“Đạo đức nghề y cần thấm sâu vào trái tim mỗi sinh viên”
Sáng nay 4/9, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tới dự khai giảng năm học mới, năm học thứ 111 của Trường ĐH Y Hà Nội – trường đại học có tuổi đời lớn nhất trong các trường đại học hiện nay của Việt Nam.
Trường Đại học Y Hà Nội vừa là nơi rèn luyện và đào tạo được hàng chục ngàn tiến sĩ, thạc sĩ y khoa, bác sĩ, từ ngày đất nước thống nhất đến nay; vừa là một trung tâm nghiên cứu khoa học y tế lớn của cả nước, tập trung đội ngũ 137 GS, PGS, 252 TS và bác sỹ chuyên khoa cấp II, 373 thạc sỹ và bác sỹ chuyên khoa cấp I trong tổng số 1.500 cán bộ công nhân viên của trường. Đây là các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực y tế, khám chữa bệnh, phòng bệnh.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại lễ khai giảng năm học mới của Đại học Y Hà Nội, sáng nay 4/9. (Ảnh: VGP/Từ Lương)
Phát biểu tại lễ khai giảng, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương, chúc mừng những thành tựu xuất sắc mà các thế hệ thầy, cô giáo và sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội đã giành được trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển của mình, đặc biệt là trong những năm gần đây.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh , chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là một mục tiêu quan trọng mà Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, 90 triệu người dân Việt Nam luôn mong đợi. Nhà trường cần có chiến lược phát triển dài hạn đến 2020 và kế hoạch hàng năm phù hợp để chủ động đổi mới, vừa nâng cao chất lượng đào tạo, vừa đảm bảo quy mô đào tạo cần thiết. Để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tốt, nhất là thông qua các bệnh viện, bên cạnh đó, cần có các bác sỹ, nha sỹ, dược sỹ giỏi, rất cần có đội ngũ quản lý bệnh viện giỏi.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hinh trao bằng khen tới các thủ khoa xuất sắc ĐH Y Hà Nội năm 2013.
Do vậy, Phó Thủ tướng đề nghị nhà trường phối hợp với Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế, các trường đại học kinh tế, xem xét việc xây dựng đề án thành lập khoa “Kinh tế y tế và quản trị bệnh viện”, để đào tạo nhân lực quản lý bệnh viện có trình độ chuyên nghiệp cao, lãnh đạo hiệu quả. Các sinh viên ngành Y dược cần được học căn bản về kinh tế y tế và quản trị bệnh viện, đồng thời trường cần đào tạo cử nhân, thạc sỹ về kinh tế y tế và quản trị bệnh viện.
Bởi, theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, tình hình thực tế các bệnh viện hiện nay đòi hỏi vừa có bác sỹ, dược sỹ có chuyên môn tốt, đồng thời có đạo đức nghề y tốt. “Tôi rất mong, cùng với việc chuẩn bị mở ngành kinh tế y tế và quản trị bệnh viện, các trường đại học y cả nước phối hợp với Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế rà soát và nâng cao hiệu quả các chương trình đào tạo và hoạt động thực tiễn của sinh viên y dược để ý thức đạo đức nghề y thấm sâu đậm vào trái tim, khối óc mỗi sinh viên khi ra trường” – Phó Thủ tướng Nhân mong muốn.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao học bổng cho các thủ khoa ĐH Y Hà Nội 2013.
Năm học 2013 – 2014, Trường ĐH Y Hà Nội đón nhận 1.063 tân sinh viên. Đây là những sinh viên xuất sắc của nhiều trường phổ thông hiện nay. Bởi, mức điểm chuẩn của ĐH Y Hà Nội năm nay cao nhất nước với ngành Bác sĩ Đa khoa là 27,5 điểm. Năm học này, trường cũng có nhiều thủ khoa nhất với 17 em đạt 29 điểm. Trong buổi lễ khai giảng, Bộ Y tế đã tặng học bổng tới các thủ khoa xuất sắc này, đồng thời mong muốn các thủ khoa và các tân sinh viên phấn đấu học tập, luôn là những sinh viên giỏi của trường.
Video đang HOT
Hồng Hạ8 tri
Người tố cáo vụ "nhân bản" xét nghiệm động trời
"Cả bệnh viện biết đạo đức ông giám đốc nhưng không ai dám nói ra, không ai dám đứng lên đấu tranh. Tôi và tất cả cán bộ trong bệnh viện đã phải chịu đựng quá lâu, đã sống và làm việc quá nhục nhã. Còn nhân dân thì bị nhận một dịch vụ lừa đảo".
Chị Hoàng Thị Nguyệt - cán bộ khoa xét nghiệm - BV Hoài Đức (Hà Nội) chia sẻ với phóng viên về động cơ tố cáo của mình.
Bị đè nén quá nhiều
Mục đích của chị khi làm đơn tố cáo những sai phạm xảy ra tại khoa Xét nghiệm (do Giám đốc Nguyễn Trí Liêm trực tiếp chỉ đạo) là gì?
Mục đích của tôi trước tiên là đấu tranh bảo vệ người dân huyện Hoài Đức được quyền chăm sóc, khám chữa bệnh đúng với chuyên môn và quy định của pháp luật, sau đó là bảo vệ bản thân và các cán bộ khác của bệnh viện.
Chúng tôi đã bị ông giám đốc đè nén nhiều quá, độc quyền nhiều quá.
Người dân chia sẻ, ủng hộ hành động của chị Nguyệt (Ảnh: C.Q)
Chị có thể nói rõ về điều này?
Ông Liêm là người độc đoán và không tạo được môi trường làm việc lành mạnh, tích cực.
Ngoài tôi ra, có rất nhiều người làm chứng việc ông này đã chửi mắng cả vị phó giám đốc hay tát vào mặt một vị trưởng khoa trước mặt bệnh nhân chỉ vì trái ý.
Khi biết chúng tôi không đồng tình với chỉ đạo của mình (làm xét nghiệm giả, lắp ghép kết quả xét nghiệm của bệnh nhân - PV), ông giám đốc đã có những biểu hiện như trù dập, cô lập. Không cho chúng tôi tham gia trực hay được làm các công việc chuyên môn đầy đủ như trước đây.
Vẫn phải đấu tranh!
Từ khi tố cáo sự việc, cuộc sống riêng của chị và gia đình bị ảnh hưởng như thế nào? Chị và gia đình có bị đe dọa, mất an toàn không?
Tôi bị đe dọa, đàn áp nhiều chứ. Có nhiều cuộc nhắn tin dọa dẫm. Khi đơn tố cáo chưa được gửi thì đã bị lộ tên người ký, ngay hôm sau ông giám đốc đã phân công người xuống gặp tôi để uy hiếp, bắt phải rút đơn.
Chị Nguyệt vừa nói vừa khóc khi kể về chuyện bệnh nhân bị làm giả kết quả xét nghiệm và chuyện cán bộ bệnh viện phải "chịu nhục" khi làm việc dưới một Giám đốc độc đoán - (Ảnh: C.Q)
Chị có lường trước được những chuyện này không?
(Trước khi trả lời câu hỏi này, chị Nguyệt nghẹn ngào khóc).
Rồi chị nói: Tôi chấp nhận phải hi sinh, vì không ai dám nói ra. Cả bệnh viện biết hết đạo đức của giám đốc thế nào nhưng không ai dám đứng lên đấu tranh.
Tôi biết trước mình sẽ bị như thế, thậm chí bị trả giá. Nhưng tôi chấp nhận!
Tôi và tất cả cán bộ trong bệnh viện đã phải chịu đựng quá lâu, đã sống và làm việc quá nhục nhã! Còn nhân dân thì bị nhận một dịch vụ lừa đảo.
Nhiều người đấu tranh chống tiêu cực đã bị trả giá. Vì sao chị vẫn lựa chọn mình sẽ là người tiếp theo?
Tôi hiểu điều đó chứ! Nhưng tôi có niềm tin cái gì là sự thật thì sẽ được ủng hộ, còn cái gì xấu thì ta phải đấu tranh với nó.
Tôi muốn người dân được hưởng đúng quyền lợi của mình khi khám chữa bệnh, còn cán bộ công chức như tôi có môi trường làm việc lành mạnh, có sự tôn trọng, thân thiện, chia sẻ.
Thêm niềm tin
Chị có nhận được sự ủng hộ, chia sẻ của đồng nghiệp, chồng con và người thân không?
Tôi có nhận được sự ủng hộ của họ và của cả hàng xóm láng giềng, báo chí nữa. Một số đồng nghiệp của tôi rất tốt.
"Tôi và tất cả cán bộ trong bệnh viện đã phải chịu đựng quá lâu, đã sống và làm việc quá nhục nhã. Còn nhân dân thì bị nhận một dịch vụ lừa đảo", lời chị Nguyệt.
Họ biết nhưng họ không dám ra mặt vì sợ, song phía sau thì họ ủng hộ mình rất nhiều. Có thể không nói ra thành lời nhưng bằng ánh mắt, bằng cử chỉ thì mình cảm nhận được.
Có người chỉ dám gặp riêng rồi mới nói là đã biết sự việc, có người chỉ ra hiệu. Sự ủng hộ đó họ cũng không dám công khai vì sợ ông giám đốc. Khi sự việc được phanh phui, cơ quan chức năng vào cuộc và báo chí lên tiếng ủng hộ, họ rất phấn khởi.
Những kết quả ở thời điểm hiện tại đã khiến sự việc sai trái bị dừng lại. Chị sẽ làm gì tiếp theo?
Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho sự việc này. Dù &'cái xấu đang lấn át cái tốt', nhưng tôi cũng tin rằng sự việc được dư luận quan tâm như vậy thì sự công bằng sẽ sớm được lấy lại.
Ông Giám đốc đã làm hỏng một thế hệ các cháu là nhân viên trẻ khi cho các cháu được toàn quyền làm việc sai trái. Lúc đầu mới đến thì các cháu biết lắng nghe người lớn. Nhưng khi được giám đốc trao quyền quá nhiều và lại làm láo như thế thì các cháu hư đi rất nhanh, bản thân các cháu không còn biết đâu là đúng sai phải trái.
Đó là bài học về hậu quả của đạo đức người lãnh đạo không tốt, người nào làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xin cảm ơn chị!
Sau khi làm việc với chị Nguyệt, phóng viên có tiếp xúc với một số người dân sống và buôn bán hàng hóa lâu năm ngay ở cổng bệnh viện. Qua câu chuyện có thể thấy ngoài phản ánh từ phía cán bộ y tế trong bệnh viện thì ngay cả dư luận bên ngoài cũng "râm ran" nhiều chuyện không hay về tư cách, đạo đức của vị giám đốc này.
Theo Cẩm Quyên
Vietnamnet
Báo chí góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội Chiều 23-7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với tập thể lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam . Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện với các phóng viên bên hành lang Quốc hội, tháng 6-2013 Ảnh: Phú Khánh Báo cáo về tình hình hoạt động của Hội, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam...