Đạo diễn phim “Em bé Hà Nội” qua đời
NSND Hải Ninh – cây đại thụ của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam – đã trút hơi thở cuối cùng sáng 5/2, thọ 82 tuổi.
Theo thông tin từ phía đạo diễn – NSND Thanh Vân (con trai của đạo diễn – NSND Hải Ninh), cha của anh đã từ trần vào lúc 5h50 sáng ngày 5/2 tại Bệnh viện Hữu Nghị. Đạo diễn của bộ phim Em bé Hà Nội ra đi sau 10 ngày hôn mê tại bệnh viện.
Chia sẻ với phóng viên, đạo diễn Thanh Vân cho biết trước khi vào viện, cha anh vẫn khỏe mạnh. Ông vẫn tham dự các cuộc hội thảo, trò chuyện về các vấn đề điện ảnh và lên nhiều kế hoạch cho năm 2013.
Đạo diễn Hải Ninh và con trai ông – đạo diễn Thanh Vân
Trước khi nhập viện, đạo diễn – NSND Hải Ninh còn rất tỉnh táo khiến cả gia đình đều tin rằng năm nay đại gia đình sẽ được đón một cái Tết sum vầy tại nhà. Bởi nhiều năm qua, đạo diễn Hải Ninh thường phải đón Tết trong bệnh viện do căn bệnh ung thư tuyến tụy. Gia đình ông cũng chưa bao giờ nghĩ tới tình huống xấu nhất này vì trước đó, ông luôn nói với con cháu rằng mình đang khỏe dần lên.
Thế nhưng cách đây 10 ngày, do một cơn hạ huyết áp đột ngột trong đêm, khi được chuyển lên bệnh viện, đạo diễn Hải Ninh đã gặp biến chứng. Ngay sau đó, ông bị bại não và chuyển sang trạng thái hôn mê sâu. Sau 10 ngày hôn mê, vào lúc 5h50 sáng ngày 5/2, ông đã qua đời tại Bệnh viện Hữu Nghị.
Video đang HOT
Hiện tại, các thành viên trong gia đình đạo diễn Hải Ninh đang vô cùng thương tiếc và mất mát trước sự ra đi đột ngột của ông. Về phần đạo diễn Hải Ninh, ông cũng không có sự chuẩn bị trước nào cho sự ra đi này, ông chưa kịp trăng trối hay nói một lời chia tay nào với người thân.
Đạo diễn Hải Ninh là một tên tuổi lớn của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Ngày hôm nay, gia đình ông đã nhận được rất nhiều lời chia buồn, sẻ chia của đông đảo bạn bè, đồng nghiệp. Tang lễ tiễn đưa đạo diễn – NSND Hải Ninh về nơi an nghỉ cuối cùng sẽ bắt đầu lúc 10h sáng ngày 7/2 (tức 27 tháng Chạp) tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng.
Đạo diễn Hải Ninh sinh ngày 31/12/1931 tại Thanh Hóa. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệuNghệ sĩ Nhân dân đợt I năm 1984; giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 2007. Năm 2008, đạo diễn Hải Ninh được vinh danh vì những đóng góp, cống hiến trọn đời cho nền nghiệp điện ảnh Việt Nam tại Lễ trao giải Cánh diều vàng của Hội Điện ảnh Việt Nam.
Trong sự nghiệp của mình, ông nổi tiếng với những bộ phim sử thi kinh điển về chiến tranh Cách mạng như Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, Đất mẹ, Thành phố lúc rạng đông…
Theo Dantri
Phim chiến tranh Việt Nam khó "hút" khán giả
Khán giả chờ đợi sự đột phá mới ở dòng phim mà trong khoảng thời gian gần đây thiếu vắng những tác phẩm thực sự hấp dẫn.
Thiếu tính triết lý
Kịch bản sâu sắc, chân thực là chất liệu tạo dựng nên một bộ phim chiến tranh hay. Để viết được những kịch bản như vậy, nhà biên kịch không thể dễ dãi mà phải đầu tư nhiều công sức. Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, đạo diễn - NSND Hải Ninh và nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ đã mất tới 5 năm đi thực tế viết kịch bản Vĩ tuyến 17 ngày và đêm. NSND Hải Ninh kể: "Tôi và anh Hoàng Tích Chỉ mỗi người một chiếc xe đạp, vượt qua chặng đường máu lửa suốt từ Hà Nội vào tới Vĩnh Linh. Thời đó có phóng viên người Nhật đã phải thốt lên, ai đi từ Hà Nội vào Vĩnh Linh và trở ra Bắc là đã có thể phong anh hùng".
Còn nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn - tác giả kịch bản bộ phim truyền hình Huyền thoại 1C (đạo diễn Nguyễn Thanh Vân), đã mất 4 năm "đi đi lại lại" các tỉnh miền Tây, tới con đường xưa nơi 800 nữ thanh niên xung phong tham gia vận chuyển vũ khí, thuốc men... trong kháng chiến chống Mỹ, đến nhà, trò chuyện với những người còn sống, đọc tất cả những lá thư của họ gửi cho ông...
Cảnh trong phim Đường Hồ Chí Minh trên biển - Ảnh: Đỗ Tuấn
Theo nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn, một trong những điểm còn hạn chế của phim chiến tranh Việt Nam là thiếu tính triết lý, hoặc thậm chí không có, mà đơn thuần chỉ là mô tả lại những cuộc chiến. Không ít bộ phim bị khán giả chê vì không khí, cảnh chiến đấu giả tạo. Cho đến bây giờ, NSND Hải Ninh vẫn được coi là đạo diễn phim chiến tranh hàng đầu của Việt Nam. Một trong những yếu tố thuận lợi của đạo diễn là ông đã được trải nghiệm thực tế. Ông đã đi gần như trọn vẹn cả hai cuộc chiến tranh. Không phải đạo diễn nào làm phim chiến tranh cũng trải nghiệm thực tế, điều cần là đạo diễn phải có kiến thức, kỹ năng dàn dựng cảnh chiến tranh.
Theo nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn, đa số các đạo diễn ở ta vẫn còn dàn dựng cảnh chiến đấu sơ lược, không có khả năng dàn dựng những trận đánh lớn, có sự phối hợp của nhiều bình chủng, nhưng nhiều khi lại đổ lỗi cho kinh phí làm phim thấp.
Một trong những yếu tố góp phần tạo nên bộ phim hấp dẫn là những cảnh quay. Nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn nhận xét, nhiều nhà quay phim không thực hiện cảnh quay theo điểm nhìn của nhân vật - người đang tham gia chiến đấu, vì thế gây cho người xem có cảm giác đang đứng ngoài chứ không phải trong cuộc chiến. Trang phục trong phim chiến tranh cũng là yếu tố cần phải chân thực. Nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn nhớ lại: "Khi thấy các diễn viên vào vai bộ đội mặc trang phục mới tinh, vị đạo diễn phim Điện Biên Phủ người Pháp đã bỏ về. Ông yêu cầu người thiết kế trang phục phải làm trang phục cho cũ đi. Tất cả phải tôn trọng hiện thực". Trong khi đó, bên cạnh khả năng diễn xuất, diễn viên cũng phải tạo hình tượng chân thực, như da phải đen, cháy nắng cho thấy sự ác liệt của chiến tranh...
Cần có chiến lược
Đạo diễn Hải Ninh nhìn nhận: "Trong các đề tài thì đề tài chiến tranh chiếm vị trí quan trọng với phim ảnh. Các tác phẩm giúp truyền niềm tự hào, sức mạnh của đất nước từ thế hệ này sang thế hệ khác". Tuy vậy, theo ông, chúng ta chưa có chiến lược đầu tư lâu dài, cụ thể cho phim chiến tranh. Thường thì việc đầu tư chỉ được thực hiện nhỏ lẻ, trong khi đầu tư cho nghệ thuật cần cả một thời gian dài. Đạo diễn Hải Ninh bày tỏ, phim chiến tranh phải là một tác phẩm nghệ thuật, mang tính văn hóa, "nếu chỉ phục vụ mục đích tuyên truyền thì sẽ hạ thấp tính lịch sử, hạ thấp cuộc sống".
Trong một cuộc trò chuyện trước đây, Lý Hùng đã chia sẻ rất nhiều về cảm giác khi tham gia phim lịch sử "Đường Hồ Chí Minh Trên Biển"
Mặt khác, đa số các bộ phim chiến tranh đều do các hãng phim nhà nước sản xuất. Trong khi đó, hầu hết các đơn vị này lại chưa quen, hay không có tiền để quảng bá phim, "nên bỏ qua các bước, giai đoạn thu hút sự tò mò của khán giả đến xem phim. Trái lại, các hãng phim tư nhân lại rất nhạy bén với công việc này".
"Làm phim chiến tranh hấp dẫn khán giả càng ngày càng khó" - nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn nhìn nhận. Phim cần phải hội tụ các yếu tố như câu chuyện nhân văn, cách dàn dựng chân thực, diễn xuất có sức hút của diễn viên. Ông cho rằng, phim chiến tranh không phải chỉ sản xuất cho khán giả trong nước xem, không nên có góc nhìn "khu biệt", mà phải chuyển tải câu chuyện có ý nghĩa với thế giới.
Các bộ phim truyền hình về chiến tranh đang được thực hiện có thể kể tới: Đường Hồ Chí Minh trên biển (dài 40 tập, đạo diễn Đinh Thái Thụy, Hồ Ngọc Xum), Huyền thoại 1C (dài 20 tập, đạo diễn Thanh Vân thực hiện, kịch bản: Đoàn Minh Tuấn, Anh Động), Chiến hạm nổ tung (đạo diễn: Nguyễn Chí Thành - NSƯT Khương Đức Thuận, kịch bản: đại tá Nguyễn Xuân Hải, cố vấn nghệ thuật: đạo diễn Long Vân). Các bộ phim nhựa như Nếu anh còn được sống (đạo diễn Lê Ngọc Linh, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Văn Lê), Những người viết huyền thoại (tác giả: Nguyễn Anh Dũng, Trần Thế Thành, đạo diễn Bùi Tuấn Dũng), Mùi cỏ cháy (đạo diễn Nguyễn Hữu Mười, biên kịch: Hoàng Nhuận Cầm, dựa theo cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi 20 của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc).
Theo Thanh Niên
Những diễn viên nổi tiếng nhờ một vai diễn Nếu trước đây điện ảnh Việt Nam từng có nhiều diễn viên chỉ thành công với một vai diễn, được gọi là "vai để đời", ngày nay, nhiều người trẻ đã nổi danh chỉ có một vai diễn. Những diễn viên nổi tiếng với một vai diễn "để đời" NSND Huy Thành đánh giá: "Với người diễn viên chỉ cần có được một...