Đào đường cuối năm: ‘Căn bệnh kinh niên’
Ghi nhận của Tuổi Trẻ trong chiều 16-12, tại ngõ 35 Kim Mã Thượng (quận Ba Đình, Hà Nội), vỉa hè bị xới tung để “thay áo”.
Chuyện đào đường những ngày cuối năm tại các thành phố lớn luôn gây cho người dân muôn vàn khó khăn.
Vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) bị đào xới ngổn ngang – Ảnh: PHẠM TUẤN
Tại đường Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa, Hà Nội), sau nhiều tháng thi công nhiều đoạn vẫn còn ngổn ngang đất, đá, bụi bặm, công nhân thi công khiến người đi bộ gặp nhiều khó khăn, thậm chí phải đi xuống lòng đường. Việc thi công đào bới, bụi bặm còn khiến các cửa hàng kinh doanh ở con phố này bị ảnh hưởng.
Áp lực giải ngân
“Lúc đầu cứ nghĩ họ làm vài hôm, cùng lắm tháng là xong vì cả phố dài chỉ hơn 1km. Nhưng đào bới, lát đá đến mấy tháng rồi vỉa hè trước nhà vẫn nham nhở, bụi bặm. Cuối năm buôn bán mà vỉa hè bẩn thỉu nên khách hàng thấy thế cũng không muốn vào, doanh thu sụt hẳn”, anh Dũng, chủ một cửa hàng kinh doanh trên phố Nguyễn Chí Thanh, than.
Chiều 16-12, trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ, ông Mạc Đình Minh, phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, cho hay dự án chỉnh trang hè phố nói chung và lát đá vỉa hè đang thi công do UBND các quận, huyện, thị xã làm chủ đầu tư. Ông Minh cho rằng theo quy định của pháp luật, chủ trương của TP thì không quy định việc thi công, chỉnh trang hè phố là vào thời điểm cuối năm. Việc triển khai thi công sẽ phụ thuộc vào kế hoạch và tiến độ dự án do UBND cấp quận, huyện, thị xã quy định.
Trong khi đó, một lãnh đạo Ban quản lý dự án quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết việc quận, huyện thường xuyên “đào xới”, chỉnh trang vỉa hè dịp cuối năm là bởi “áp lực giải ngân”.
Video đang HOT
“Thường xuyên làm cuối năm là bởi áp lực giải ngân và bởi đầu năm thường để làm công tác chuẩn bị đầu tư, giữa năm họp HĐND để bổ sung kinh phí, thường cuối năm xong hồ sơ nên sẽ triển khai vào dịp này”, vị này nói và chia sẻ thêm cuối năm nhu cầu đi lại, làm ăn của người dân lớn, làm vỉa hè vào dịp này gây ảnh hưởng đến đời sống nên người dân kêu, phản ánh.
Thi công vỉa hè trên đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy (Hà Nội) chiều 16-12 – Ảnh: NGUYÊN BẢO
“Căn bệnh kinh niên” chưa có lời giải
Trao đổi với Tuổi Trẻ về sự việc trên, đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ (đoàn Hà Nội) cho rằng câu chuyện cứ cuối năm lại đào vỉa hè sửa chữa đã trở thành “vấn đề kinh niên” được dư luận, người dân phản ảnh nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề giải ngân vốn, khó có thể bố trí ngân sách đầu năm. Đến khi có vốn lại phải trải qua nhiều thủ tục, quá trình đấu thầu… Từ đó dẫn đến cứ cuối năm mới bắt đầu thi công, đào đường.
Theo ông Cừ, việc đào đường, vỉa hè dịp cuối năm rõ ràng đã tạo thêm những áp lực, gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của người dân. “Tuy nhiên quan trọng nhất không phải vấn đề ảnh hưởng đến giao thông, sinh hoạt mà phải đảm bảo chất lượng thi công vỉa hè. Nhất là với lát đá ở nhiều tuyến phố phải làm nền bê tông ở dưới đảm bảo, đồng thời phải có sự giám sát chặt chẽ của các tổ dân phố, người dân”, ông Cừ nói.
Còn bà Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII đoàn Hà Nội, nhấn mạnh vấn đề nhiều người dân đặt ra là tại sao gần như năm nào cũng đào bới, thay mới vỉa hè vào dịp cuối năm. Chưa kể có hiện tượng đơn vị này vừa lát xong vỉa hè thì đơn vị khác lại đào lên để lắp đặt cáp viễn thông, điện… Sự bất hợp lý cho thấy lãng phí, tốn kém thời gian và ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.
“Chuyện cuối năm đào bới, thay thế vỉa hè như một căn bệnh kinh niên mà chưa có lời giải hữu hiệu. Chưa kể hiện tượng vỉa hè vừa lát xong đã hư hỏng, sụt gãy… gây ra sự lãng phí rất lớn về ngân sách, chính là tiền thuế của người dân”, bà An nói.
Bà An cho rằng việc cuối năm vỉa hè mới được đào, thay thế được lý giải do vấn đề giải ngân vốn ở nhiều địa phương hay đầu năm chưa có vốn, các trình tự, thủ tục… “Nhưng với những bất cập, ảnh hưởng mà người dân gặp phải, nêu ra, chẳng lẽ cứ để mãi tình trạng như vậy. Do đó, cùng với khẩn trương giải ngân vốn đầu tư công thì phải đảm bảo hiệu quả, chất lượng. Nhất là với các công trình chỉnh trang đô thị, vỉa hè tại các TP”, bà An nói và đề xuất Hà Nội nên có một cơ quan chung quản lý, điều phối vấn đề vỉa hè để đảm bảo quy hoạch, sửa chữa, thay thế cho phù hợp, đồng bộ.
Thi công chưa đảm bảo
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có văn bản yêu cầu chấn chỉnh công tác đầu tư và quản lý sau đầu tư hè đường trên các tuyến phố. Hà Nội xác định đá lát vỉa hè lún nứt, vỡ là do thi công chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng đá, quản lý sau đầu tư và duy tu bảo trì chưa được quan tâm.
Do đó, lãnh đạo UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng hè phố theo đúng công năng, mục tiêu đầu tư và thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hà Nội yêu cầu các quận rà soát, tạm dừng ngay việc sử dụng hè phố làm các điểm đỗ ô tô, tập kết vật liệu xây dựng…
Cửa hàng kinh doanh xăng, dầu 'gồng gánh' sức mua duy trì mức cao
Mặc dù chính quyền địa phương cũng như sở, ngành đã công bố danh sách cửa hàng xăng, dầu hoạt động trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và những giải pháp hỗ trợ điều tiết, bình ổn thị trường, nhưng lượng khách hàng tại nhiều cửa hàng xăng, dầu vẫn tăng đột biến và duy trì ở mức cao.
Nhiều cửa hàng kinh doanh xăng, dầu tại TP Hồ Chí Minh có lượng khách hàng tập trung đông và tràn ra cả lòng lề đường.
Ghi nhận đến trưa ngày 11/10, nhiều người dân vẫn nối đuôi nhau tấp nập vào cửa hàng kinh doanh xăng, dầu để "đổ đầy bình" bất chấp phải xếp hàng và thời gian chờ đến lượt mua lâu hơn thời điểm bình thường. Tình trạng này kéo dài từ sáng sớm cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có xu hướng giảm nhiệt.
Lý giải nguyên nhân tranh thủ giờ nghỉ trưa đi mua xăng, chị Ánh Nguyệt, cư ngụ tại thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh cho hay, trong những ngày gần đây nguồn cung xăng, dầu bán lẻ đến tay người tiêu dùng bị biến động và có những cửa hàng treo biển "hết xăng" đã gây tâm lý bất an cho người dân. Đồng thời, trước một số thông tin trong kỳ điều chỉnh xăng, dầu sẽ công bố vào 15 giờ chiều nay, mặt hàng này có thể tăng giá nên người dân tranh thủ mua đầy bình.
Cùng quan điểm, anh Văn Duy, cư ngụ tại quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh cho biết, tuy cửa hàng kinh doanh xăng, dầu ngay đầu ngõ nhà, nhưng cả gia đình cũng quan ngại thị trường đứt nguồn cung nên ưu tiên mua đầy bình xăng các xe gắn máy trước. Bên cạnh đó, gia đình cũng chỉ mua xăng phục vụ nhu cầu đi lại thiết yếu, chứ không có chứa trữ vì mặt hàng xăng, dầu tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.
Trước thực trạng người dân tấp nập mua xăng, hàng loạt cửa hàng xăng, dầu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh tiếp tục gặp khó khăn trong cung ứng, bán lẻ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Điển hình, cửa hàng kinh doanh xăng dầu Saigon Petro trên đường Lý Thái Tổ, quận 10, TP Hồ Chí Minh đã treo biển "hết xăng RON 95 - III".
Khi khách hàng đến mua xăng thì nhân viên của cửa hàng thông báo và hướng dẫn đến cửa hàng kinh doanh xăng, dầu gần đó. Riêng dối với những khách hàng mua dầu, thì cửa hàng vẫn phục vụ bình thường với số lượng không giới hạn.
Tương tự, cửa hàng kinh doanh xăng dầu Petrolimex trên đường Pastuer quận 3, TP Hồ Chí Minh, đến thời điểm cuối buổi sáng đã huy động xe bồn tiếp ứng nguồn cung xăng, dầu để đảm bảo số lượng khách hàng tăng cao đột biến trong sáng nay. Thống kê sơ bộ, lượng khách hàng đến cửa hàng này tăng gấp 3 - 5 lần so với thời điểm bình thường.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, đại diện một số cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cho biết, do một số lượng cửa hàng kinh doanh xăng, dầu treo biển "hết xăng" và tạm đóng cửa nên những cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn đang hoạt động phải "gồng gánh" sức mua và lượng khách hàng tăng cao đột biến. Cùng đó, thị trường phân phối, bán lẻ xăng, dầu biến động theo xu hướng thiếu hụt nguồn cung nên người tiêu dùng có tâm lý có thể "không đổ được xăng" phục vụ cho nhu cầu đi lại.
"Trên thực tế, trong những ngày qua, không ít người dân phải đi đến 2 - 3 cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh mới mua được xăng. Hay xuất hiện tình trạng cửa hàng xăng, dầu linh hoạt phương thức kinh doanh để duy trì hoạt động bằng cách bán xăng với mức hạn chế nhất định hay chỉ vận hành 1 - 2 trạm bơm xăng", một đại diện cửa hàng xăng, dầu chia sẻ thêm.
Với bối cảnh cửa hàng kinh doanh xăng, dầu tại TP Hồ Chí Minh "khát" nguồn cung ứng, trong khi sức mua của người dân duy trì ở mức cao đang gây tình trạng hỗn loạn thị trường và đời sống kinh tế - xã hội. Theo các chuyên gia, nếu tình trạng này cứ kéo dài và không nhanh chóng tháo gỡ thì số lượng cửa hàng kinh doanh xăng, dầu treo biển "hết xăng" và "tạm đóng cửa" sẽ tăng ngày càng nhiều hơn.
Theo Ts. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, đến thời điểm này, thông tin từ Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã cho thấy doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng, dầu ngưng nhập khẩu và sản lượng nhập khẩu giảm là có thật. Vì vậy, những vấn đề đặt ra là tỷ lệ xăng, dầu nhập khẩu và sản xuất trong nước hiện như thế nào?
Hơn nữa, mức độ tự chủ của doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu trong quyền quyết định nhập khẩu đến đâu? Với những vấn đề nêu ra, bộ ngành quản lý cần nhìn nhận vai trò của mình và trong phối hợp liên ngành trong điều tiết thị trường xăng, dầu.
Báo cáo của Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh, trên địa bàn có 15 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu; 60 thương nhân phân phối; 550 cửa hàng kinh doanh bán lẻ. Đến chiều ngày 10/10 đã có 121 trong tổng số 550 cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh treo biển "hết xăng" và "tạm đóng cửa". Trước đó, thống kê đến tối ngày 9/10 chỉ có 54 cửa hàng treo biển "hết xăng" và "tạm đóng cửa".
Ngoài ra, số lượng cửa hàng kinh doanh xăng, dầu treo biển "hết xăng" và "tạm đóng cửa" chủ yếu là những đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, vốn yếu kém về tài chính và năng lực liên kết với doanh nghiệp đầu mối. Số lượng cửa hàng này cũng phổ biến tập trung ở những quận, huyện vùng ven TP Hồ Chí Minh.
Cận cảnh đường Lê Lợi "hồi sinh", người thuê mặt bằng lo lắng Một số người kinh doanh trên đường Lê Lợi (quận 1, TP HCM) đang lo chủ nhà sẽ tăng giá khi hết thời gian hợp đồng hoặc bị hủy ngang hợp đồng khi giá thuê mặt bằng nơi này đang tăng cao Trong gần 7 năm thi công tuyến Metro số 1, đường Lê Lợi đoạn nối từ đầu đường Nguyễn Huệ đến...