Đạo diễn Nguyễn Phương Điền: Hơn 20 ngày không ngủ trên phim trường, bật khóc vì 1 điều khó tin
“Ngày nào chúng tôi cũng quay đến nửa đêm về sáng. 5h sáng tôi lại có mặt ở hiện trường, chợp mắt rất ít và luôn nhờ người đánh thức nếu lỡ ngủ quên”, đạo diễn Nguyễn Phương Điền kể.
“Lôi Vũ”, câu chuyện từng gây rúng động nhiều nước trên thế giới, từng lấy biết bao nước mắt của khán giả Việt và cũng góp phần “tạo dựng” lên tên tuổi của NSND Hồng Vân, Việt Anh, Hữu Châu, Thành Lộc… giờ đây lại tiếp tục được nhào nặn thành phim truyền hình dưới bàn tay của đạo diễn Nguyễn Phương Điền với cái tên mới “ Tiếng sét trong mưa”.
Thế nhưng, đằng sau tác phẩm được biết bao người trông đợi ấy là những gian truân khủng khiếp. Đó là mồ hôi, nước mắt, thậm chí vắt kiệt sức lực của cả một ê-kíp mấy chục con người suốt vài tháng liền. Ngay cả khi ngồi nhắc lại những ngày tháng gian nan đó, đạo diễn của bộ phim vẫn không cầm được nước mắt.
Chạy vạy khắp nơi
Bộ phim “Tiếng sét trong mưa” do anh đạo diễn được phóng tác từ tác phẩm kinh điển của Tào Ngu – một nhà văn Trung Quốc từ thập niên 30 thế kỷ trước. Anh có sợ bị ảnh hưởng văn hóa của họ và khiến người xem… phản cảm?
Ngay chính tôi khi nhận phim này cũng đắn đo nhiều vì sợ điều bạn nói. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc cùng biên kịch Hạ Thu, chúng tôi trao đổi kịch bản này mình phải là chính mình.
Ví dụ, ở Trung Quốc, trong các bữa ăn, người ta dùng xì dầu nhưng văn hóa người Việt rất đa dạng. Ngay như chuyện ăn nước mắm, nước chấm, mỗi vùng miễn đã có sự khác nhau. Chính điều đó giúp tôi tự tin rằng đây sẽ là tác phẩm đậm văn hóa Việt. Mà chính xác là người miền Tây.
Một trong những ngôi nhà cổ mà đoàn phim sử dụng để quay phim.
Trong thời buổi làm phim phải tính toán, cân nhắc từng đồng như hiện nay sao cho tiết kiệm chi phí tối đa, mà làm về đề tài xưa cũ, anh và đoàn có gặp nhiều khó khăn?
Đương nhiên, vấn đề kinh phí gặp rất nhiều khó khăn, gần như phải chạy vạy khắp nơi để có được những hình ảnh như mình mong muốn. Chúng tôi đặt ra mục tiêu hình ảnh miền Tây sông nước, khi lên phim không chỉ đẹp mà còn phải làm nổi bật tính cách mỗi nhân vật.
Có một điều tôi hơi tiếc đó là không thể giữ được nguyên bản gốc bối cảnh mỏ than. Ban đầu chúng tôi cũng tính đến phương án ăn gian hình ảnh, nhưng nếu giữ chi tiết này, kinh phí đội lên sẽ rất lớn trong khi bối cảnh mỏ than lại ở miền Bắc.
Cuối cùng chúng tôi quyết định chọn rừng cao su, vừa có lợi về hình ảnh, dễ quay và lên phim, hình ảnh vẫn đẹp mà vẫn đảm bảo không rời xa kịch bản gốc.
Hầu như các bối cảnh, xe cộ, đạo cụ sử dụng trong phim đều được tính toán và thể hiện rất chừng mực nhằm thể hiện được bối cảnh Nam Bộ thời xưa nhưng không quá tốn kém.
Để có được những hình ảnh đẹp trong phim chúng tôi phải cố gắng đi rất nhiều nơi để lựa chọn bối cảnh. Có những lúc chạy đi khắp nơi tưởng chừng bế tắc nhưng may mắn cuối cùng mọi thứ đã vượt qua.
Video đang HOT
Bật khóc vì tốn quá nhiều tiền bối cảnh
Nhưng với tình hình kinh phí chung ngặt ngèo như hiện nay và như anh vừa chia sẻ thì thật sự là đoàn đã phải chạy vạy khắp nơi… vậy mà anh vẫn tìm được bối cảnh nhà cổ như nhà bà hội đồng, thì thật không đơn giản?
Chính xác là xa xỉ. Trên thực tế, có những phim cùng thể loại chỉ làm theo cách truyền thống là vào những nhà cổ đã cho các phim quay, với giá thuê 2-3 triệu/ngày quay, khu vực dễ di chuyển, thuận tiện cho cả diễn viên. Nhưng tôi không muốn hình ảnh trùng lặp và thế là quyết tâm đi tìm những ngôi nhà cổ mới.
Đạo diễn Nguyễn Phương Điền đã bật khóc khi nhớ lại những tháng ngày gian nan đó.
Tôi xuống An Giang đầu tiên vì ở đây có 21 nhà cổ, tôi đi khảo sát từng căn. Hầu hết nền và phông có nhưng đồ đạc trong nhà đều không còn. Nếu với kinh phí này này chuyện đó không thể thực hiện được.
Tôi tiếp tục đến Đồng Tháp, về Đồng Nai cũng không được. Cuối cùng, tôi phải lên mạng hỏi các họa sĩ thiết kế từng làm các phim xưa. Có nhiều ngôi nhà được chỉ hợp tiêu chí nhưng giá tiền quá cao, vì hiện nay những ngôi nhà này đều đang được khai thác du lịch.
Toàn bộ quá trình này, tôi đã đi khảo sát tổng cộng hơn 100 ngôi nhà cổ khác nhau. Cuối cùng tôi quyết định phải vào bằng được ngôi nhà cổ của một người nước ngoài làm chủ.
Khi hỏi về giá cả, họ yêu cầu phải trả 18 triệu/ ngày. Cũng may sau khi tìm hiểu được biết vợ của chủ nhà vốn là một người Việt, chúng tôi đã thuyết phục và họ đồng ý giảm xuống còn 9 triệu/ngày quay.
Với kế hoạch quay 16 ngày, chúng tôi thấy kinh phí đó khá ổn. Tuy nhiên, quá trình quay lại phát sinh thêm đến 8 ngày.
Thật sự, lúc đó cả đơn vị sản xuất và tôi đều phải bật khóc bởi riêng khâu bối cảnh, đã tiêu tốn quá nhiều tiền. Để tiết kiệm, ngày nào chúng tôi cũng quay đến nửa đêm, thậm chí có hôm 2-3h sáng mới đóng máy.
Ngày hôm sau, diễn viên thường 8-9h mới có mặt thì khoảng 5 giờ sáng tôi đã có mặt tại hiện trường, tranh thủ chợp mắt rất ít và luôn nhờ một cậu bé trong đoàn đánh thức nếu lỡ ngủ quên. Quá trình đó kéo dài hơn 20 ngày.
Tôi cũng phải kể thêm một chi tiết mà khi trao đổi, biên kịch Hạ Thu cho rằng tôi đang bày biện quá nhiều. Đó là việc tìm bằng được cây ổi mà biên kịch cho rằng đã tuyệt chủng nhưng trong kịch bản nói đến.
Tôi đến tận các vùng sâu, vùng xa tìm cho bằng được và may mắn còn được hai cây. Sau đó, tôi còn quyết định mua cả cây và trái, người dân địa phương còn nghĩ tôi bị điên, vì với họ đó chỉ là cây dại.
Nhưng giờ nhìn lại tất cả những gì mình đã cống hiến, tôi thấy rất nhẹ lòng.
Đạo diễn Nguyễn Phương Điền đùa với diễn viên trên phim trường, dù hôm nào cũng quay tới khuya về sáng.
Vậy khi tìm được ngôi nhà cổ ưng ý, anh và ê-kíp có phải sắp xếp, bổ sung thêm đạo cụ không?
Hầu hết đều phải mua bổ sung vì chỉ đạt khoảng 70% yêu cầu. Tôi phải hỏi ý kiến chủ nhà, sau khi được sự đồng ý, chúng tôi phải lên đình làng thuê bàn ghế, mua các bình cổ trang trí và làm đạo cụ cho phim.
Riêng chuyện mua bình cổ cũng là câu chuyện thú vị. Ví dụ một cặp bình nguyên vẹn giá khoảng 6 triệu, nhưng với những chiếc bình bị sứt mẻ một chút có thể chỉ cần mua với giá 800.000. Cứ mua từng đồ vật như thế rồi mang về bổ sung cho các bối cảnh.
Cảnh mà tôi nhớ nhất chính là trường đoạn cuối phim. Ở hiện trường Lâm Minh Thắng khóc thì đằng sau máy quay tôi cũng khóc. Chỉ 1 phân đoạn mà quay mất 3 đêm chỉ để đảm bảo racord, ánh sáng, mưa, tâm lý nhân vật, chưa kể phải chạy theo lịch của diễn viên. Rồi chủ nhà chỉ cho quay đến 2-3h sáng, ê-kíp phải xin ngủ lại qua đểm để sớm mai quay tiếp.
Cảm ơn anh đã chia sẻ!
Theo Trí Thức Trẻ
Nhan sắc xinh đẹp của vợ đạo diễn "Vua bánh mì": Mẹ hai con mà ngỡ hot girl 18 tuổi
Xinh như hoa hậu, hiền lành, nấu ăn ngon, khéo chăm chồng con, không thích trưng diện... là những từ mà đạo diễn "Vua bánh mì" dùng để miêu tả về người vợ kém anh gần 2 con giáp.
Vợ đạo diễn "Vua bánh mì" tên đầy đủ là Lê Thị Cẩm Giang, sinh năm 1992 tại Cần Thơ, kém anh 23 tuổi. Mặc dù xinh đẹp không thua hoa hậu nhưng kể từ ngày lấy chồng, Cẩm Giang toàn tâm toàn ý ở nhà lo nội trợ, sinh cho anh 2 đứa con kháu khỉnh và ngoan ngoãn.
Những người đã từng gặp Cẩm Giang, đều khuyên đạo diễn "Vua bánh mì" cho vợ tham gia showbiz nhưng anh kiên quyết từ chối. Lý do đơn giản là, vợ anh đẹp quá. Anh sợ cho vợ vào showbiz thì... mất vợ.
Bản thân Cẩm Giang cũng không thích tới những cuộc giao lưu của giới nghệ sĩ. Cẩm Giang từng có thời gian theo chồng ra phim trường và đi sự kiện cùng anh, nhưng cô cảm thấy, nơi đó không dành cho mình. Cô quyết định lui lại phía sau làm hậu phương vững chắc cho chồng.
Cẩm Giang đặc biệt nấu ăn ngon, khéo tay và có năng khiếu về hội họa dù không học qua bất cứ trường lớp nào.
Theo lời đạo diễn "Vua bánh mì", vợ anh là cô gái ngoan hiền, khéo chiều chồng chăm con và không bao giờ thích trưng diện. Mua cái đầm, túi, giày hơn 500.000 đồng là cô tiếc tiền. Cẩm Giang cực kỳ xinh đẹp dù đã qua 2 lần sinh con và ngay cả khi giản dị với áo nâu đi lễ chùa.
Đạo diễn "Vua bánh mì" bảo: "Cô ấy cực kỳ kỹ tính và sạch sẽ. Hồi đầu, tôi cũng thuê người giúp việc để cô ấy đỡ vất vả. Người ta rửa chén (bát) lau nhà, cô ấy lặng lẽ kiểm tra, thấy không sạch thì rửa lại, lau lại chứ không nói. Nhưng người giúp việc thấy, họ bị tự ái nên xin nghỉ".
Thế là Cẩm Giang bảo chồng "để em làm hết cho". Đêm nào cũng 1,2h sáng Cẩm Giang mới đi ngủ. Hết giặt đồ, ủi đồ đến lau nhà, cái gì cũng làm kỹ càng, sạch sẽ.
Mặc dù con trai lớn năm nay 8 tuổi, con gái thứ 2 đã 6 tuổi nhưng bà xã đạo diễn Vua bánh mì rất xì-tin. "Ở nhà, 3 mẹ con cô ấy chơi với nhau như 3 chị em", đạo diễn Vua bánh mì nói.
Cẩm Giang và chồng gặp nhau tình cờ khi cô lên Sài Gòn học nghề. Năm đó, Cẩm Giang mới 17 tuổi. Lần đầu nhìn thấy đạo diễn Vua bánh mì, Cẩm Giang sợ bỏ chạy vì "ông chú" này nhìn thấy ghê quá. Râu ria xồm xoàm, quần áo lếch thếch...
Thế rồi như duyên trời định, tới lần gặp thứ 4, Cẩm Giang nghe được những lời rất tốt về anh. Hai người tìm hiểu rồi làm đám cưới không lâu sau đó, khi Cẩm Giang chưa được 18 tuổi. Cưới về năm trước, năm sau, cô sinh ngay cho anh 1 cậu con trai kháu khỉnh và sau đó là 1 bé gái bụ bẫm.
Nhà Cẩm Giang tuy ở quê, không khá giả nhưng vì là con út nên được cưng chiều từ nhỏ. Bởi vậy, lúc mới về nhà chồng, cô như 1 tờ giấy trắng, không biết làm bất cứ thứ gì. 1 tháng đầu sau khi cưới, hai vợ chồng toàn đi ăn tiệm.
Nhờ tính ham học hỏi, giờ đây, Cẩm Giang làm nội trợ cực giỏi. Từ 2 người, tổ ấm của họ giờ đã nhân lên gấp đôi. Đạo diễn "Vua bánh mì" tâm sự, anh rất yêu và tự hào về vợ con mình.
Theo Thế giới trẻ
Đạo diễn Nguyễn Phương Điền bắt diễn viên đi học làm bánh và hé lộ lời thề của Thành Lộc "Tôi phải nhờ anh Hoài Linh nói với chị Thanh Hằng rồi xin anh Linh có show nào thì đưa chị Hằng đi làm trong 3 tháng chị ở Việt Nam quay phim", đạo diễn Nguyễn Phương Điền chia sẻ. Bộ phim Hàn "Vua bánh mì" từng gây sốt châu Á năm 2010, đạt kỷ lục riting ở nhiều quốc gia như Mỹ,...