Đạo luật đa bang của Mỹ phá vỡ thế độc quyền kho ứng dụng Apple và Google
Nếu dự luật này được thông qua, không chỉ các nhà phát triển được hưởng lợi mà người dùng cũng giảm bớt phần nào chi phí khi “xuống tiền” mua ứng dụng.
Tháng 8 năm ngoái, Epic Games đã cập nhật sự thay đổi về hệ thống thanh toán cho tựa game Fortnite, chính thức mở ra cuộc chiến chống độc quyền với Apple. Mặc dù vụ kiện vẫn chưa có hồi kết nhưng các công ty công nghệ lớn đã bắt đầu vấp phải sự tẩy chay ở nhiều khu vực trên thế giới.
App Store và Google Play chiếm 99% doanh thu thị trường ứng dụng trên smartphone (kkhông bao gồm các cửa hàng Android bên thứ 3).
Theo nhà phân tích chính trị Matt Stoller, do sự độc quyền trên App Store và Google Play, bang Arizona vừa thông qua dự luật buộc các cửa hàng ứng dụng phải cho phép cạnh tranh công bằng. Ông cũng nói rằng nhiều quốc gia, bao gồm Australia và Canada, đã bắt đầu chống lại các công ty công nghệ có ảnh hưởng chính trị ngày càng tăng.
Hai tiểu bang của Mỹ đệ đơn kiện để điều chỉnh độc quyền cửa hàng ứng dụng
Ngay từ tháng 2, bang North Dakota đã đệ trình một dự luật chống độc quyền đối với các nhà khai thác cửa hàng ứng dụng, nhưng không vượt qua được cuộc bỏ phiếu của Thượng viện bang. Chi tiết của dự luật North Dakota cho thấy một khi được thông qua, bất kỳ công ty nào trong lĩnh vực phân phối phần mềm có doanh thu hàng năm trên 10 triệu USD sẽ bị cấm ép các nhà phát triển sử dụng kho ứng dụng của họ. Những mục tiêu rõ ràng nhất là App Store của Apple và Google Play của Google.
Video đang HOT
Dữ liệu ngành ước tính App Store tạo ra doanh thu hơn 64 tỷ USD vào năm 2020, có nghĩa là Apple sẽ bỏ túi gần 20 tỷ USD với mức hoa hồng 30%. Tuy nhiên, các nhà phát triển từ lâu đã phàn nàn về việc Apple không hài lòng với doanh thu iOS và nhiều người cũng bối rối về chính sách đánh giá không rõ ràng của App Store.
Trên thực tế, sau khi Fortnite chính thức bị Apple loại bỏ, Châu Âu và Mỹ đã thành lập Liên minh Hội chợ Ứng dụng, bao gồm Epic Games, công ty mẹ của Tinder Match Group, Spotify và hơn hàng chục công ty khác tham gia chống lại độc quyền của cửa hàng ứng dụng. Tim Sweeney, Giám đốc điều hành và người sáng lập Epic Games, lên tiếng: “Phong trào chống lại độc quyền cửa hàng ứng dụng của North Dakota là một tin tốt cho người tiêu dùng và nhà phát triển”.
Nhà phân tích Matt Stoller cũng đề cập, “Hai tuần trước, Apple và Google đã đánh bại thành công một dự luật lớn ở North Dakota buộc phải cạnh tranh công bằng giữa các cửa hàng ứng dụng. Cuối tuần trước, bang Arizona đã vượt qua áp lực từ những gã khổng lồ công nghệ và thông qua dự luật tương tự”.
Ngoài North Dakota và Arizona, các nhà lập pháp từ Georgia, Mỹ cũng khởi xướng đề xuất buộc cạnh tranh công bằng trong các cửa hàng ứng dụng. Ngay cả ở một quốc gia độc lập có chủ quyền như Australia, động thái chống lại những gã khổng lồ công nghệ cũng diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt là sau vụ việc Facebook phong tỏa giới truyền thông nước này do tranh chấp về phương thức tính phí tin tức. Canada cũng từng bị đối xử theo cách tương tự và chính phủ nước này cũng đang xem xét đề xuất luật mới.
Với bang Arizona, các thành viên Hạ viện đã dẫn đầu dự luật mới và thông qua với tỷ lệ phiếu bầu là 31:29. Tuy nhiên, việc dự luật mới được các dân biểu Arizona thông qua mới chỉ là bước đầu tiên. Giống như bang North Dakota trước đây, dự luật cần nhận được sự hậu thuẫn của các Thượng nghị sĩ bang trước khi có thể đệ trình lên chính phủ.
Đằng sau việc chống độc quyền: Hoa hồng cao khiến các nhà phát triển khó tồn tại
Matt Stoller chỉ ra rằng vấn đề với cửa hàng ứng dụng là App Store và Google Play có sự kiểm soát rất chặt chẽ đối với các ứng dụng trên nền tảng của họ. Ông chỉ ra rằng tuyên bố trước đây của Steve Jobs cũng có thể cho thấy hệ thống thanh toán trên App Store được thiết kế để khiến mọi người khó rời bỏ iPhone của Apple.
“Bạn chỉ có thể mua ứng dụng trên iPhone thông qua App Store, vì Apple cấm đối thủ xây dựng kho ứng dụng trên iPhone. Ngoài ra, bạn phải sử dụng hệ thống thanh toán tích hợp để mua ứng dụng vì Apple cũng chặn kho ứng dụng của đối thủ. Trong khi đó Google không quyền kiểm soát mạnh mẽ đối với smartphone chạy hệ điều hành Android, nhưng về cơ bản cách tiếp cận vẫn tương tự Apple”.
Xét đến việc Apple và Google chiếm 99% doanh thu thị trường ứng dụng trên smartphone (không bao gồm các cửa hàng Android bên thứ 3), các nhà phát triển không thể bỏ qua 2 kho ứng dụng của họ và phải chấp nhận mức hoa hồng 30%. Con số này cao hơn nhiều so với tỷ lệ hoa hồng của thẻ tín dụng, thậm chí cao gấp 10 lần.
Tất nhiên, không thể phủ nhận lý do khiến hệ thống iOS của Apple có thể thành công như vậy, phần lớn là do nó mang đến trải nghiệm vượt trội so với các đối thủ khác. Nhưng hệ thống mã nguồn đóng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn cũng đang tạo ra nhiều áp lực cho các nhà phát triển.
Với sự bùng nổ của thị trường game di động, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, chi phí R&D, tiếp thị và vận hành đã tăng lên từng ngày. Song mức hoa hồng 30% của Apple gần như không thể thay đổi. Điều này có nghĩa là chi phí vượt mức chỉ có thể được chuyển cho người tiêu dùng hoặc chấp nhận vận hành với lợi nhuận âm.
Ngày càng có nhiều tin tức cho thấy thế độc quyền trong lĩnh vực smartphone đang được các nhà lập pháp coi trọng. Matt Stoller nói: “Các nhà lập pháp tiểu bang là những người chỉ trích nhiều nhất trong thế kỷ 19 về chống độc quyền, và họ đang bắt đầu đóng một vai trò trở lại”. Ông chỉ ra rằng các cơ quan lập pháp tiểu bang khác cũng đang xem xét việc hạn chế độc quyền trong phạm vi quyền hạn của họ.
Cổ phiếu Facebook rớt giá sau quyết định chặn nội dung ở Úc
Cổ phiếu của Facebook liên tục giảm trong khoảng từ 1% - 2,2% sau khi công ty phát lệnh phong tỏa truyền thông Úc vào ngày 18.2.
Theo Reuters, phần lớn Phố Wall tỏ ra phẫn nộ trước quyết định chặn nội dung ở Úc của Facebook, dẫn đến việc giá cổ phiếu giảm trong phiên giao dịch sớm tại New York (Mỹ) ngày 18.2.
Thế nhưng, nhà phân tích Mark Shmulik của Bernstein cho biết một số nhà đầu tư lại đánh giá lệnh cấm của Facebook là "khôn ngoan" vì các quốc gia khác có thể nối gót chính phủ Úc yêu cầu mạng xã hội phổ biến nhất thế giới chia sẻ lợi nhuận cho giới truyền thông.
Mark Shmulik nêu quan điểm: "Mặc dù Facebook nói các liên kết tin tức chỉ chiếm khoảng 4% nội dung, nhưng mối nguy hiểm ở đây là khi các quốc gia khác xem xét dự luật tương tự, mở rộng định nghĩa về việc ai là người sản xuất tin tức, liệu điều này có khiến Facebook phải trả tiền đăng bài cho những influencer (người có tầm ảnh hưởng) không?".
Nhà phân tích Neil Campling của Mirabaud Securities lại so sánh cách Facebook và Google giải quyết khủng hoảng. Neil Campling gọi động thái "tuyên chiến" của Facebook đối với chính phủ Úc là một "thảm họa PR", trong khi đó Google đã cố gắng cải thiện vấn đề theo hướng tích cực hơn và cuối cùng đạt được thỏa thuận trả phí cho tin tức của News Corp tại Úc.
Cùng với Google, Facebook đã kiểm soát hơn một nửa thị trường quảng cáo kỹ thuật số trên toàn cầu, thu về hơn 84 tỉ USD doanh thu từ quảng cáo vào năm 2020. Cũng trong thời gian đó, cổ phiếu Facebook vẫn tăng 33% dù gã khổng lồ mạng xã hội thường xuyên bị chỉ trích vì không kiểm soát được ngôn từ gây hấn và góp phần lan truyền thông tin sai lệch về Covid-19. Nhưng kể từ đầu năm 2021, Facebook liên tục vướng phải những tin tiêu cực khiến xu hướng tăng bị cản trở, chẳng hạn đầu năm nay, gã khổng lồ mạng xã hội chứng kiến giá cổ phiếu giảm 4,5% tại phiên giao dịch 11.1 sau khi ban hành lệnh đình chỉ tài khoản cựu Tổng thống Donald Trump.
Bên cạnh Facebook, giá cổ phiếu của những hãng công nghệ khác như Apple, Microsoft, Amazon và Alphabet đều giảm từ 0,6% đến 1,3% trong ngày 18.2.
Apple đứng đầu danh sách công ty trả phí tác quyền Mechanical Licensing Collective (MLC) mới đây công bố Apple và các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số khác đã trả tổng cộng 424.384.787 USD phí bản quyền, con số chưa từng có trong lịch sử. Hơn 163 triệu USD đã được Apple chi trả cho bản quyền âm nhạc Theo MacRumors , MLC là tổ chức phi lợi nhuận được thành...