Đào bới sân nhà, lộ ra mộ cổ 1.100 năm đầy kho báu
Trong quá trình đào sân để cơi nới ngôi nhà, một người đàn ông Na Uy đã phát hiện một phiến đá lạ, mở đường vào ngôi mộ cổ xa hoa của một chiến binh Viking.
Theo Live Science, một thanh kiếm sắt bị gỉ sét đã giúp các nhà khoa học xác định niên đại của ngôi mộ là vào khoảng những năm 800-900 sau Công Nguyên, tức thuộc thời đại Viking ở Bắc Âu.
Vợ chồng Anne – Oddbjørn Holum Heiland cùng con trai tại hiện trường khảo cổ – Ảnh: Joakim Wintervoll
“Chúng tôi có một hồ sơ tốt về “ thời trang” cán kiếm ở Na Uy. So sánh nó với những thanh kiếm khác, chúng tôi tin rằng nó thuộc thế kỷ thứ IX đến thứ X”- nhà khảo cổ Joakim Wintervoll, làm việc cho chính quyền địa phương hạt Agder ở Na Uy giải thích.
Ngôi mộ cổ này không chỉ có giá trị vì nó đã hơn 1.100 năm mà còn vì vô số cổ vật quý giá được chôn theo người chiến binh Viking như đồ tùy táng.
Đó là một kho báu thực sự, ngoài thanh kiếm còn có một cây thương – loại vũ khí được thiết kế để dùng trên lưng ngựa, những hạt thủy tinh, một chiếc trâm đồng và khóa thắt lưng mạ vàng.
Ngôi mộ kho báu này được tìm thấy một cách bất ngờ hồi tháng 6 tại quận Setesdal ở hạt Agder, cách thủ đô Oslo khoảng 200 km về phía Tây Nam.
Video đang HOT
Một người dân địa phương là anh Oddbjørn Holum Heiland đã dùng máy đào để cải tạo sân nhà, nơi họ dự địch cơi nới thêm ngôi nhà, theo Science Norway. Khi chỉ vừa mới đào một chút ở con dốc phía sau nhà, anh đã tìm thấy một phiến đá thuôn dài. Đào sâu hơn nữa, chuôi của thanh kiếm nói trên hiện ra.
Phát hiện ra rằng mình có thể đã tìm ra một kho báu khảo cổ, anh đã ngừng đào và liên hệ với đơn vị khảo cổ học địa phương.
Các nhà khảo cổ nghi ngờ rằng ngôi mộ cổ này liên quan đến một ngôi mộ cổ khác được tìm thấy năm 1930 ở một trang trại gần đó. Cách thức chôn cất dành cho người chiến binh không chỉ vinh danh ông mà còn là một cách để con cháu ông khẳng định quyền sở hữu vùng đất.
Ngôi mộ cũng được đào một cách cẩn thận trên trục Đông – Tây, thẳng hàng với mặt trời mọc. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để tìm hiểu toàn diện ý nghĩa của ngôi mộ cổ này, cũng như những gì mà các cổ vật có thể tiết lộ về thời đại Viking ở Na Uy.
Thợ sửa khóa tìm được kho báu 22 tỷ đô và cái kết đau đớn
Sau hơn bảy tháng đào bới không ngừng nghỉ, người thợ sửa khóa tìm ra một phần kho báu, nhưng tai họa lại ập đến với ông ngay sau đó.
Kho vàng của tướng Yamashita Tomoyuki tại Philippines là một trong những kho báu bị thất lạc nổi tiếng nhất thế giới. Trong Thế chiến II, quân đội Nhật Bản đã lấy đi lượng lớn vàng bạc châu báu trên khắp Đông Nam Á và tích trữ chúng ở Philippines.
Vào đêm trước khi Nhật Bản bại trận, Yamashita Tomoyuki đã phân lô để chôn số vàng này tại nhiều nơi khác nhau của Philippines. Để đảm bảo bí mật, sau khi chôn xong, lối vào của đường hầm đã bị nổ tung để che lấp.
Nhật Bản đầu hàng, Yamashita Tomoyuki bị khối Đồng Minh treo cổ. Một số vàng đã bị quân đội Mỹ tịch thu, nhưng phần lớn số còn lại đã bị chôn sâu trong lòng đất.
Kho vàng của tướng Yamashita Tomoyuki tại Philippines nổi tiếng thế giới. (Nguồn: Sohu)
Rogelio Roxas là thợ khóa, từng làm lính trong quân đội Philippines. Câu chuyện bắt đầu khi ông tình cờ có được thông tin vô giá về tung tích kho vàng của tướng Yamashita Tomoyuki tại Philippines.
Ngay khi biết được vị trí sơ bộ, Rogelio Roxas làm đơn xin phép khai quật kho báu, được Pio Marcos chấp thuận. Ông nhanh chóng tổ chức mọi người bắt đầu đào bới không ngừng nghỉ.
Sau khoảng bảy tháng khai quật, một hệ thống mạng lưới các đường hầm được tìm thấy vào khoảng tháng 1/1971. Họ tìm thấy dây điện, radio, lưỡi lê, súng trường và bộ xương người mặc đồng phục Nhật Bản. Đó là những manh mối đầu tiên khiến họ càng vững tin hơn về việc tìm kiếm kho vàng của tướng Yamashita Tomoyuki.
Sau nhiều tuần đào bới, các công nhân tìm thấy bức tượng Phật bằng vàng, cao khoảng 3 feet (khoảng 0,9m), nặng khoảng một tấn.
Ngoài tượng Phật bằng vàng, Rogelio Roxas còn thấy số lượng lớn các hộp được sắp xếp gọn gàng. Ông mở ra và phát hiện được 24 thỏi vàng.
Rogelio Roxas - người thành công trong cuộc truy tìm kho báu rất phấn khích. Ông trở về nhà với tượng Phật và những thỏi vàng. Ông cũng phát hiện ra đầu của tượng Phật bằng vàng có thể di chuyển được, bên trong đó cất giấu rất nhiều viên kim cương chưa cắt gọt.
Rogelio Roxas đã chụp bức hình cùng tượng Phật để minh chứng mình là người tìm ra kho báu vì theo luật Philippines lúc bấy giờ, ông sẽ được hưởng một phần số tài sản tìm được.
Rogelio Roxas chụp ảnh cùng bức tượng Phật vàng. (Nguồn: Sohu)
Sáng sớm ngày 5/4/1971, nhóm lính vũ trang xông vào nhà Rogelio Roxas, đánh đập ông và gia đình, đồng thời lấy đi tượng Phật vàng và 17 thỏi vàng (Roxas bán 7 thỏi vàng trước đó). Rogelio Roxas bị bắt vào tù.
Những người lính tra tấn ông dã man để ông khai ra bí mật kho báu. Đến tận năm 1974 ông mới được thả. Mười hai năm tiếp theo, người thợ sửa khóa Rogelio Roxas sống trong im lặng.
Tháng 2/1986, Tổng thống Ferdinad Marcos bị lật đổ, sống lưu vong tại Hawaii, Mỹ. Lúc này Rogelio Roxas mới nộp đơn khởi kiện cựu tổng thống vì đã cướp kho báu của ông. Vài năm sau, Rogelio Roxas qua đời trong khi vụ kiện vẫn chưa có kết quả.
Năm 1996, tòa án Honolulu mới mở phiên xét xử, buộc vợ cựu Tổng thống Marcos phải bồi thường cho Rogelio Roxas 22 tỷ USD.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng phần lớn tài sản "Kho vàng của tướng Yamashita Tomoyuki" vẫn được giấu sâu ở Philippines, nằm rải rác ở khoảng 172 địa điểm, trong đó khoảng 18 tượng Phật vàng. Tất cả vẫn là ẩn số nằm tại đất nước Philippines xinh đẹp.
Tìm thấy thanh kiếm dài nhất Đông Á, uốn lượn như hình rắn Thanh kiếm bằng sắt từ thế kỷ thứ 4, khai quật tại mộ cổ ở miền tây Nhật Bản, được xem là dài nhất trong tất cả các thanh kiếm cùng thời khai quật được ở Đông Á. Thanh kiếm bằng sắt từ thế kỷ thứ 4, khai quật tại mộ cổ ở miền tây Nhật Bản Thanh kiếm vừa được công bố...