Đảo chiều xanh cuối phiên, VnIndex loay hoay ở ngưỡng 860 điểm
Nhiều nhà đầu tư đã trở nên thận trọng hơn với diễn biến thị trường.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/7, VnIndex tăng rất nhẹ 0,29 điểm lên 861,69 điểm và HNX-Index tăng 0,37 điểm lên 116,09 điểm.
Dù sự đảo chiều khi VnIndex vầ ngưỡng 860 điểm đã xảy ra nhưng khác với những lần trước, chỉ số không bật mạnh và thanh khoản cũng không cao. Nhiều nhà đầu tư đã trở nên thận trọng hơn với diễn biến thị trường.
Tại nhóm VN30, CTD tăng mạnh nhất với mức tăng gần 2%. Tuy nhiên, thanh khoản chỉ đạt ~550.000 cổ phiếu nên CTD cũng không thu hút được sự chú ý của đám đông.
Phía giảm, SSI giảm 1,3%-ghi nhận mức giảm cao nhất nhóm VN30. Sự lớn mạnh của Mirae Asset đang đe dọa vị trí top đầu của SSI.
============
Thị trường chứng khoán phiên giao dịch hôm nay khá “buồn ngủ”. Suốt từ phiên giao dịch buổi sáng đến thời điểm hiện tại, thanh khoản vẫn ở mức rất thấp và thị trường không có điểm nhấn đáng chú ý.
Video đang HOT
VnIndex đã từ vùng giá gần 900 điểm rơi về ngưỡng 860 điểm và đây là ngưỡng điểm từng thu hút được lực cầu lớn và đẩy giá lên nhưng trong sóng lần này, dường như lực mua không đủ khiến chỉ số quay đầu.
Trong nhóm VN30, 2 cổ phiếu bất động sản NVL và CTD cùng tăng giá mạnh. Hiện cả 2 cổ phiếu này đạt mức tăng ~2%.
Đến gần sát phiên ATC, VnIndex lấy lại được sắc xanh tăng giá. Tuy nhiên, dòng tiền chưa phát đi dấu hiệu đáng kể.
Chứng khoán ngày 21/7: HT1, FPT, ACB được khuyến nghị
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 21/7.
Mở vị thế mua HT1 tại vùng giá 14.000-15.000 đồng/cp
CTCK Ngân hàng Đầu tư Phát triển (BSC) : HT1 đang tạo tín hiệu tích cực sau khi tích lũy ngắn hạn tại vùng giá 13.500-14.000 đồng/cp. Thanh khoản cổ hiếu đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, báo hiệu xu hướng tăng giá.
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ xu hướng tích cực này. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá đã hình thành.
Như vậy, nhà đầu tư trung và dài hạn có thể mở vị thế tại vùng giá 14.000-14.500 đồng/cp, chốt lãi tại vùng giá 16.000-17.000 đồng/cp và cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 13.500 đồng/cp.
Khuyến nghị mua FPT với giá 57.200 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Mảng xuất khẩu phần mềm (XKPM) của CTCP FPT (HoSE: FPT) diễn biến tích cực hơn kỳ vọng; giá trị hợp đồng mới tính từ đầu năm đến nay tăng trưởng 2 chữ số.
Trong giai đoạn tháng 4-5/2020, doanh thu mảng XKPM của FPT tăng 14% so với cùng kỳ, thấp hơn mức 26% trong quý 1/2020 - nhưng vượt kỳ vọng cho quý 2/2020.
Theo FPT, so với các đối thủ Trung Quốc và Ấn Độ, Công ty thực hiện nhiều dự án mang tính chất bảo trì hơn, các dự án này vốn chịu ít ảnh hưởng từ động thái cắt giảm chi tiêu và trì hoãn dự án của khách hàng.
Dựa theo kết quả kinh doanh này và việc mở cửa lại các nền kinh tế phát triển, VCSC nâng dự báo tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận trước thuế năm 2020 của mảng XKPM từ 13%/12% lên 18%/20%.
Cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Mức cải thiện biên lợi nhuận theo dự báo của VCSC dựa trên đóng góp doanh thu lớn hơn của các dịch vụ chuyển đổi số (tăng trưởng 57% trong năm 2020) và ở một chừng mực nhỏ hơn, cạnh tranh ít gay gắt hơn ở thị trường nhân lực bởi các công ty khởi nghiệp và các đối thủ nhỏ hơn trong nước, vốn đang gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Bất chấp các khó khăn trong ngắn hạn, VCSC tin rằng mảng XKPM của FPT có thể hưởng lợi sau dịch khi các khách hàng đa dạng hóa dịch vụ cung ứng khỏi các đối thủ cạnh tranh từ Trung Quốc và Ấn Độ, các quốc gia có hoạt động và khả năng bàn giao dự án đã bị ảnh hưởng bởi dịch.
Bên cạnh đó, vai trò của CNTT, đặc biệt là chuyển đổi số, hiện đang trở nên quan trọng hơn trong hoạt động và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp toàn cầu.
VCSC khuyến nghị mua FPT với giá mục tiêu 57.200 đồng/cp.
Khuyến nghị nắm giữ ACB với giá mục tiêu 25 .200 đồng/cp
CTCK Mirae Asset : Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB) đặt mục tiêu duy trì mức ROE trung bình trong 5 năm tới không thấp hơn 20%, mặc dù cổ phần tiếp tục được pha loãng. Chất lượng tài sản của Ngân hàng nhìn chung vẫn được duy trì ở mức tốt so với mặt bằng chung.
Trong kịch bản tốt nhất, NIM của ACB được Mirae Asset dự báo tương đương mức năm 2019 (ở mức 3,55%); khi đó, lợi nhuận sau thuế có thể tăng trưởng lên tới 14,2% (so với kịch bản cơ sở, chỉ tăng 5,5%).
Trong kịch bản thuận lợi, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đà hồi phục sau khi thành công ngăn chặn sự lây nhiễm của dịch Covid-19, cũng như việc "tái hoạt động" nền kinh tế kể từ cuối tháng 4. Theo đó, nhu cầu vay vốn của các công ty sẽ phục hồi trong nửa cuối năm, cùng với sự cải thiện trong khả năng trả nợ.
Bên cạnh đó, Mirae Asset cũng kỳ vọng tiêu dùng sẽ là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hồi phục trở lại. Như vậy, ACB sẽ phục hồi mạnh mẽ cùng với nền kinh tế với chiến lược định hướng ngân hàng bán lẻ.
Trên cơ sở lập luận này, ACB sẽ lấy lại mức NIM trước đại dịch nhờ các khoản vay bán lẻ (với lợi suất cao) tiếp đà tăng trưởng và ghi nhận các khoản thu nhập từ lãi đã hoãn cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 trong năm 2020.
Các yếu tố tích cực khác hỗ trợ cho giá cổ phiếu ACB: (1) ký kết hợp đồng bancassurance độc quyền, (2) bán 51% cổ phần của công ty con (ACBS) cho đối tác chiến lược và (3) chuyển niêm yết sang sàn chứng khoán TP HCM (HOSE).
Mirae Asset khuyến nghị nắm giữ ACB với giá mục tiêu 25.200 đồng/cp.
Mirae Asset báo lãi quý 2 tăng trưởng 34%, lập kỷ lục dư nợ margin hơn 8.500 tỷ đồng Dư nợ cho vay margin và tạm ứng tiền bán của Mirae Asset lên tới 8.575 tỷ đồng vào cuối quý 2, tăng khoảng 1.400 tỷ đồng so với quý trước và đây cũng là dư nợ margin lớn nhất trong lịch sử TTCK Việt Nam (theo quý). CTCK Mirae Asset Việt Nam công bố báo cáo tài chính quý 2/2020 với doanh...