Dạo chơi bến Ninh Kiều mà chưa ăn thử đặc sản bánh cóng thì quả là thiếu sót
Bánh cóng Cần Thơ là một món ăn dân dã, bình dị nhưng lại đậm đà khó quên nhờ khâu chế biến rất tỉ mỉ. Đã từ lâu, du khách đã được nghe qua 2 câu hát quen thuộc “Cần Thơ gạo trắng nước trong. Ai đi tới đó lòng không muốn về”.
Có lẽ sự hiếu khách của người dân địa phương, phong cảnh hữu tình cùng những đặc sản nức tiếng nơi đây đã níu chân du khách.
Nhiều người nói rằng đến Cần Thơ thì phải đi dạo bến Ninh Kiều và ăn thử món bánh cóng thì mới là một chuyến đi trọn vẹn. Bến Ninh Kiều vốn nổi tiếng gần xa thì ai cũng biết, nhưng món bánh cóng có gì đặc biệt mà lại được ưu ái hơn hẳn các đặc sản khác?
Bánh cóng là đặc sản hấp dẫn của Cần Thơ. (Ảnh: @thien.jaidee)
Nếu liệt kê các nguyên liệu thì có lẽ bánh cóng không phải quá độc lạ hay có bí quyết gì cao siêu. Cũng chỉ là những thứ dung dị, gần gũi với đời sống người dân như gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh, thịt bằm và tôm sống. Nhưng khi kết hợp lại với nhau qua bàn tay khéo léo của người dân Cần Thơ, món ăn này lại hấp dẫn theo cách rất riêng.
Món bánh này được làm nên từ những nguyên liệu vô cùng quen thuộc. (Ảnh: kawaii.food)
Vỏ ngoài của bánh trông như một chiếc cóng nhỏ (có hình trụ, miệng rộng, phần thân hơi phình và đáy lồi, thường được dùng để đựng những đồ vặt nhỏ), vì lẽ đó nên cái tên bánh cóng cũng bắt nguồn từ đây. Lớp vỏ này được tạo nên từ hỗn hợp 3 phần gạo tẻ và 1 phần gạo nếp, đem ngâm qua đêm rồi xay cho thật mịn. Muốn bánh được giòn ngon hơn, người ta lại chờ đến khi bột ráo nước rồi pha thêm bột mì, trộn với hành lá và gia vị.
Video đang HOT
Vỏ bánh được làm từ hỗn hợp bột gạo tẻ, gạo nếp và bột mì. (Ảnh: thien.jaidee)
Phần nhân cũng được làm rất tỉ mỉ. Đậu xanh đãi vỏ, nấu vừa chín tới chứ không nát rồi trộn với thịt bằm, xào lên cho thơm. Tôm rửa sạch, cắt bớt chân và râu nhưng để nguyên vỏ, như vậy khi chiên mới giòn.
Tôm để nguyên vỏ để chiên lên được giòn hơn. (Ảnh: @thien.jaidee)
Bắt đầu làm bánh, người ta sẽ đổ dầu ngập một chiếc chảo sâu lòng và chuẩn bị một chiếc cóng sắt. Chờ dầu sôi, đầu bếp cho ít bột vào cóng, sau đó cho thêm một muỗng đậu xanh và thịt làm nhân bánh. Lúc này, một lớp bột được phủ đều nhân bánh, tôm sống nằm ở trên cùng. Chờ đến khi bánh chín từ trong ra ngoài, vỏ chuyển màu vàng và giòn rụm thì đầu bếp sẽ khéo léo đổ bánh ra đĩa.
Bánh được đổ vào một cái cóng sắt rồi chiên ngập dầu. (Ảnh minh họa)
Bánh cóng được ăn kèm với nhiều loại rau sống như cải đắng, diếp cá, húng quế, đọt xoài và xà lách, chấm cùng nước mắm chua ngọt. Bánh được chiên giòn nên khi ăn sẽ có vị béo béo nhưng không ngấy vì đã ráo dầu.
Vị ngọt của tôm tươi, thịt bằm hòa quyện với vị bùi bùi của đậu xanh là điểm hấp dẫn của loại bánh này. Ngoài ra, rau sống đóng vai trò cân bằng hương vị giúp thực khách không nhanh ngán. Nước chấm được pha khéo léo, mặn ngọt vừa vặn sẽ nâng tầm món ăn hơn nữa.
Bánh cóng được ăn với nhiều loại rau sống nên không ngán. (Ảnh minh họa)
Nước mắm giúp món ăn thêm đậm đà, hấp dẫn hơn. (Ảnh: @thien.jaidee)
Trước đây, bánh cóng được bán ở những khu chợ bình dân. Nhờ sự phát triển của du lịch mà món đặc sản này ngày càng được nhiều người biết đến. Các hàng quán trở nên phổ biến hơn giúp du khách dễ dàng tìm mua bánh cóng khi đến Cần Thơ với mức giá “hạt dẻ”.
Mực Nháy - "níu chân" du khách
"Mực Nháy" món ăn đặc sản nức tiếng tại vùng đất Kỳ Anh- Hà Tĩnh đã thực sự "níu" bước du khách thời gian qua...
Mực được chế biến thành nhiều món
Những con mực đang bơi, khi vớt lên để chế biến vẫn còn sống, bật tanh tách, mắt và các sao phát sáng trên thân mực vẫn nhấp nháy nên cái tên "mực nhảy" hay "mực nháy" tạo nên một tên gọi khác biệt và thương hiệu mà chỉ có ở vùng biển cảng Vũng Áng, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mới có được.
Vũng Áng (Hà Tĩnh) có khoảng 18 bè nổi chuyên kinh doanh mực nhảy nhưng đã tạo nên một thương hiệu không nơi nào có được.
Mùa mực nhảy thường bắt đầu từ tháng 3 đến hết tháng 7 (âm lịch). Để có những mẻ mực tươi sống, người thợ câu phải đi câu trong đêm tại vùng biển, rồi thả vào khoang thuyền trữ nước biển và đưa về bán lại cho các chủ bè nổi kinh doanh hải sản. Sau đó, mực được thả nuôi trong các lồng bè đặt ngay dưới các bè nổi. Điều đặc biệt, mặc dù được thả nuôi nhưng mực đây vẫn tươi sống và bơi lội tung tăng ở môi trường nước biển trong nhiều ngày liền.
Để có những mẻ mực tươi sống, người thợ câu phải đi câu trong đêm tại vùng biển, rồi thả vào khoang thuyền trữ nước biển và đưa về
Khi vớt mực lên để chế biến thì mực vẫn còn sống, giãy đành đạch, mắt và các sao phát sáng trên thân mực vẫn nhấp nháy liên tục nên tên gọi "mực nhảy" hay "mực nháy" cũng từ đó mà ra.
Mực được thả nuôi trong các lồng bè đặt ngay dưới các bè nổi vẫn tươi sống và bơi lội tung tăng
Mực nhảy có thể chế biến nhiều món khác nhau như luộc, hấp, gỏi, nướng tươi, xào... nhưng đơn giản và giữ được nguyên hương vị giòn, ngọt của mực là để nguyên con rửa sạch, cho vào nồi luộc vài phút vớt ra ngay. Gia vị không thể thiếu khi ăn là mù tạt hoặc nước mắm gừng, kẹp lá lốt rất ngọt, thơm và béo ngậy...
Những con mự Những con mực khi cất lên còn tươi rói, nhảy tanh táchc khi cất lên còn tươi rói, nhảy tanh tách
Theo các chủ nhà hàng cho biết, giá mỗi kg mực nhảy dao động từ 400 - 700 ngàn đồng/kg tùy nguồn hàng khi đắt rẻ nhưng mực "nhảy" tại cảng Vũng Áng vẫn luôn được nhiều du khách lựa chọn khi về với Hà Tĩnh vào những ngày nghỉ, lễ hội...
Mực được chế biến thành nhiều món
Hiện, ở khu vực cảng Vũng Áng có 18 bè nổi chuyên kinh doanh "mực nhảy" và các loại hải sản tươi sống khác.
Gỏi mực là món ăn được nhiều khách ưa thích
Bên cạnh mực "nhảy" còn có nhiều loại cá khác nhau, rồi cua, ghẹ, tôm... tất cả đều rất tươi ngon đang thực sự níu kéo khách du lịch từ khắp nơi về vùng đất này để thưởng thức.
Anh Nguyễn Văn Long - một du khách từ TP. Nha Trang bày tỏ: " tôi được bạn học mời đến đây, cả gia đình tôi ai cũng phấn khích khi được tận tay vớt những con mực đang sống, nó rất thú vị... Ở quê tôi cũng có mực tươi nhưng để nó sống còn bật trên tay thì chỉ có đến đây tôi mới được tận mắt chứng kiến và thưởng thức... tôi sẽ giới thiệu thật nhiều bạn bè tôi đến đây nữa..."
Những món ăn phổ biến từ lá bép, lá nhip đặc sản núi rừng Rau bép có thể chế biến được nhiều món như nấu canh thụt, nấu canh với cá suối, nấu canh cua, xào tỏi, xào với thịt bò, xào với cá hộp, xào mì gói... Rau bép hay còn gọi là rau nhíp là loại rau mọc phổ biến ở các cánh rừng thuộc tỉnh Bình Phước hay Tây Nguyên. Cây rau bép có...