phòng nhiều tham vọng của Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 20-12 (giờ địa phương) đã chính thức ký Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2020 với nhiều tham vọng.
Trong đó đáng chú ý là sự ra đời của Lực lượng Không gian ( Space Force), các biện pháp chống lại các đối thủ cạnh tranh như Nga, Trung Quốc.
Tổng thống Trump ký NDAA tối 20-12. Ảnh: AP
Tổng thống Trump ký đạo luật trên tại căn cứ không quân Andrews thuộc bang Maryland. Đạo luật này trước đó đã nhận được sự thống nhất rất cao của lưỡng viện quốc hội Mỹ. Với tổng mức chi tiêu lên đến 738 tỉ USD – tăng 2,8% so với năm 2019, đạo luật quốc phòng này được Tổng thống Trump mô tả là khoản đầu tư lớn nhất từ trước tới nay cho quân đội Mỹ. Số tiền trên bao gồm 635 tỉ USD cho chi tiêu cơ bản của Lầu Năm Góc, 23,1 tỉ USD cho các chương trình vũ khí hạt nhân do Bộ Năng lượng phụ trách và 71,5 tỉ USD cho các chiến dịch quân sự…
Thời khắc lịch sử của quân đội Mỹ
Video đang HOT
Trong NDAA có điều khoản khai sinh Lực lượng Không gian Mỹ. Phát biểu tại buổi ký kết, Tổng thống Trump tuyên bố: “Lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống Harry Truman thành lập Lực lượng Không quân hơn 70 năm qua, chúng ta sẽ thành lập một nhánh quân đội mới. Với ngày ký hôm nay, chúng ta chứng kiến sự khai sinh của Lực lượng Không gian và giờ đây nó chính thức là nhánh thứ 6 của các lực lượng vũ trang Mỹ. Đây là thành tựu mang tính cột mốc và là một khoảnh khắc rất lớn và quan trọng. Lực lượng Không gian sẽ giúp chúng ta ngăn chặn sự gây hấn và kiểm soát vùng vũ trụ cao nhất”. Trang Facebook của Nhà Trắng cũng gọi đây là thời khắc lịch sử cho lực lượng vũ trang Mỹ.
Lực lượng Không gian là bộ phận quân sự độc lập cùng với Lục quân, Hải quân, Thủy quân Lục chiến, Không quân và Lực lượng Bảo vệ Bờ biển. Lực lượng mới trực thuộc Bộ Không quân, giống như Thủy quân Lục chiến là lực lượng riêng biệt thuộc Bộ Hải quân. Nếu như Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ được thành lập hồi tháng 8 sẽ tập trung vào vấn đề chiến sự, thì Lực lượng Không gian sẽ bao quát những nhiệm vụ rộng hơn như đào tạo, thu mua, vạch kế hoạch dài hạn và các chức năng khác.
Dự kiến, tổng số lượng nhân viên phục vụ Lực lượng Không gian có thể lên tới 15.000 người. Tướng không quân John Raymond đã được ông Trump bổ nhiệm làm người đứng đầu Lực lượng Không gian. Ông Raymond hiện là tư lệnh Bộ Tư lệnh Không gian và Bộ Tư lệnh không gian Không quân. Với chức vụ mới, ông Raymond sẽ trở thành tư lệnh tác chiến không gian đầu tiên và là thành viên của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ.
Chặn đường ống khí đốt Nga
NDAA có điều khoản yêu cầu áp đặt trừng phạt các thực thể liên quan đến hai đường ống khí đốt Nord Stream 2 và TurkStream cùng việc cấm hợp tác quân sự với Nga. Đường ống Nord Stream 2 (Dòng chảy Phương Bắc 2) đi từ Nga băng qua biển Baltic đến Đức, chứ không quá cảnh sang Ukraine và Ba Lan. Dự án trị giá 11 tỉ USD này do tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đầu tư và dự kiến tăng gấp đôi lượng khí tự nhiên cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Giới chức Mỹ cho rằng Nord Stream 2 có thể làm thiệt hại hàng tỉ USD phí trung chuyển khí đốt của Ukraine. Washington cũng cảnh báo việc tăng nguồn cung khí đốt tự nhiên của Nga sang Tây Âu sẽ khiến các nước ở khu vực này phụ thuộc nhiều hơn vào Mát-xcơ-va, từ đó gia tăng tầm ảnh hưởng chính trị của Nga tại châu Âu. Sau khi ông Trump phê chuẩn NDAA và lệnh cấm trên, công ty Allseas của Thụy Sĩ và Hà Lan thông báo đã ngừng xây dựng Nord Stream 2. Động thái này làm dấy lên lo ngại dự án không thể hoàn thành đúng kế hoạch trong vài tháng tới mà Nga đã tuyên bố.
Trong bối cảnh trên, Nga và Ukraine đã ký nghị định thư bổ sung thỏa thuận về tiếp tục vận chuyển khí đốt từ Nga tới châu Âu qua lãnh thổ Ukraine và điều chỉnh các yêu cầu chung. Đây là kết quả cuộc đàm phán giữa hai bên diễn ra tại thủ đô Minsk của Belarus tối 20-12. Thỏa thuận mới có hiệu lực trong 5 năm, thay thế thỏa thuận hiện hành (thời hạn 10 năm) sẽ hết hạn ngày 31-12 tới, qua đó giúp tránh nguy cơ tái hiện cái gọi là cuộc “chiến tranh khí đốt” như hồi năm 2009. Ủy ban châu Âu (EC) ra tuyên bố nêu rõ thỏa thuận vừa đạt được cho thấy Nga tiếp tục là nhà cung cấp khí đốt đáng tin cậy trên thị trường châu Âu. Trong buổi họp báo cuối năm thường niên ngày 19-12, Tổng thống Vladimir Putin cũng khẳng định Nga vẫn muốn tiếp tục vận chuyển khí đốt tới châu Âu qua đường ống dẫn của Ukraine, bất chấp việc Mát-xcơ-va đã xây dựng các hệ thống đường ống dẫn khác, trong đó có Nord Stream 2. Hồi năm ngoái, tập đoàn Gazprom đã cung cấp cho châu Âu khoảng 200 tỉ m3 khí đốt, 40% trong số này đi qua Ukraine, giúp Kiev thu về 3 tỉ USD tiền phí vận chuyển mỗi năm. Tuy nhiên, đàm phán giữa hai bên về hợp đồng mới trong nhiều tháng qua gặp nhiều trục trặc do căng thẳng chính trị giữa Mát-xcơ-va và Kiev, cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine và tranh chấp pháp lý giữa Gazprom và công ty năng lượng Naftogaz của Ukraine.
Ngăn hành động tiềm ẩn của Trung Quốc
NDAA yêu cầu siết chặt giao dịch với tập đoàn công nghệ Huawei vì lý do an ninh quốc gia, đồng thời đặt thời hạn 2 năm để các cơ quan quản lý Mỹ ngăn cản mua sản phẩm của nhà sản xuất xe buýt điện BYD và tàu hỏa CRRC của Trung Quốc. Giới chức Mỹ nghi ngờ các phương tiện giao thông của hai nhà sản xuất này có thể bị cài thiết bị do thám và quấy nhiễu khác.
Đạo luật mới còn yêu cầu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ chuẩn bị báo cáo về các chiến dịch gây ảnh hưởng của Trung Quốc trong cuộc bầu cử diễn ra ngày 11-1-2020 ở Đài Loan, đồng thời kêu gọi tăng cường các chuyến thăm chính phủ cấp cao và trao đổi quân sự, hợp tác an ninh mạng, buôn bán vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan. Mỹ cũng giám sát chặt chẽ mọi hoạt động quân sự và đầu tư của Trung Quốc tại Bắc Cực bởi những tiềm ẩn đe dọa lợi ích của Mỹ và đồng minh tại đây. Ngoài ra, Washington sẽ quan tâm nhiều hơn đến các quốc gia Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao với những khoản đầu tư đáng ngại.
ĐỨC TRUNG
Theo baocantho.com.vn
Nga cáo buộc hầu hết các vụ tấn công mạng bắt nguồn từ châu Âu và Mỹ
Ngày 27/6, Phó Giám đốc Trung tâm Phản ứng Mối đe dọa mạng Quốc gia Nga Nikolai Murashov cho rằng hầu hết các cuộc tấn công mạng nhằm vào các mục tiêu ở Nga bắt nguồn từ các trung tâm ở Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ.
Hầu hết các cuộc tấn công nhằm đánh cắp thông tin liên quan tới các công nghệ của Nga. Ảnh: Reuters
Phát biểu tại Cơ quan Thông tin Quốc tế Rossiya Segodnya, ông Murashov cáo buộc: "Các trung tâm kiểm soát ở châu Âu và Mỹ thường xuyên được sử dụng cho các cuộc tấn công nhằm vào các nguồn thông tin Nga".
Ông Murashov đã viện dẫn dữ liệu của các công ty quốc tế cho rằng các thực thể có trụ sở tại Mỹ là nguồn chính của các mối đe dọa mạng như vây. Quan chức này nhấn mạnh các phân tích đều cho thấy hầu hết các cuộc tấn công đều nhằm mục đích đánh cắp thông tin liên quan tới các công nghệ của Nga được sử dụng trong lĩnh vực quốc phòng và công nghiệp hạt nhân, năng lượng, chế tạo tên lửa, cũng như các thông tin từ các mạng lưới chính quyền bang.
Tuyên bố trên được đưa ra gần 2 tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bác bỏ các thông tin về sự gia tăng số vụ tấn công mạng của Mỹ nhằm vào Nga được tờ New York Times công bố ngày 15/6 vừa qua. Theo đó, báo này dẫn lời các quan chức chính phủ đương chức và đã nghỉ hưu của Mỹ cho biết Washington đang đẩy mạnh chiến dịch tấn công mạng và cài mã độc nhằm vào mạng lưới điện của Nga như một lời cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông chủ Nhà Trắng đã chỉ trích tờ báo này có "hành động phản quốc thực sự" vì đăng bài biết "sai sự thật" trên.
Hồi năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật ủy quyền quốc phòng. Theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có thể ủy quyền các chiến dịch mật trên không gian mạng mà không cần sự phê chuẩn của Tổng thống. Cũng trong năm này, Tổng thống Trump đã cho phép Bộ Chỉ huy không gian mạng trực thuộc Lầu Năm Góc tiến hành các chiến dịch mà không cần thông qua ông.
Theo Phương Oanh (TTXVN)
Đạo luật ủy quyền quốc phòng 738 tỷ USD của Mỹ gây xôn xao Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua, 20/12, ký phê chuẩn luật ủy quyền quốc phòng trị giá 738 tỷ USD với nhiều nội dung gây chú ý như ngăn chặn đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga đến châu Âu, trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ và thành lập nhánh thứ 6 của quân đội Mỹ - lực lượng Không gian. Lầu...