Đảo Câu – vương quốc đá Đảo ( Quảng Nam)
Thời gian ra đảo không lâu nhưng lại mất nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị, nhất là việc di chuyển từ bờ lên tàu.
Do chưa có bến nên người ra đảo đa phần phải dùng tàu đánh cá của ngư dân. Du khách lên thuyền thúng, đi từ bờ ra rồi lên thuyền đi tiếp.Một chiếc thuyền thúng thường chở được 5 hành khách mặc áo phao, chưa tính người điều khiển thúng. Để tiện cho việc “lái” thúng, hiện các tàu sử dụng dây luồn qua thúng và… kéo. Cách này nhanh hơn việc chèo truyền thống
Đứng trên bờ mà ngắm thì không thể hiểu hết cảm giác thú vị của người ngồi trên thúng. Nó bồng bềnh, dập dềnh và xoay tròn, chỉ một con sóng vỗ vào là nước có thể ào vào theo. Thế mà đa phần ngư dân đều sử dụng loại thuyền thô sơ này để lặn biển, câu cá, câu mực, di chuyển vào bờ… và nhiều việc không tên khác.
Video đang HOT
Tàu nổ máy, ra khơi. Đi được hơn 10 phút là đến khu vực ngư dân lặn, bắt cá, câu cá. Mỗi người một thúng, ngư dân mặc đồ bơi và dụng cụ rồi lặn xuống biển. Tại vị trí này, cù lao Câu đã ở ngay trước mặt, ngày một rõ hơn. Theo yêu cầu của du khách, tàu sẽ đi một vòng quanh đảo. Du khách sẽ được dịp chiêm ngưỡng vô vàn đá với đủ hình dạng và không khỏi phải thốt lên: “Hệt như vương quốc đá”. Đúng vậy, đá bạt ngàn, những lùm cây xanh chen vào đá, pha sắc xanh vào màu nâu bóng của đá.
Để lên được đảo, du khách lại tiếp tục phải xuống thúng di chuyển vào bờ. Một bãi cát trắng mịn màng chạy dài uốn cong bao bọc đảo, làn nước trong xanh có thể nhìn tận đáy biển, nơi từng đàn cá tung tăng bơi lội… Đảo còn nguyên dáng vẻ hoang sơ với thảm thực vật phong phú, đa dạng và khí hậu trong lành, mát mẻ. Nhìn qua làn nước, những viên đá cuội, sỏi, vỏ ốc ẩn hiện đầy bí ẩn. Di chuyển một đoạn là đến nhà nghỉ của các ngư dân từ trong đất liền ra đảo lập quán để buôn bán. Trong những nhà nghỉ tạm này có võng và nhiều loại bánh, nước uống. Bố trí xong chỗ đặt ba lô, du khách có thể chạy bộ ngay ra biển tận hưởng làn nước mát lạnh.
Theo chân các chiến sĩ hải quân trên đảo, du khách sẽ được bắt đầu hành trình khám phá. Dọc hai bên con đường mòn là cỏ và hoa dại nhìn đẹp mắt. Loài hoa màu trắng muốt, hương thơm ngây ngất nở đầy trên đảo. Bao quanh đảo là hàng vạn khối đá nhiều màu sắc và hình thù, trông như những đàn thú với nhiều loại lớn nhỏ…. Do vẫn còn hoang sơ nên nhiều khu vực trên đảo chưa có tên gọi. Ngoài quần thể đá đủ hình dáng từ chim se sẻ đến rùa, gấu…, đảo còn có những hang, khe thiên tạo dáng rất lạ mà theo địa thế của từng khu, nhiều cái tên mới ra đời như hang Tình Yêu, khe Sung Sướng, bãi Tắm Tiên, bãi San Hô, bãi Cá Suốt… Trên đảo còn có cái giếng được trân trọng gọi là giếng Tiên cung cấp nước cho cả đảo.
Ngoài cảnh đẹp, đảo còn có rất nhiều loại ốc, hải sản đặc biệt. Theo lời người hướng dẫn, trên đảo thỉnh thoảng vẫn bắt được dông (một đặc sản của đất Bình Thuận) và nếu muốn, khách có thể thưởng thức ốc đủ loại ở nhà nghỉ trên đảo. Về đêm, nếu trời sáng trăng, việc đi dạo dọc theo bờ biển trong ánh trăng dìu dịu sẽ mang đến cho du khách một cảm giác thật khó quên.
Hoang sơ, đầy bí ẩn và thú vị là ấn tượng mà cù lao Câu mang đến cho những ai đã từng một lần đến đảo. Đây là nơi thích hợp cho những người thích khám phá vẻ đẹp của biển, yêu cảm giác mạo hiểm, hứng thú với các hoạt động như đi câu mực đêm, đánh cá, ngắm san hô… Thời gian ra đảo không lâu nhưng lại mất nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị, nhất là việc di chuyển từ bờ lên tàu. Do chưa có bến nên người ra đảo đa phần phải dùng tàu đánh cá của ngư dân. Du khách lên thuyền thúng, đi từ bờ ra rồi lên thuyền đi tiếp.
Về Quảng Nam ngắm hoa tam giác mạch
Không cần đến Hà Giang vẫn có thể ngắm được hoa tam giác mạch. Chỉ cần ghé thăm làng sinh thái Cà Ban, xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ, Quảng Nam, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa núi rừng Tây Bắc giữa lòng thành phố.
Du khách thích thú hóa thân thành cô gái Tây Bắc check in tại làng sinh thái Cà Ban.
Làng sinh thái Cà Ban nằm cách trung tâm TP Tam Kỳ 3km về phía Đông Nam. Vườn hoa tam giác mạch tại đây rộng 1500 mét vuông do Thạc sĩ Triệu Thy Hòa (39 tuổi) - giảng viên Khoa Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật Trường Đại học Quảng Nam thực hiện để phát triển đề án nông nghiệp của TP Tam Kỳ giai đoạn 2022-2025. Vườn bắt đầu mở cửa, đón khách du lịch từ ngày 3-3 và kéo dài đến cuối tháng.
Thạc sĩ Triệu Thy Hòa là người có đam mê đặc biệt với các loài hoa. Bản thân chị luôn muốn mang nhiều giống hoa mới lạ trồng thử nghiệm để mọi người có thể cùng chiêm ngưỡng. "Năm ngoái mình có trồng cúc họa mi, hướng dương và cánh bướm tại vườn Hương Trà. Riêng năm nay vào đầu tháng 1, mình triển khai trồng và chăm sóc giống hoa tam giác mạch tại làng sinh thái Cà Ban. Việc đưa vẻ đẹp núi rừng Hà Giang về Tam Kỳ giúp người dân xứ Quảng có thể đến đây chiêm ngưỡng vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc của loài hoa mang hơi thở Tây Bắc"- chị Hòa chia sẻ. Ngoài tam giác mạch, chị còn kết hợp trồng thêm hoa cánh bướm và hướng dương nhằm mang lại sự đa dạng, sặc sỡ cho vườn. Để có kết quả như hôm nay, chị Thy Hòa đã trải qua rất nhiều khó khăn. " Nếu ở Hà Giang khí hậu lạnh và khô giúp hoa dễ phát triển, thì ở Quảng Nam thời tiết nóng và mưa nhiều. Đây là điểm khác biệt và cũng là chướng ngại trong quá trình chăm sóc. Bản thân đã dày công chăm bẵm để đạt được thành quả như ngày hôm nay" - chị Thy Hòa thổ lộ.
Có mặt tại vườn hoa trong ngày đầu tháng 3 với tư cách là khách tham quan, chị Phan Thị Nhung (19 tuổi, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) phấn khởi cho biết, bản thân biết đến làng sinh thái Cà Ban qua bạn bè Facebook. "Không thể ngờ, loài hoa mang vẻ đẹp rất riêng, đậm hơi thở của Hà Giang lại có thể nở rộ trên đất Quảng Nam"- chị Nhung chia sẻ. Và đó chính là lý do để chị đến đây để chụp hình lưu giữ kỷ niệm. Chị cùng nhóm bạn chọn những góc đẹp nhất, nhiều hoa nhất để chụp hình. Theo chị, khi chụp với hoa tam giác mạch cảm nhận như mình đang ở giữa cánh đồng tại Hà Giang vậy.
Gần luống hoa tam giác mạch của chị Nhung, chị Huỳnh Thị Tiên (22 tuổi, đến từ huyện Phú Ninh, Quảng Nam) đang tạo dáng bên những bông hoa đang nở rộ. Chị Tiên nhận xét: "Với tôi, tam giác mạch là một giống hoa khá lạ mang vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên. Nhìn xa hoa tam giác mạch giống như hoa dại nhưng đến gần lại mang vẻ đẹp rất đặc biệt, đơn sơ nhưng rất tinh tế, nó còn mang mùi thơm thoang thoảng khá dễ chịu". Cũng như chị Nhung, chị Hạnh lấy làm ấn tượng và vui sướng khi không cần phải đến Hà Giang, vẫn có thể ngắm và check in loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc ngay giữa lòng thành phố Tam Kỳ này...
Tại làng sinh thái Cà Ban, mọi người có thể thuê trang phục truyền thống của người dân Tây Bắc để hóa thân thành cô gái Tây Bắc và check in để lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ. Được biết, mỗi ngày tại làng sinh thái Cà Ban có hơn 100 lượt khách ghé tham quan và check in. Đây được xem là địa điểm hứa hẹn sẽ thu hút khách đến tham quan, trải nghiệm tại xứ Quảng trong thời gian tới.
Du lịch ở danh thắng địa chất độc nhất vô nhị của Quảng Nam Theo các nhà khoa học, Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa là danh thắng địa chất độc nhất vô nhị không chỉ của Quảng Nam mà còn cả nước. Sự kỳ vĩ và hoang sơ là sự thu hút du khách đến với Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa. Ảnh: Đ.Q. Bàn Than là khối núi nhô ra phía...