Đạo diễn Lê Hoàng “vừa mừng vừa lo” khi thấy Bùi Tiến Dũng người đầy hàng hiệu
Đạo diễn Lê Hoàng và lực sĩ Phạm Văn Mách cùng nhau bàn luận về đời của các vận động viên thể thao trong talk show “ Chuyện cuối tuần”.
Talk show “Chuyện cuối tuần”, chủ đề “Tấm huy chương bị lãng quên” sẽ được phát sóng lúc 21h35 thứ Bảy ngày 4/5/2019 trên kênh VTV9. Khách mời đặc biệt tuần này là lực sĩ Phạm Văn Mách.
Nhìn cuộc sống khó khăn của các VĐV khi qua thời đỉnh cao mà giờ đây, khi chứng kiến cuộc sống xa hoa của các cầu thủ nổi tiếng đương thời, đạo diễn Lê Hoàng cho biết, anh thấy “vừa mừng vừa lo”: “Tôi mở báo thấy đăng thủ môn Bùi Tiến Dũng xuất hiện trên người toàn hàng hiệu, giầy, áo, đồng hồ… toàn hàng mấy trăm triệu. Có một số comment bảo họ tuổi trẻ có làm có tiêu, đó là quyền của họ, tôi thấy đúng. Một số khác thì bảo thời huy hoàng qua nhanh lắm, hãy tiết chế từ bây giờ, tôi thấy cũng đúng luôn. Nhưng phải nói, lớp cầu thủ bóng đá bây giờ được ưu ái nhiều, đông người hâm mộ, thu nhập của họ toàn tiền tỷ, cuộc sống xa hoa, như Công Phượng thi thoảng được báo chí khen dùng hàng hiệu rồi Quang Hải có bạn gái hot girl”.
Chuyện cuối tuần: Lê Hoàng “vừa mừng vừa lo” khi thấy Bùi Tiến Dũng người đầy hàng hiệu
Phạm Văn Mách là vận động viên thể dục thể hình của Việt Nam, anh từng 4 lần vô địch thế giới và 7 lần liên tiếp vô địch châu Á. Bên cạnh đó, Phạm Văn Mách còn gây ấn tượng khi tham gia cuộc thi hát “Cặp đôi hoàn hảo” cùng Văn Mai Hương và lọt vào Top 4.
Nổi tiếng từ cuộc thi, Phạm Văn khi đó khá đắt show sự kiện, anh còn được nhiều chương trình mời đi hát, tuy nhiên, khi đó, nam lực sĩ gặp không ít luồng ý kiến của dư luận: “Nhiều người “ném đá”, bảo tôi là vận động viên thể hình thì lo tập luyện đi, “bon chen” đi hát làm gì. Nhưng họ đâu hiểu, đời vận động viên ngắn lắm, mình có cơ hội được làm nhiều việc liên quan đến nghệ thuật, thể hiện đam mê của mình, VĐV cũng nhiều người có máu nghệ sĩ nên thích tham gia các chương trình. Và dù khi đó tôi bị mọi người phản bác nhưng năm sau, khi quay lại với thể thao, tôi vẫn trở lại thời đỉnh cao. Sau 2 năm không thi đấu, năm 2017 tôi vẫn lên ngôi vô địch thế giới tại giải đấu tại Mông Cổ”.
Ủng hộ Phạm Văn Mách theo con đường nghệ thuật, đạo diễn Lê Hoàng cũng cho biết, không chỉ Phạm Văn Mách mà nhiều VĐV khác như VĐV Điền kinh Huy Lộc cũng đi hát, Dư Tố Hà – vũ công nổi tiếng cũng từng là VĐV, chị em Thuý Hiền – Thuý Vinh cũng từng đóng phim. “Dư luận nhiều khi hẹp hòi, thấy VĐV thể thao làm nghệ thuật là nghi ngại, nhưng họ còn trẻ, họ có quyền nghĩ đến tương lai, nhỡ ngày nào không thi đấu được thì còn có cơ hội chuyển nghề” – Đạo diễn Lê Hoàng nói.
Chia sẻ về những VĐV nổi tiếng sau khi qua thời đỉnh cao, Phạm Văn Mách cho biết, mỗi lần anh đoạt huy chương, sau đó lại đau đáu nỗi niềm làm sao để giữ được phong độ.
“Có nhiều đàn anh như Lý Đức, Công Phú… khi tuổi cao, không còn khả năng thi đấu thì lui về kinh doanh nhưng tâm thế luôn suy nghĩ làm sao truyền lại chuyên môn cho đàn em. Bản thân Mách may mắn khi môn thể hình này càng tập càng giữ và duy trì được phong độ nên có thể kéo dài được nhiều năm, nhưng những môn khác như điền kinh, bơi lội thời kỳ hoàng kim rất ngắn. Nhiều anh em VĐV lại chỉ biết luyện tập, không suy nghĩ cho tương lai nên khi qua thời kỳ đỉnh cao không biết làm gì để kiếm sống. Có những người phải đi bán vé số, chạy taxi, thậm chí bốc vác. Có anh em VĐV trước rất thân với Mách nhưng khi gặp lại khi họ ở vị thế khác, thấy Mách họ ngại không dám lại gần bắt tay”, Phạm Văn Mách kể.
Đồng cảm với Phạm Văn Mách, đạo diễn Lê Hoàng cho biết, Phạm Văn Mách còn may mắn khi xây dựng được trung tâm thể hình của mình, chứ nhiều nghệ sĩ khác, ở tuổi 30 đã phải “về hưu non” cuộc sống bấp bênh rất tội. Đạo diễn Lê Hoàng chia sẻ, anh từng có lần đi taxi, gặp người lái chính là một cầu thủ nổi tiếng của đội Hải Quan. Cựu cầu thủ cho biết, bản thân mình còn may mắn, nhiều người khác còn khổ hơn, phải bán hàng ở sân vận động để mưu sinh. Trong khi đó, so với các danh thủ thế giới khi về hưu, hầu như đều giàu có, không phải làm nghề chân tay. Và đây là điều vô cùng thiệt thòi, bất công với các VĐV nước nhà.
Không chỉ có cuộc sống khó khăn, mà về đời sống tinh thần các VĐV cũng rất trắc trở, long đong vì trót mang nghiệp thể thao, Lê Hoàng chua chát nói thêm: “Mới đây, tôi đọc tin về VĐV Điền kinh Vũ Thị Hương sinh em bé và định cư ở Australia mà mừng rơi nước mắt. Với người phụ nữ khác, sinh con là chuyện bình thường, nhưng với các VĐV nữ thì có được hạnh phúc ấy là vô cùng khó khăn. Nhiều người lấy chồng trễ khó có con, rồi cuộc sống vất vả, phải mưu sinh khi rời thể thao cũng khiến nhiều VĐV khó tìm cho mình một hạnh phúc…
Cách đây không lâu, tôi đọc một tờ báo đưa tin danh thủ quần vợt Võ Văn Bảy qua đời. Anh vốn nổi tiếng khắp miền Nam nhưng khi ra đi lại thật lặng lẽ. Không trách ai cả nhưng tôi vẫn thấy xót xa khi nghệ sĩ qua đời được nhiều người biết đến, được báo chí đưa tin. Các nhạc sĩ, ca sĩ sau này còn tổ chức liveshow, đêm nhạc tưởng nhớ. Các diễn viên qua thời hoàng kim còn được làm giám khảo, nhưng VĐV thì không có gì hết, bước xuống bục vinh quang là không ai còn nhớ đến”.
Bên cạnh nghiệp thể hình, Phạm Văn Mách còn đi hát
Chia sẻ về những tấm huy chương mà các VĐV phải vất vả đổ mồ hôi, xương máu và cả quãng thời thanh xuân tuổi trẻ để có được, đạo diễn Lê Hoàng cũng khiến nhiều người không khỏi ngậm ngùi xót xa khi tiếp tục so sánh với các ngành nghệ thuật khác: “Diễn viên có vai chính vai phụ nhưng thể thao người ta chỉ nhớ đến VĐV đoạt huy chương vàng, huy chương bạc đôi khi bị coi như giải rút. Rồi diễn viên còn xem lại được phim họ từng đóng chứ VĐV muốn cũng không có nơi nào phát lại những giây phút họ nhận huân chương”.
Cuối chương trình, Phạm Văn Mách mong rằng sẽ có nhiều chính sách ưu ái hơn dành cho các VĐV thể thao, còn bản thân anh hiện nay tuy chưa giàu nhưng nếu lập gia đình thì “vẫn lo được”. Từ kinh nghiệm của mình, anh nhắn nhủ tới các đồng đội khi rời bỏ sự nghiệp thể thao rằng: “Chúng ta từng là anh hùng trên sàn đấu, khi trở về cuộc sống đời thường hãy giữ vững tinh thần đó, mạnh mẽ, tỉnh táo đứng lên để tạo dựng cuộc sống cho mình”. Còn đạo diễn Lê Hoàng cũng mong rằng các VĐV thể thao hãy tin rằng sẽ có ngày mình được ủng hộ: “Sẽ có ngày sự ưu đãi, tôn vinh của công chúng được nâng cao hơn để các bạn có niềm tin rằng những đóng góp của mình sẽ mãi được trân trọng”.
Theo ttvn
Vì vợ con, lực sĩ Phạm Văn Mách chấp nhận đi hát dù bị khán giả chê bai, ném đá
Talkshow Chuyện Cuối Tuần tập 15 chủ đề "Tấm huy chương bị lãng quên" sẽ phát sóng lúc 21h35 thứ bảy ngày 4/5/2019 trên kênh VTV9. Khách mời đặc biệt tham gia Chuyện Cuối Tuần là Lực sĩ Phạm Văn Mách.
Phạm Văn Mách là vận động viên thể dục thể hình của Việt Nam, anh từng 4 lần vô địch thế giới và 7 lần liên tiếp vô địch châu Á. Bên cạnh đó, Phạm Văn Mách còn gây ấn tượng khi sở hữu giọng hát ngọt ngào, đầy kĩ thuật. Anh từng tham gia một cuộc thi hát cùng Văn Mai Hương và lọt vào Top 4.
Nổi tiếng từ cuộc thi, Phạm Văn khi đó khá đắt show sự kiện, anh còn được nhiều chương trình mời đi hát, tuy nhiên, khi đó, nam lực sĩ gặp không ít luồng ý kiến của dư luận: "Nhiều người "ném đá", bảo tôi là vận động viên thể hình thì lo tập luyện đi, "bon chen" đi hát làm gì. Nhưng họ đâu hiểu, đời vận động viên ngắn lắm, mình có cơ hội được làm nhiều việc liên quan đến nghệ thuật, thể hiện đam mê của mình, VĐV cũng nhiều người có máu nghệ sĩ nên thích tham gia các chương trình. Và dù khi đó tôi bị mọi người phản bác nhưng năm sau, khi quay lại với thể thao, tôi vẫn trở lại thời đỉnh cao. Sau 2 năm không thi đấu, năm 2017 tôi vẫn lên ngôi vô địch thế giới tại giải đấu ở Mông Cổ".
Ủng hộ Phạm Văn Mách theo con đường nghệ thuật, đạo diễn Lê Hoàng cũng cho biết, không chỉ Phạm Văn Mách mà nhiều VĐV khác như VĐV Điền kinh Huy Lộc cũng đi hát, Dư Tố Hà - vũ công nổi tiếng cũng từng là VĐV, chị em Thuý Hiền - Thuý Vinh cũng từng đóng phim. "Dư luận nhiều khi hẹp hòi, thấy VĐV thể thao làm nghệ thuật là nghi ngại, nhưng họ còn trẻ, họ có quyền nghĩ đến tương lai, nhỡ ngày nào không thi đấu được thì còn có cơ hội chuyển nghề" - Đạo diễn Lê Hoàng nói.
Chia sẻ về những VĐV nổi tiếng sau khi qua thời đỉnh cao, Phạm Văn Mách cho biết, mỗi lần anh đoạt huy chương, sau đó lại đau đáu nỗi niềm làm sao để giữ được phong độ.
"Có nhiều đàn anh như Lý Đức, Công Phú... khi tuổi cao, không còn khả năng thi đấu thì lui về kinh doanh nhưng tâm thế luôn suy nghĩ làm sao truyền lại chuyên môn cho đàn em. Bản thân Mách may mắn khi môn thể hình này càng tập càng giữ và duy trì được phong độ nên có thể kéo dài được nhiều năm, nhưng những môn khác như điền kinh, bơi lội thời kỳ hoàng kim rất ngắn. Nhiều anh em VĐV lại chỉ biết luyện tập, không suy nghĩ cho tương lai nên khi qua thời kỳ đỉnh cao không biết làm gì để kiếm sống. Có những người phải đi bán vé số, chạy taxi, thậm chí bốc vác. Có anh em VĐV trước rất thân với Mách nhưng sau gặp lại họ ở vị thế khác, thấy Mách nhiều người ngại không dám lại gần bắt tay", Phạm Văn Mách kể.
Đồng cảm với Phạm Văn Mách, đạo diễn Lê Hoàng cho biết, Phạm Văn Mách còn may mắn khi xây dựng được trung tâm thể hình của mình, chứ nhiều nghệ sĩ khác, ở tuổi 30 đã phải "về hưu non" cuộc sống bấp bênh rất tội. Đạo diễn Lê Hoàng chia sẻ, anh từng có lần đi taxi, gặp người lái xe chính là một cầu thủ nổi tiếng của đội Hải Quan. Cựu cầu thủ cho biết, bản thân anh vất vả như vậy nhưng so với nhiều người khác thì vẫn chưa là gì, nhiều đồng đội cũ của anh phải bán hàng ở sân vận động để mưu sinh. Trong khi đó, so với các danh thủ thế giới khi về hưu, hầu như đều giàu có, không phải làm nghề chân tay. Và đây là điều vô cùng thiệt thòi, bất công với các VĐV nước nhà.
Không chỉ có cuộc sống khó khăn, mà về đời sống tinh thần các VĐV cũng rất trắc trở, long đong vì trót mang nghiệp thể thao, Lê Hoàng chua chát nói thêm: "Mới đây, tôi đọc tin về VĐV Điền kinh Vũ Thị Hương sinh em bé và định cư ở Australia mà mừng rơi nước mắt. Với người phụ nữ khác, sinh con là chuyện bình thường, nhưng với các VĐV nữ thì có được hạnh phúc ấy là vô cùng khó khăn. Nhiều người lấy chồng trễ khó có con, rồi cuộc sống vất vả, phải mưu sinh khi rời thể thao cũng khiến nhiều VĐV khó tìm cho mình một hạnh phúc...
Cách đây không lâu, tôi đọc một tờ báo đưa tin danh thủ quần vợt Võ Văn Bảy qua đời. Anh vốn nổi tiếng khắp miền Nam nhưng khi ra đi lại thật lặng lẽ. Không trách ai cả nhưng tôi vẫn thấy xót xa khi nghệ sĩ qua đời được nhiều người biết đến, được báo chí đưa tin. Các nhạc sĩ, ca sĩ sau này còn tổ chức liveshow, đêm nhạc tưởng nhớ. Các diễn viên qua thời hoàng kim còn được làm giám khảo, nhưng VĐV thì không có gì hết, bước xuống bục vinh quang là không ai còn nhớ đến".
Chia sẻ về những tấm huy chương mà các VĐV phải vất vả đổ mồ hôi, xương máu và cả quãng thời thanh xuân tuổi trẻ để có được, đạo diễn Lê Hoàng cũng khiến nhiều người không khỏi ngậm ngùi xót xa khi tiếp tục so sánh với các ngành nghệ thuật khác: "Diễn viên có vai chính vai phụ nhưng thể thao người ta chỉ nhớ đến VĐV đoạt huy chương vàng, huy chương bạc đôi khi bị coi như giải rút. Rồi diễn viên còn xem lại được phim họ từng đóng chứ VĐV muốn cũng không có nơi nào phát lại những giây phút họ nhận huân chương".
Nhìn cuộc sống khó khăn của các VĐV khi qua thời đỉnh cao mà giờ đây, khi chứng kiến cuộc sống xa hoa của các cầu thủ nổi tiếng đương thời, đạo diễn Lê Hoàng cho biết, anh thấy "vừa mừng vừa lo": "Tôi mở báo thấy đăng thủ môn Bùi Tiến Dũng xuất hiện trên người toàn hàng hiệu, giầy, áo, đồng hồ... toàn hàng mấy trăm triệu. Có một số comment bảo họ tuổi trẻ có làm có tiêu, đó là quyền của họ, tôi thấy đúng. Một số khác thì bảo thời huy hoàng qua nhanh lắm, hãy tiết chế từ bây giờ, tôi thấy cũng đúng luôn. Nhưng phải nói, lớp cầu thủ bóng đá bây giờ được ưu ái nhiều, đông người hâm mộ, thu nhập của họ toàn tiền tỷ, cuộc sống xa hoa, như Công Phượng thi thoảng được báo chí khen dùng hàng hiệu rồi Quang Hải có bạn gái hot girl".
Cuối chương trình, Phạm Văn Mách mong rằng sẽ có nhiều chính sách ưu ái hơn dành cho các VĐV thể thao, còn bản thân anh hiện nay tuy chưa giàu nhưng nếu lập gia đình thì "vẫn lo được". Từ kinh nghiệm của mình, anh nhắn nhủ tới các đồng đội khi rời bỏ sự nghiệp thể thao: "Chúng ta từng là anh hùng trên sàn đấu, khi trở về cuộc sống đời thường hãy giữ vững tinh thần đó, mạnh mẽ, tỉnh táo đứng lên để tạo dựng cuộc sống cho mình". Còn đạo diễn Lê Hoàng cũng mong các VĐV thể thao hãy tin rằng sẽ có ngày mình được ủng hộ: "Sẽ có ngày sự ưu đãi, tôn vinh của công chúng được nâng cao hơn để các bạn có niềm tin rằng những đóng góp của mình sẽ mãi được trân trọng".
Chuyện Cuối Tuần chủ đề "Tấm huy chương bị lãng quên" với sự đối thoại thẳng thắn giữa đạo diễn Lê Hoàng và Lực sĩ Phạm Văn Mách sẽ được phát sóng vào 21h35 thứ bảy ngày 4/5/2019 trên kênh VTV9.
Ảnh: Hoàng Khôi
Giang Vũ
Chi 1 tỷ đồng nhờ người mang thai hộ, Lâm Khánh Chi vẫn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn Việc vẫn còn là giới tính nam trên giấy tờ cũng khiến Lâm Khánh Chi gặp không ít phiền toái trong cuộc sống. Talk show "Chuyện cuối tuần", chủ đề "Khát khao có con của người chuyển giới" sẽ được phát sóng lúc 21h35 thứ Bảy ngày 27/4/2019 trên kênh VTV9 với khách mời là ca sĩ Lâm Khánh Chi. Mở đầu chương...