Đạo diễn Bùi Tiến Huy: “Thương ngày nắng về” không phải là phiên bản của một bộ phim nào cả
Thương ngày nắng về là dự án phim truyền hình cuối cùng của VFC lên sóng trong năm 2021, được chờ đợi là một cái kết đẹp trong năm nay của phim Việt.
Trước khi lên sóng, Thương ngày nắng về khiến nhiều khán giả không khỏi hoài nghi bởi phim lấy đề tài về tình cảm gia đình, thể loại mà trước đó VFC đã có rất nhiều bộ phim giành được thành công vang dội. Gần nhất có thể kể đến Hương vị tình thân và còn cả dư âm rất lớn của bộ phim quốc dân Về nhà đi con để lại. Tuy nhiên, đây cũng là dòng phim thế mạnh của VFC nên không quá bất ngờ khi sau gần một tháng lên sóng, Thương ngày nắng về đã chiếm được cảm tình và không phụ sự chờ đợi của khán giả.
Câu chuyện được kể trong Thương ngày nắng xoay quanh bà mẹ một mình chăm sóc, nuôi dưỡng 3 cô con gái, khiến khán giả liên tưởng đến câu chuyện gà trống nuôi con của bố Sơn trong Về nhà đi con. Khi nhắc đến sự so sánh này, trong cuộc phỏng vấn với đạo diễn Bùi Tiến Huy, anh cho biết khán giả sẽ nhận ra điều gì khác trong tác phẩm lần này của mình.
- Không chỉ tôi mà toàn bộ thành phần đoàn làm phim cùng với các diễn viên đều rất vui khi bộ phim nhận được phản ứng tích cực của khán giả. Đó chính là động lực lớn nhất cho chúng tôi, đặc biệt là khi bộ phim vẫn còn trong giai đoạn sản xuất. Chặng đường phía trước còn dài và chúng tôi còn phải cố gắng cũng như nỗ lực rất nhiều để có thể giữ được sự yêu mến đó.
Bên cạnh những lời khen thì phim cũng nhận được nhiều góp ý về những điểm còn hạn chế và có cả những điều mà khán giả chưa thực sự hài lòng. Những góp ý đó thực sự rất có ích và giúp cho chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
- Đúng là ở những lần trước, tôi có nói cũng rất muốn thử sức với những dòng phim khác, nhưng khi đọc kịch bản Thương ngày nắng về, tôi đã không cưỡng lại được sức hấp dẫn của nó. Kịch bản phim thu hút tôi không phải ở sự kịch tính, lắt léo thường thấy ở những bộ phim truyền hình mà lại chính ở sự dung dị, tình cảm nhẹ nhàng nhưng sâu lắng và đầy ý nghĩa.
Bên cạnh đó thì đây còn là một bộ phim dài hơi với những tuyến nhân vật trải dài và để giữ được sự hấp dẫn từ đầu đến cuối phim sẽ là một thách thức không hề nhỏ. Và tôi thích sự thách thức đó nên quyết định thực hiện bộ phim này.
- Như đã nói ở trên, kịch bản phim “Thương ngày nắng về” không đi vào những tình tiết giật gân, lắt léo nên để thu hút khán giả không phải là điều đơn giản, nhất là đề tài gia đình lại khá phổ biến.
Tuy nhiên chính câu chuyện phim giản dị, cảm động giúp tôi tin rằng “Thương ngày nắng về” sẽ vẫn có sức hấp dẫn. Còn áp lực thì với bất cứ bộ phim nào tôi cũng tự tạo ra áp lực cho mình và cả ê-kíp vì đơn giản tôi muốn mang đến cho khán giả một bộ phim hay, một món ăn tinh thần đúng nghĩa.
Video đang HOT
- Nếu ý kiến này từ trước khi bộ phim phát sóng thì có lẽ tôi mới cần giải thích, chứ đến thời điểm này, sau khi xem hơn 10 tập phim, tôi nghĩ khán giả sẽ tự cảm nhận rằng “Thương ngày nắng về” có những nét riêng và không phải là phiên bản của một bộ phim nào cả.
- “Thương ngày nắng về” cũng không hẳn tập trung vào phụ nữ vì các nhân vật nam trong phim cũng rất thú vị, ví dụ như Đức (Hồng Đăng), Duy (Đình Tú), Phong (Quốc Đam) rồi kể cả ông Hùng (NSND Trung Anh) hay cậu Vượng (Bá Anh)… Mỗi nhân vật trong phim đều có những màu sắc rất riêng.
Tất nhiên câu chuyện chính trong “Thương ngày nắng về” thì vẫn xoay quanh bà Nga (NSƯT Thanh Quý) và 3 cô con gái, nhưng điều tôi nghĩ hay nhất ở “Thương ngày nắng về” là bất kỳ ai, phụ nữ, đàn ông, những người làm cha làm mẹ hay những đứa con… đều có thể thấy có những điểm của bản thân, của gia đình mình trong đó. Và khi xem bộ phim thì mọi người sẽ rút được kinh nghiệm cho mình trong các mối quan hệ của cuộc sống.
- Thực ra “Thương ngày nắng về” là bộ phim đầu tiên tôi làm mà được Việt hoá từ một bộ phim Hàn Quốc, vì trước đó các phim khác như “Cả một đời ân oán”, “Tình yêu và tham vọng” đều là phim Trung Quốc.
Nhưng cũng giống như những bộ phim remake khác, tôi không xem, chính xác hơn là chỉ xem một phần nhỏ phim gốc. Tôi cùng đội ngũ biên tập, biên kịch luôn tìm cách để bộ phim mang đậm màu sắc phim Việt và bản “Thương ngày nắng về” của Việt sẽ có rất nhiều điểm khác biệt so với bản gốc.
- “Thương ngày nắng về” không có quá nhiều gương mặt mới nhưng những diễn viên cũ lại thể hiện những chất khá mới. Ví dụ như Hồng Đăng, có lẽ đây là lần đầu tiên nam diễn viên này không còn giữ hình ảnh soái ca, điềm đạm nữa mà trở thành một người chồng ham chơi, trẻ con và nhiều khiếm khuyết. Nhưng với những gì đã thể hiện cho đến lúc này, Hồng Đăng đã khiến khán giả cảm thấy rất thích thú.
Đình Tú cũng vậy, trước đây Tú toàn diễn những vai thanh niên ngô nghê, bốc đồng, ít suy nghĩ thì vai Duy đầy tự tin, có học thức cũng là một chất mới. Với Doãn Quốc Đam, nam diễn viên này luôn vào dạng vai xù xì, gai góc thì với “Thương ngày nắng về” sẽ lại là một anh chàng soái ca lãng tử.
Trong buổi họp báo, tôi đã nói tôi hài lòng với sự lựa chọn của mình, và bây giờ tôi vẫn khẳng định điều đó. Tôi may mắn vì đã có một dàn diễn viên tuyệt vời và điều quan trọng nhất là họ coi nhau như những thành viên trong một gia đình.
- Cho đến thời điểm hiện tại thì dàn diễn viên nữ làm cho tôi hài lòng hơn cả, cũng có thể do tôi là đàn ông nên tôi luôn dành một tình cảm đặc biệt cho phái đẹp (cười).
- Tôi nghĩ khán giả hãy tiếp tục theo dõi phim và tôi tin mỗi đôi sẽ mang lại cho khán giả một cảm xúc rất thú vị.
- Trong các phim của tôi thì việc lựa chọn diễn viên chưa bao giờ là vì họ là người miền Nam hay miền Bắc, mà là diễn viên đó có phù hợp với vai diễn hay không.
- Có lẽ nói về những khó khăn trong dịch bệnh thì bây giờ không còn gì mới mẻ nữa, vì từ đợt dịch đầu tiên năm 2020 cho đến tận giờ, chúng tôi cũng như nhiều đoàn phim khác của VFC vẫn luôn nỗ lực khắc phục những hạn chế nảy sinh từ dịch bệnh để hoàn thành các tác phẩm của mình.
- Các nhân vật trong phim đều trải qua một hành trình dài có rất nhiều khó khăn, thách thức, có cả những mất mát, chia ly… Những điều đó như những cơn mưa bão xảy đến với cuộc đời mỗi người vậy. Nhưng chính vì đã trải qua những cơn mưa đó thì từng người lại càng thêm quý trọng, thấy thương những ngày nắng.
Hồng Đăng nói về mái tóc bị chê nhiều nhất
Hồng Đăng đã có chia sẻ khi mái tóc xoăn của mình trong phim "Thương ngày nắng về" nhận được nhiều góp ý.
Vào vai Đức trong Thương ngày nắng về, Hồng Đăng thay đổi hoàn toàn hình tượng soái ca, bảnh bao như ở các bộ phim trước. Anh làm tóc xoăn, đeo kính khi trở thành chồng của Lan Phương.
Nhân vật Đức trong Thương ngày nắng về được miêu tả là người chồng trẻ con, vô tâm, vô tư và mãi không chịu lớn. Đạo diễn Bùi Tiến Huy từng cho biết khi mời Hồng Đăng vào vai diễn này, anh khá lo lắng và bản thân nam diễn viên cũng thừa nhận ban đầu cũng lăn tăn và suy nghĩ khi vào vai này.
"Thực sự lúc mời Hồng Đăng vào tôi rất lo lắng và suy nghĩ rất nhiều trước khi gọi cho Đăng. Bản thân Đăng cũng chưa tự tin để nhận lời vào dạng vai này. Nhưng giờ khi phim đã được dựng 1/3 phim thì tôi đã hoàn toàn yên tâm Hồng Đăng có thể vào được các dạng vai khác nhau" - đạo diễn Huy Bùi chia sẻ.
Thậm chí, với khả năng của mình, Hồng Đăng còn đẩy nhân vật Đức nổi bật hơn và khiến cho biên kịch suy nghĩ về việc thêm các phân cảnh của anh.
Ngoài tính cách, ngoại hình của Hồng Đăng lần này cũng gây chú ý. Sau khi hình ảnh của anh được công bố, Hồng Đăng đã nhận được khá nhiều góp ý về mái tóc xoăn lần này.
"Mái tóc bị góp ý nhiều nhất trong đời. Nó có thể không hợp với Đăng nhưng nhất định nó sẽ hợp với "Đức xoăn" trong phim Thương ngày nắng về" - Hồng Đăng chia sẻ.
Đình Tú - 'Chàng phi công' số hưởng cả trong phim lẫn ngoài đời, ngoài Huyền Lizzie còn có ai? Đình Tú nổi tiếng là diễn viên "lái máy bay" nhiều nhất làng phim Việt. Vậy những cái tên nào đã góp mặt trong gia tài phim ảnh của "chàng phi công" này? Đối với các "mọt phim", đặc biệt là những khán giả của bộ phim truyền hình đang "hot hit" hiện nay - Thương Ngày Nắng Về thì cái tên Đình...