Đạo diễn Iran cảnh báo về ‘cái chết của điện ảnh’
Với bộ phim “ Cut”, Amir Naderi không chỉ khai thác cảm hứng mới của điện ảnh mà còn bày tỏ lòng kính trọng với những trăn trở dành cho nghệ thuật thực thụ.
Thời gian gần đây, nhiều đạo diễn đã chọn cách “xê dịch” tới một vùng đất mới để làm phim như một phương pháp giúp họ khai sáng đầu óc và làm mới mình. Trong khi Woody Allen tới Pháp để làm Midnight in Paris, Shunji Iwai sang Mỹ để làm Vampire thì Amir Naderi, đạo diễn tiên phong của Làn sóng mới ở Iran, cũng đã sang Nhật để thực hiện bộ phim Cut. Thế nhưng, Cut không chỉ là một hướng khai thác cảm hứng mới, mà còn là sự bày tỏ lòng kính trọng và những trăn trở của Amir đối với nghệ thuật thực thụ.
Trailer phim Cut
Nội dung của Cut nói về Shuji, một chàng đạo diễn trẻ (do Hidetoshi Nishijima đóng), đang hào hứng thực hiện bộ phim nghệ thuật đầu tay của mình. Do không đủ tiền, anh đã nhờ anh trai vay một số tiền lớn từ những tay côn đồ yakuza. Thế nhưng, bộ phim anh làm ra lại thất bại về doanh thu và bọn yakuza đã sát hại anh trai anh vì không có đủ tiền trả lại. Chàng đạo diễn trẻ quyết định trả số tiền nợ bằng cách để bọn côn đồ đánh mình (với giá 10.000 yên/1 lượt đấm). Khi bị đánh, anh luôn gọi tên những cú đấm đó là “phim dở tệ”, với niềm tin rằng, những bộ phim rẻ tiền sẽ không làm anh gục ngã.
Một cảnh trong phim “Cut” của đạo diễn Iran – Amir Naderi.
Một đạo diễn đồng hương của Amir, Abbas Kiarostami, cũng đã sang Nhật để thực hiện bộ phim Like Someone in Love (ra mắt tại LHP Cannes 2012). Tuy nhiên, điều dễ nhận ra cho Abbas với bộ phim Nhật của mình là việc ông không thực sự hòa nhịp được với cuộc sống nơi đây. Những dãy phố chằng chịt tòa nhà cao ốc, dòng người hối hả đi lại ở Tokyo hoàn toàn khác với những sa mạc trải dài hun hút và khoảng trời rộng mở ở Teheran. Các thủ pháp làm phim do vậy cũng cần thay đổi để phù hợp, và Cut, may mắn hơn, đã thực hiện được điều này.
Giả Chương Kha, đạo diễn thế hệ thứ sáu nổi tiếng của Trung Quốc, sau khi xem phim đã phải thán phục tài năng của Amir trong việc đem đến những góc quay tinh tế tại một thành phố không phải ở quê hương ông. “Tôi đặc biệt thích cái cách đạo diễn quay các tòa nhà cao tầng ở Tokyo, khi ông có khả năng điều tiết để hòa hợp cả tính phong cảnh lẫn tính nghệ thuật. Bên cạnh đó, cách diễn giải của Amir về nền công nghiệp điện ảnh và tinh thần nghệ thuật đã ảnh hưởng rất mạnh tới tôi”.
Video đang HOT
Để trả nợ, chàng đạo diễn trẻ Shuji chấp nhận cho bọn côn đồ đánh mình.
Cut được làm nhằm tôn vinh những bộ phim nghệ thuật, đặc biệt là những bộ phim Nhật của Akira Kurosawa, Ozu Yasujiro và Kenji Mizoguchi trong quá khứ. Trong một trường đoạn ấn tượng, nhân vật chính nói tên của từng phim kinh điển khi lãnh các cú đấm như trời giáng của bọn yakuza. Đó chính là sự ẩn dụ cho dòng điện ảnh nghệ thuật đang bị chảy máu, yếu ớt dần trước sự hung hãn của phim thị trường. Không chỉ thế, một động thái mạnh mẽ hơn của Amir Naderi trên màn ảnh là việc để nhân vật chính cầm loa và hét to: “Điện ảnh không phải là thứ để bán rẻ danh dự mình. Đó là nghệ thuật. Nếu &’họ’ đã kiếm đủ tiền, thì xin mời cuốn xéo”.
Đạo diễn Amir để bộ phim của mình nói lên một thông điệp ủng hộ điện ảnh chân chính. Tuy nhiên, Cut không hoàn toàn giũ bỏ sự tồn tại của dòng phim giải trí đơn thuần. Amir thổ lộ: “Theo tôi, các bộ phim giải trí của Afred Hitchcock và Stanley Kubrick vẫn rất tuyệt vời. Nhưng các bộ phim &’mainstream’ hiện giờ chỉ tập trung vào yếu tố giải trí đơn thuần, mà không có sự tìm tòi nghệ thuật như các bộ phim trước đây. Đó là sự lười nhác khó chấp nhận và là điều mà tôi muốn cảnh báo”.
Liều thuốc mà Shuji dùng để chữa lành vết thương là đắm mình trong những bộ phim nghệ thuật.
Sau buổi công chiếu đầu tiên tại LHP Venice 2011, bộ phim đã nhận được nhiều tiếng vỗ tay khen ngợi tinh thần hết lòng vì nghệ thuật của ông. Các khán giả tỏ ra đồng cảm với hình ảnh nhân vật chính trở về nhà sau những trận đánh nhừ tử, bật chiếc máy chiếu phim cũ rồi mỉm cười và “tắm” trong những thức phim nghệ thuật như để hồi phục vết thương của mình. Thế nhưng, nhiều ý kiến cũng cho rằng tính cảnh báo trong Cut về “cái chết của điện ảnh nghệ thuật” hơi quá nặng nề.
“Nền công nghiệp chiếu phim không muốn hé lộ lý do vì sao điện ảnh ngày càng trở nên hỗn loạn như hiện giờ, bằng cách chỉ chăm chăm vào những những giá trị giải trí. Như vậy, họ đang tẩy nảo những khán giả trẻ, để họ không biết gì về lịch sử điện ảnh nữa. Có lẽ, chỉ trong vòng 10, 15 năm nữa, sẽ chẳng còn ai nhắc tới tên Luis Bunuel, chẳng ai biết các tác phẩm của Mizoguchi và Naruse đã thay đổi điện ảnh như thế nào cả. Toàn bộ lịch sử sẽ bị quên lãng. Và đó là điều nguy hiểm nhất mà Cut muốn cảnh báo” – Amir Naderi nói.
Môt đoạn trong phim Cut
Theo VNE
Shia LaBeouf khỏa thân trong video ca nhạc
Tài tử "Transformers" cởi bỏ tất cả y phục và phơi bày toàn bộ cơ thể trước ống kính trong đoạn phim nghệ thuật.
Shia LaBeouf gây bất ngờ khi anh chấp nhận thoát y để đóng video ca nhạc của nhóm nhạc Ireland, Sigur Rós. MV bản nhạc Fjögur Píanó dài gần 10 phút giống như một phim ngắn nghệ thuật, khắc họa "một người đàn ông và một cô gái bị khóa trong vòng tròn không bao giờ kết thúc của đam mê và dục vọng". Shia LaBeouf và nữ vũ công Denna Thomsen diễn cảnh ân ái bằng các vũ điệu. Tài tử nổi tiếng với loạt phim hành động Robot biến hình hoàn toàn lột xác với hình ảnh một người đàn ông lãng tử và si mê.
H.V.
Theo Ngôi sao
"Touch" Chạm đến cảm xúc bằng cảnh nóng Không giống những cảnh nóng câu khách rẻ tiền trong phim thị trường, cảnh nóng trong "Touch" là yếu tố cần thiết tạo nên thành công của phim. Thật khó để phân loại Touch bởi nếu chỉ dựa trên tiêu chí cảnh nóng và những câu thoại hài hước đến tào lao thì nó có phần giống phim thị trường. Tuy nhiên, hiếm...